Ngành bảo hiểm Phi nhân thọ và đặc điểm của ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận kinh doanh tại tổng công ty cồ phần bảo hiểm bảo long (Trang 30)

Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý, xử lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân, nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện thơng qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm. Ngồi ra, bảo hiểm khơng chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đốn về các tổn thất khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là cơng cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn về tài chắnh cũng như các nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng.

Vì vậy, khái niệm "bảo hiểm" trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có được quan hệ đó vì bảo hiểm đã mang lại lợi ắch kinh tế xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơnvị có tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm phi nhân thọ là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm mà trong đó, người tham gia phải nộp phắ bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn, còn người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi

bảo hiểm một khoản tiền nhất định nhưng không vượt quá mức trách nhiệm khi phát sinh tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phịng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân, vắ dụ như:

- Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh v.v..

- Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật. Khoa học và kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai nạn lao động v.v..

- Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lý chặt chẽ - mọi người làm việc và sống theo pháp luật thì sẽ khơng xảy ra hiện tượng thất nghiệp, trộm cắp; nếu làm tốt cong tác chăm sóc sức khoẻ sẽ hạn chế được các rủi ro khơng đáng có như hoả hoạn, bạo lực, v v...

Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất việc hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, v.v.. làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung.

Là một ngành dịch vụ cao, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang tắnh quyết định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nguồn nhân lực chất lượng chắnh là năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay. Vì vậy nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp bảo hiểm là lớn và cấp thiết.

1.5 Nhân viên kinh doanh (định nghĩa, vai trị và đặc trưng cơng việc):

ỘNhân viên kinh doanh là người được thuê để bán hàng hoá hoặc dịch vụ trong một cửa hàng hoặc ở một lãnh thổ nhất địnhỢ (Thefreedictionary.com). Nhân viên kinh doanh là lực lượng lao động quan trọng và đặc biệt. Họ là những người mang lại nguồn thu nhập, doanh số cho công ty. Chắnh vì vậy, đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động và hiệu quả là yếu tố thành công chắnh cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty. Nhân viên kinh doanh là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh vừa phải bảo đảm lợi ắch của cơng ty mình: bán được sản phẩm với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng: mua được sản phẩm ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ắch cao nhất cho khách hàng. Trong marketing, lực lượng nhân viên kinh doanh được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Họ không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ắch và tắnh ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm đó cho cơng ty. Điều này làm cho nhân viên kinh doanh trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông. Nhân viên kinh doanh thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ khách hàngẦ Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên kinh doanh là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thơng qua kết quả kinh doanh đạt được.

Vì vậy, nghề kinh doanh địi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ cịn phải linh hoạt để thắch nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thắch hợp cho từng vấn đề. Ngoài ra, họ là người có bản lĩnh cao. Họ ln phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Trong 10 lần chào hàng thì có lẽ chỉ có 1 lần khách hàng đồng ý. Lực lượng nhân viên kinh doanh trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đều phải chịu nhiều áp lực từ doanh số. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế khó khăn, áp lực về doanh số càng trở nên nặng nề buộc

nhân viên kinh doanh phải tìm nhiều cách xoay sở nhằm đạt được mục tiêu công ty đề ra.

Hơn nữa, có nhiều cơng ty đặt ra doanh số rất cao để buộc nhân viên phải cố gắng hết mình nên doanh số trở thành áp lực chủ yếu và là một trong những yếu tố gây căng thẳng chắnh cho nhân viên kinh doanh. Vì vậy, áp lực về doanh số được đề nghị thêm vào. Ngồi ra, tùy vào từng cơng ty mà nhân viên kinh doanh có thể chịu trách nhiệm thu hồi cơng nợ hay khơng. Có cơng ty nhân viên kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm bán hàng, kế tốn chịu cơng nợ chịu trách nhiệm thu hồi cơng nợ, nhân viên kinh doanh chỉ hỗ trợ. Tuy nhiên, phần lớn đối với các doanh nghiệp tại TP. HCM, nhân viên kinh doanh phải chịu trách nhiệm thu hồi đúng và đủ công nợ. Chỉ tiêu về công nợ trở thành một trong những chỉ tiêu chắnh để đánh giá kết quả làm việc cuối cùng của nhân viên kinh doanh.

Mặt khác, cũng do tắnh chất công việc phải thường xuyên làm việc với khách hàng mà nhân viên kinh doanh phải gặp nhiều căng thẳng do đối tượng này mang lại. Đây là áp lực chung đối với nhóm nhân viên phải làm việc trực tiếp với khách hàng như nhân viên kinh doanh, nhân viên dịch vụ khách hàng. Để đảm bảo doanh số ổn định thì ngồi việc tìm kiếm nhiều khách hàng mới, nhân viên kinh doanh cịn phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, phải đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu từ phắa khách hàng, mặc dù những u cầu đó khơng phải lúc nào cũng hợp lý. Do vậy, căng thẳng cũng là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, trong quá trình mua bán, khi có vấn đề gì phát sinh thì người đầu tiên tiếp nhận ý kiến, than phiền của khách hàng sẽ là nhân viên kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến việc một nhân viên kinh doanh có thể tiếp nhận nhiều than phiền về nhiều vấn đề trong một ngày.

1.6 Một số kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ Tập đoàn Bảo Việt Việt

Mục tiêu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015 Ờ 2020 của Bảo Việt là xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, hợp lý về cơ cấu, có thái độ, động cơ làm việc tắch cực, có khả năng tiếp cận với các phương pháp, kỹ năng quản lý hiện đại, tiên tiến, hoàn thành sứ mệnh và giá trị của Tập đoàn. Đặc biệt, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực then chốt, tạo môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Tập đoàn Bảo Việt cũng tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện và mở rộng áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc và trả lương theo hiệu quả cơng việc trong tồn hệ thống. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo theo bản đồ học tập, hoàn thành việc xây dựng bản đồ học tập chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường đào tạo theo nghiệp vụ. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ quy hoạch và phát triển các cán bộ có tiềm năng, tuyển dụng và thu hút nhân sự có trình độ chun môn cao.

Khối Quản lý Nguồn nhân lực đã tiến hành đánh giá, rà sốt và điều chỉnh mơ hình tổ chức bộ máy trong toàn hệ thống Tập đoàn nhằm phát huy tối đa và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến, đồng thời triển khai hệ thống quản trị nhân sự trên cơ sở áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc, thực hiện công tác tuyển dụng tập trung tại các Trụ sở chắnh, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ kế nhiệm.

Cơ cấu lao động của Bảo Việt có tỷ lệ lao động trẻ chiếm tới 12%, lao động có trình độ từ Đại học trở lên chiếm 82%. Đội ngũ lao động trẻ, có trình độ chun

mơn cao, ngày càng phù hợp với yêu cầu của thực tế kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng để Bảo Việt phát triển vững chắc và toàn diện.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Bảo Việt luôn quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở mọi cấp độ để cơng việc được hồn thành một cách xuất sắt nhất (và khiến khách hàng hài lòng). Kỹ năng tự học hỏi được Bảo Việt đánh giá cao và khuyến khắch tắnh độc lập và tự giác.

Ln hồn thiện chương trình đào tạo:

- Xác định nhu cầu đào tạo: dự báo nhu cầu đào tạo trong thời gian sắp tới, phân tắch khảo sát phiếu điều tra công việc, dựa vào chiến lược tổ chức và năng lực nhân viên để xây dựng kế hoạch đào tạo.

- Kế hoạch đào tạo: phân tắch nhu cầu đào tạo dựa qua nhiều tiêu chắ , mục tiêu đào tạo có định hướng rõ ràng chất lượng, nội dung đào tạo phong phú, lực lượng giảng viên nội bộ đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo về chuyên môn lẫn kỹ năng.

- Thực hiện tổ chức đào tạo: sử dụng phương pháp đào tạo kèm cập tại chỗ, tập trung, đào tạo ngoài thường xuyên tổ chức hội thảo nâng cao kiến thức cho nhân viên.

Tổ chức lớp học theo hướng mở dễ dàng thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm.

Bài giảng phong phú và đa dạng, thường xuyên đặt câu hỏi thảo luận chia sẻ kinh nghiệm thực tế, ngoài ra giữa các buỗi học hướng dẫn học viên thực hành.

- Đánh giá kết quả đào tạo: Sử dụng chương trình phần mềm để đánh giá kết đào tạo. Thu thập phiếu điều tra kết quả đào tạo để phân tắch đánh giá kết quả nhằm hồn thiện hơn cho khóa đào tạo sau này.

Ngoài việc tự đào tạo, hàng năm Bảo Việt cịn phối hợp với các cơng ty bảo hiểm nước ngoài như: AIG, CIGNA, Prudential, LG, National Mutual, QBE, Munich RE, Tokyo Marine, Kyoei Life, Ping An, Cathay.. để tổ chức các khoá học, hội thảo về các chuyên đề liên quan đến các nghiệp vụ.

Ngồi ra, Bảo Việt cịn cử nhiều cán bộ đi học ngắn hạn và dài hạn ở nước ngồi nhằm nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ để có thể đáp ứng được u cầu của công việc..

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO BỘ PHẬN KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BẢO LONG

2.1 Khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long và bộ phận kinh

doanh

2.1.1 Giới thiệu:

- Tên gọi Cơng ty : TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BẢO LONG - Tên tiếng Anh : Bao Long Insurance Corporation

- Tên giao dịch : Bảo hiểm Bảo Long - Tên viết tắt : Bảo Long

- Địa chỉ : 185 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chắ Minh - Điện thoại : (08) 38 239 219 Fax: (08) 38 228 967

- Website : http://www.baohiembaolong.vn

- Vốn điều lệ : 500.000.000.000 đồng (năm trăm tỷ đồng)

2.1.2 Tóm tắt q trình hình thành và phát triển:

- Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng) được thành lập và chắnh thức đi vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào ngày 11/07/1995, là Công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

- Ngày 28/03/2016, Bảo Long chắnh thức tăng vốn điều lệ từ 403.614.000.000 đồng lên 500.000.000.000 đồng theo Giấy phép điều chỉnh số 71/GPĐC9/KDBH do Bộ Tài chắnh cấp.

- Tắnh đến nay mạng lưới hoạt động của Bảo Long với 42 công ty thành viên và 01 văn phịng đại diện, Bảo Long có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

- Năm 2015, Bảo Long đứng thứ 11 về thị phần phắ bảo hiểm gốc trong tổng số 29 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2.1.3 Các đối tác lớn:

- Cổ đơng lớn là các doanh nghiệp có uy tắn hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chắnh, bảo hiểm, dịch vụ như: SCB, Eximbank, ACB, Sacombank, VCB, OCB;...

- Các đối tác lớn: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Him Lam, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Direct

2.1.4 Slogan Ờ Tầm nhìn Ờ Sứ mệnh Ờ Giá trị cốt lõi Ờ Cam kết:

Slogan: ỘĐồng hành Đồng chia sẻỢ. Bảo Long không ngừng cải tiến để mang lại dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng của mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Bảo Long đã và luôn sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng thị trường bảo hiểm đến với các thị trường trong khu vực như: Lào, Camphuchia, Myanmar...

Tầm nhìn: Bảo Long trở thành Công ty Bảo hiểm được tắn nhiệm hàng đầu

tại Việt Nam.

Sứ mệnh: Luôn đồng hành và mang đến sự an tâm cho khách hàng, đóng

góp thiết thực vào sự phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.

Giá trị cốt lõi: Khách hàng luôn là trọng tâm; Nền tảng tài chắnh vững chắc; Sản phẩm phù hợp đa dạng; Chất lượng dịch vụ hoàn hảo; Đội ngũ chắnh trực, chuyên nghiệp; Đề cao giá trị xã hội

Cam kết

- Với Khách hàng: Thấu hiểu mọi nhu cầu của khách hàng, đưa ra giải pháp sản phẩm tối ưu, đảm bảo dịch vụ nhanh chóng, chắnh xác.

- Với Đối tác: Hợp tác lâu dài, chia sẻ cơ hội cùng phát triển. - Với Cổ đơng: Tối đa hóa giá trị và lợi ắch cho Cổ đơng.

- Với Xã hội: Tuân thủ quy định pháp luật, tắch cực tham gi các hoạt động cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

- Với Cán Bộ Nhân Viên: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận kinh doanh tại tổng công ty cồ phần bảo hiểm bảo long (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)