Khác biệt văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 32 - 36)

a. Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông

Khác với phương Tây, văn hóa phương Đông có nguồn gốc nông nghiệp, đặc trưng là: trong ứng xử với môi trường tự nhiên thì nghề trồng trọt buộc người dân phải định cư chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân có ý thức tôn trọng thiên nhiên và có ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Do vậy các thành tựu về chinh phục thiên nhiên của người phương Đông kém hơn phương Tây. Trong tổ chức cộng đồng, người phương Đông ưa sống theo nguyên tắc trọng tình nghĩa. Lối sống trọng tình cảm đó dần dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, tâm lý coi trọng tập thể (đối lập với phương Tây) - mang đậm tính nhân văn. Ở phương Đông, Nhật Bản là nước đi tiên phong trong việc phát huy nhân tố văn hóa để phát triển kinh tế: “Sự thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ II chính là đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật”. Đây là ví dụ điển hình cho sự thành công kỳ diệu trong lĩnh vực kinh doanh kết hợp với những nhân tố văn hóa dân tộc, cũng như với tư cách là một xã hội phát triển.

Văn hóa Nhật có 4 đặc trưng:

- Người Nhật có phương pháp suy nghĩ thiên về tư tưởng thực tế và kinh nghiệm chủ nghĩa. Nét tiêu biểu cho tư tưởng Nhật là tư tưởng chính trị và lý luận có tính chất thực tiễn.

chúa giáo. Trong quá trình phát triển người Nhật đã tiếp nhận các tôn giáo khác nhưng chỉ có Nho giáo là đã góp phần củng cố ý thức người Nhật. Cái mà Nho giáo đem lại cho người Nhật là lý luận cụ thể để thực hành - khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên xung quanh một cách tinh tế và giàu hình tượng. Một đặc trưng khác xuất hiện từ thời cận đại - đó là đặc trưng của “sức mạnh tạo nên một quốc gia có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc”.

Những đặc trưng kể trên đã tạo cho người Nhật những đặc điểm có tính bền vững: yêu lao động, cần mẫn, hiếu học, yêu thiên nhiên, có lòng tự trọng dân tộc và nhạy cảm trước những thay đổi của cuộc sống. Trung thành với đất nước, tôn kính tổ tiên, tôn kính Hoàng đế, tôn kính người trên. Biết giữ thanh danh, trung thực, thích sống thực tế hơn là theo đuổi các tư tưởng, tín điều cao siêu, và “tôn giáo” thịnh hành nhất ở Nhật cũng là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu của người Nhật hiện này là: Lao động. Từ mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trên hình thành một khái niệm “kinh doanh kiểu Nhật”, nó đã tạo cho các xí nghiệp những động lực mạnh mẽ trong việc du nhập, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Nó khắc phục sự đối lập trong mối quan hệ giữa người công nhân và người quản lý bởi người công nhân không sợ bị sa thải. Các mối quan hệ trong xí nghiệp được biểu hiện như là mối quan hệ trong “gia đình”, trong “nhà” và được hình thành từ những biến thể của các giá trị văn hóa gia đình. Mọi người sống và làm việc trong “nhà” đều có chung một nhận thức rằng họ phải làm có trách nhiệm, quan tâm tới công việc và mọi mặt đời sống, tình cảm của nhau. Mặt khác, ở đây ta cũng thấy có ảnh hưởng của tư tưởng “danh, phận” của Khổng giáo, thể hiện ở lòng tự hào của mọi người khi được là thành viên của một công ty, một xí nghiệp có tiếng tăm, kinh doanh thành công trên thương trường. Bởi vậy người công nhân có thái độ tích cực, chủ động hợp tác, tìm tòi phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...

b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây

Trong khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng. Môi trường sống của người phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, với các con sông lớn và đồng bằng trù phú. Còn phương Tây là xứ lạnh với khí hậu khô không thích hợp cho thực vật sinh trưởng. Hai loại môi trường này làm cư dân hai vùng phải sống bằng 2 nghề: phương Đông sống bằng nghề trồng trọt là chủ yếu còn phương Tây lại sống bằng nghề chăn nuôi. Do vậy làm xuất hiện hai loại hình văn hóa: văn hóa gốc nông nghiệp đặc trưng phương Đông và văn hóa gốc du mục đặc trưng cho phương Tây.

Loại hình văn hóa gốc du mục có đặc trưng: trong ứng xử với tự nhiên thì nghề chăn nuôi buộc cư dân phải đưa gia súc đi đến những nơi có cỏ do đó phải sống du cư, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên. Đó cũng là một trong những nhân tố khiến phương Tây hơn hẳn phương Đông trong lĩnh vực chinh phục tự nhiên. Trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, coi trọng vai trò cá nhân và ứng xử theo nguyên tắc, luật định, do vậy người phương Tây có lối sống thực dụng, ganh đua, cạnh tranh nhau một cách khốc liệt. Trong dòng chảy của cuộc ganh đua, cạnh tranh này, người phương Tây đã quên mất một yếu tố: tính nhân văn. Vì vậy văn hóa phương Tây không mang đậm tính nhân văn như văn hóa phương Đông.

Đề cập về nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Tây đã sớm được các nhà khoa học quan tâm. Trước hết phải kể nhà triết học Pháp A.Comte (1798- 1857), người đã nêu ra quy luật về ba trạng thái để trình bày ba giai đoạn phát triển tinh thần khác nhau tương ứng với 3 giai đoạn phát triển kinh tế - kỹ thuật khác nhau, đó là kỷ nguyên thần học, kỷ nguyên

chứng minh sự ra đời của Chủ nghĩa Tư bản bắt nguồn từ đạo Tin lành ở Tây Âu. Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách chống lại Thiên chúa La Mã. Nó chủ trương chỉ tin vào kinh thánh, mỗi người nên tực tiếp “thắt lưng buộc bụng”, rất cần thiết cho thời kỳ tích lũy tư bản, góp phần ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.

Ta có thể lấy đặc tính trong kinh doanh của người Mỹ để minh chứng cho “tinh thần phương Tây”: thực dụng và hiệu quả là những yếu tố tiên quyết. Mọi nơi trên nước Mỹ dựa hẳn vào tiếng tích tắc của thời gian, tán gẫu được xem là “ngựa bị nhốt trong lồng” vì nó không đua được. Công việc là trên tất cả và làm như thế nào không cần biết, chỉ biết ở kết quả. Hợp doanh với nhau cụ thể và có hiệu quả trước, sau đó mới có quan hệ tình cảm - xã hội. Người tiêu thụ sẵn sàng lái xe đi xa cả hàng trăm km chỉ để mua được vài món hàng sale rẻ vài cent. Chỉ có 2 món hàng duy nhất trong hệ thống có mặc cả là xe ô tô và nhạc. Mọi món hàng bán lẻ, đều cộng gộp thêm từ 6%- 8% trị giá, gọi là “thuế bán”, thuế này chính quyền thu sau. Ăn quán đều phải cho tiền tip từ 1 USD đến 20% trị giá bữa ăn. Bí ẩn sau cùng và quyết định doanh thu, đó là lobby - tức “vận động hành lang”. Để có được một thương vụ, để lọt vào hệ bán lẻ, hay để có một cơ hội tốt, đều phải biết lobby, tức “đút lót chiêu đãi”, những nơi thuận lợi là trường đua ngựa nổi tiếng Churchill Down, khu sòng bài Las Vegas.

Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng, đó chính là lý do tại sao các doanh nghiệp khi muốn làm ăn với người Mỹ đều tìm hiểu phong cách kinh doanh của họ. Ví dụ bạn có thể kinh doanh với một người Mỹ mà không cần một quan hệ cá nhân nào (điều này hoàn toàn ngược lại với phong cách kinh doanh Việt Nam nói riêng, phương Đông nói chung). Hãy bắt đầu công việc bằng cách nêu rõ mục đích của bạn. Hãy tập trung vào mục tiêu thay vì rào trước đón sau, quanh co. Người Mỹ thường dứt khoát trong việc từ chối hoặc nhận lời mời. Người ta nói người Mỹ thực dụng vì trong bữa ăn họ cũng có thể ký được hợp đồng, nhiều bữa ăn hoặc các buổi chiêu đãi tại nhà hàng là

nhằm trao đổi kinh doanh với khách hàng. Người Mỹ luôn tận dụng thời gian một cách triệt để. Trong một cuộc họp, nếu có vấn đề không hiểu, bạn nên hỏi trực tiếp người diễn thuyết, không nên quay sang người bên cạnh, người Mỹ có thể hiểu lầm đó là một hành động thô lỗ, không quan tâm đến người nói. Nói chung họ không chịu đựng được những lời thì thầm của người châu Á. Người Mỹ luôn sử dụng hợp đồng trong mọi tình huống. Với họ hợp đồng là kết thúc. Sau khi ký hợp đồng họ sẽ không chịu mang theo bất cứ một trách nhiệm nào ngoài những điều khoản của hợp đồng. Do vậy, một bản hợp đồng của người Mỹ thường rất dài. Trong công việc làm ăn, người Mỹ coi việc nhận quà tặng đồng nghĩa với việc nhận hối lộ, họ cũng không bao giờ tán gẫu hoặc bàn tán về đồng nghiệp. Đó là điều tối kỵ.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị đa văn hóa tại các tập đoàn kinh tế thế giới và bài học cho các tập đoàn kinh tế ở việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)