Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ khu vực thành phố nha trang (Trang 27 - 29)

Hiện nay trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến nội dung đề tài này nhưng một số cơng trình nghiên cứu này đề cập đến phương pháp định tính trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, hoặc các kết quả nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau và theo hiểu biết của tác giả chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này. Một số các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ như: “Các yếu tố chính tác động vào sự lựa chọn hàng nội và hàng ngoại của người Việt Nam” (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004), “Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - khu vực Tp.HCM” ( Nguyễn Ngọc Thanh, 2008).

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ- khu vực Tp.HCM” (Nguyễn Ngọc Thanh,2008)

Mục tiêu của nghiên cứu

-Kiểm định tác động của các yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và các yếu tố tâm lýảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - khu vực Thành phố Hồ Chí Minh .

-Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng, khảo sát 150 khách hàng tại các cửa hàng quần áo thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình xây dựng thang đo trong nghiên cứu này dựa vào quy trình do Churchill (1979)đưa ra và được kiểm định bằng Cronbach’s alpha.

Kết quả nghiên cứu

-Nghiên cứu cho thấy hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý.

Hạn chế của nghiên cứu

-Đề tài còn một số hạn chế như sau: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mẫu thuận tiện và kích thước mẫu tương đối nhỏ (150 mẫu). Sau khi phân tích hồi qui, tác giả có được phương trình hồi qui. Tuy nhiên, phân tích hồi qui không phải chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được. Từ các kết quả quan sát được trong mẫu, chúng ta phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Tác giả ở nghiên cứu này chưa có kiểm định sự phù hợp của mơ hình (như: liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, kiểm định tự tương quan trong phần dư, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định phân phối chuẩn phần dư) để kiểm tra các giả định cần thiết và những chuẩn hố về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng không đáng tin cậy nữa. Vì vậy, cần có nghiên cứu tiếp theo, hồn thiện thang đo và với quy mơ mẫu lớn để để có thể thiết lập chính xác các yếu tố chính tác động đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang tại Việt Nam, kiểm định các giả định để có kết quả ước lượng đáng tin cậy. Từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có các chương trình quảng cáo, khuyến mãiđúng hướng và có hiệu quả làm gia tăng thương hiệu của các doanh nghiệp đối với khách hàng.

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả khơng thể tìm hiểu hết được các cơng trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề mà đề tài đề cập nhưng tác giả cũng chắc chắn rằng chưa có cơng trình nghiên cứu nào trên thế giới đãđề cập đến vấn đề này tại Thành phố Nha Trang. Một số các nghiên cứu liên quan mà tác giả tìm hiểu:

- Sajid M.Tamboli, (2008), Fashion clothe Buying behavior of Danish Female Student, Aarhus School of Business university of Aarhus.

- Richard L.Oliver, (2008), Satisfaction a behavioral Presspective on the Consumer, M.E.Sharpe.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng quần áo thời trang nữ khu vực thành phố nha trang (Trang 27 - 29)