tại Bảo Long trong giai đoạn 2016 - 2020:
Như đã phân tắch trong chương trước và với đặc thù kinh doanh trong ngành bảo hiểm, nhân viên kinh doanh là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tư vấn sản phẩm, bán hàng và tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng. Ngồi trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhân viên kinh doanh cần phải có những kỹ năng mềm nhằm thuyết phục khách hàng, giảm bớt những áp lực, căng thẳng trong công việc.
Mục tiêu đề ra của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận kinh doanh trong giai đoạn 2016 Ờ 2020 là:
- Tập trung xây dựng, đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân viên kinh doanh nội bộ trở thành lực lượng nòng cốt của Bảo Long với chi phắ đào tạo được cho phép.
- Nâng cao chất lượng đào tạo để nhân sự có trình độ chun mơn, kỹ năng cao giúp Bảo Long tăng tắnh cạnh tranh, đón đầu những cơ hội/thách thức của thị trường.
- Ngoài ra, Bảo Long xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động và chuyên nghiệp, đảm bảo chế độ đãi ngộ công bằng và tạo điều kiện phát triển cho tất cả cán bộ nhân viên đồng thời nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng ngồi thị trường.
Với đội ngũ cán bộ của Bảo Long hiện nay, cùng với mạng lưới hợp tác, điều này là có thể thực hiện được.
Mục tiêu cụ thể.
Bảo Long cần phải xây dựng cho mình những mục tiêu đào tạo cụ thể thơng qua các bảng đăng ký nhu cầu đào tạo của đơn vị kinh doanh hoặc Phiếu đăng ký
bảng đăng ký này được lãnh đạo các đơn vị kinh doanh xác định qua phương pháp quan sát đồng thời dựa vào bảng phân tắch cơng việc, bảng tự đánh giá. Theo bảng trình độ năng lực của bộ phận nhân viên kinh doanh và số lượng nhân viên kinh doanh với quy mô ngày càng tăng tại Bảo Long thì nhu cầu đào tạo cho nhân viên kinh doanh là rất lớn, từ cán bộ quản lý tới nhân viên kinh doanh. Với đặc thù của ngành bảo hiểm, có thể thấy là trình tự ưu tiên cho các khố đào tạo có nhu cầu cao là: Đào tạo cơ bản PNT, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, đào kỹ năng mềm, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo về kỹ năng quản lýẦ giúp cho bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối với cán bộ quản lý bộ phận kinh doanh (Phó Giám đốc, Trưởng phó phịng, Trưởng nhóm):
- Xây dựng đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn, giỏi về kinh tế quản lý liên tục kế tiếp nhau.
- Chất lượng của lao động quản lý ngày càng được nâng lên, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu cả những lĩnh vực khác liên quan đến.
- Quản lý có hiệu quả nguồn lao động trong Công ty, khai thác phát huy những tiềm năng của người lao động để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Công ty. Phát huy những năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý để nâng cao năng suất lao động làm lợi cho Công ty.
- Thu hút nhiều lao động giỏi.
Đối với nhân viên kinh doanh:
- Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công việc, khắc phục, sửa chữa kip thời khi có sự cố xảy ra.
- Khơng ngừng phát huy sáng kiến sáng tạo để thực hiện cơng việc có chất lượng cao.
Ngoài việc căn cứ vào bảng điều tra, Bảo Long cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể và đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà xác định mục tiêu cho tổ chức. Muốn thực hiện điều đó cần phân tắch:
- Số lượng lao động cần có ở từng bộ phận, từng nhóm kỹ năng từ đó so sánh với số lao động hiện có để kịp thời bổ sung.
- Căn cứ vào bản yêu cầu công viêc mà xác định yêu cầu của công việc đối với người thực hiện. Yêu cầu đó có thể về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệmẦ
3.4 Các kiến nghị cho chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển tại Bảo Long cũng như mục tiêu về chiến lược kinh doanh, mục tiêu về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận kinh doanh.
3.4.1 Nhận thức về đào tạo và phát triển:
Ban lãnh đạo là những người đứng đầu chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty đồng thời là người nắm rõ nhất mục tiêu và tình hình hoạt động của cơng ty. Vì vậy muốn cơng tác đào tạo diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao cần phải có sự ủng hộ tuyệt đối của ban lãnh đạo. Cụ thể:
- Xây dựng và đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, khoa học cho giai đoạn 2016 Ờ 2020.
- Luôn xem đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu vì sự phát triển một cách bền vững của Bảo Long.
- Hoàn thiện cơ cấu chức năng cũng như quy định rõ chức năng nhiệm vụ những người làm trong Ban Nhân sự và đào tạo nói chung và những người làm cơng tác đào tạo phát triển nói riêng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác đào tạo phát triển được triển khai một cách hiệu quả bằng các khoản kinh phắ đầu tư hợp lý.
Thay đổi nhận thức của người lao động đối với đào tạo và phát triển của bản thân, giúp cho nhân viên hiểu rõ hết ý nghĩa của chương trình đào tạo. Đây cũng là
cơ hội để người lao động tự hoàn thiện bản thân, nâng cao trách nhiệm của họ đối với công ty.
3.4.2 Chắnh sách đào tạo và phát triển:
Ban lãnh đạo nên ban hành các quy chế chắnh sách tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Nhân sự và đào tạo thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thuận lợi nhất.
Chắnh sách đào tạo phải được xây dựng dựa trên:
- Định hướng phát triển của Bảo Long.
- Phát huy tối đa tiềm năng và định hướng nghề nghiệp cho nhân viên, nhất là các cán bộ cấp trung trở lên.
- Phù hợp với từng cá nhân.
- Công bằng Ờ Minh bạch Ờ Gắn kết Ờ Hiệu quả.
- Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.
3.4.3 Xác định nhu cầu đào tạo Dự báo nhu cầu đào tạo Dự báo nhu cầu đào tạo
Căn cứ vào chiền lược kinh doanh, chiến lược nguồn nhân lực và cơ sở các dự báo về cung cầu nhân lực, phòng Nhân sự - đào tạo có thể dự báo nhu cầu đào tạo. Nhu cầu nhân lực của bộ phận kinh daonh của tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chiến lược kinh doanh,
- Khối lượng công việc cần thiết phải thực hiện,
- Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật,
- Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên kinh doanh,
- Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
- Khả năng tài chắnh, Uy tắn, thương hiệu của Bảo Long để thu hút lao lao động giỏi
Bảo Long có thể sử dụng phương pháp Delphi (định tắnh) để dự báo nhu cầu nhân lực cũng như nhu cầu đào tạo cho bộ phận kinh doanh. Phương pháp này có kết quả dự báo đạt được tương đối khách quan và tin cậy.
Phương pháp Delphi: hình thức dự báo nhu cầu trên cơ sở nhận định của các chuyên
gia nhưng không để họ gặp gỡ nhau. Các chuyên gia sẽ được mời dự báo riêng lẽ, sau đó kết quả dự báo sẽ được tổng hợp và thông báo lại cho họ. Kết quả của các chuyên gia khác sẽ giúp mỗi chuyên gia suy ngẫm lại và tự điều chỉnh. Sau vài lần như vậy ta có được kết quả dự báo tương đối khách quan và tin cậy.
Xây dựng bảng mô tả công việc: (Phụ lục 3.1: Bảng mô tả công việc)
Xác định nhu cầu đào tạo là bước rất quan trọng nó ảnh hưởng đến các bước cịn lại. Tại Bảo Long, việc đăng ký nhu cầu đào tạo được thực hiện vào thời gian cuối năm khi các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch cho năm tới. Các đơn vị xây dựng kế hoạch đăng ký đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh và cán bộ kế cận, sau đó gửi bảng đăng ký nhu cầu đào tạo về đầu mối là Ban Nhân sự và đào tạo để trình lên lãnh đạo xem xét, cân đối và quyết định. Trong đó, cơng tác đánh giá được thực hiên tốt sẽ giúp cho việc xác định nhu cầu đào tạo được chắnh xác hơn. Từ mô tả công việc sẽ biết được đối với những cơng việc nào cần có kiến thức, kỹ năng, trình độ nào và người lao động đã đáp ứng được chưa. Từ đây các yếu tố cần đào tạo thêm sẽ được xác định rõ ràng giúp xác định nhu cầu chắnh xác hơn.
Xây dựng bảng tự đánh giá công việc: (Phụ lục 3.2)
Ngồi ra, để đánh giá trình độ năng lực cán bộ nhân viên, ta có thể sử dụng bảng tự đánh giá để người lao động tự đánh giá về kết quả thực hiện của mình, kết hợp cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo trực tiếp để đưa ra kết luận đánh giá đối với người lao động đó.
Phiếu đăng ký cá nhân giúp cán bộ nhân viên tự nhận thấy những năng lực cịn thiếu để từ đó có nhu cầu đăng ký đào tạo với sự giám sát và chấp thuận cảu lãnh đạo đơn vị.
Đào tạo người đánh giá: Đào tạo người đánh giá để họ hiểu được mục đắch của việc đánh giá, hiểu biết và vận hành hệ thống đánh giá cũng như các phương pháp đánh giá thực hiện công việc và thông tin cho người lao động. Có như vậy thì kết quả đánh giá thực hiện công việc mới chắnh xác, đảm bảo cơng bằng và đạt hiệu quả. Nhóm chức danh/ bộ phận Hiểu biết về Công ty Năng lực chuyên môn nghiệp vụ Năng lực làm việc với con người
Phương pháp làm việc Cán bộ quản lý cấp trung - Sứ mạng, tầm nhìn - Quy chế Công ty, - Cơ cấu tổ chức - Bảo mật thông tin - Hệ thống làm việc - Sản phẩm dịch vụ hiện có - Quy trình làm việc,
- Đào tạo nghiệp
vụ, - Quản lý, điều hành công việc - Đạo đức kinh doanh - Kỹ năng làm việc nhóm nâng cao, - Kỹ năng giao tiếp, - Kỹ năng trình bày, thuyết trình, - Kỹ năng lãnh đạo nâng cao - Ầ. - Phương pháp làm việc có hiệu quả
Nhân viên kinh doanh - Sứ mạng, tầm nhìn - Quy chế Cơng ty, - Cơ cấu tổ chức - Bảo mật thông tin - Sản phẩm dịch vụ hiện có - Kỷ luật
- Đào tạo nghiệp
vụ chuyên môn - Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng - Kỹ năng bán hàng,
- Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng thương thuyết, đàm phán - Kỹ năng làm việc nhóm nâng cao, - Ầ. - Phương pháp làm việc có hiệu quả
Bảng 3.1: Xác định nhu cầu đào tạo
Nói tóm lại: dựa trên các dự báo nhu cầu đào tạo, qua bảng đăng ký nhu cầu đào tạo của các đơn vị thành viên, qua bảng tự đánh giá công việc, phiếu đăng ký nhu cầu cá nhân, phòng Nhân sự - đào tạo có thể xác định được nhu câu đào tạo hiệu quả nhất.
Tơi xin tiếp tục tóm tắt 2 câu hỏi với 4 anh/chị lãnh đạo về phần câu hỏi liên quan đến giải pháp như sau:
Câu hỏi 3: Theo anh/chị kỹ năng nào cần tập trung đào tạo cho bộ phận kinh doanh trong ngành bảo hiểm của chúng ta?
Trả lời:
Chị Hạnh Ờ Giám Đốc Nhân Sự: Bên cạnh những khóa đào tạo chun mơn
bắt buộc dành cho từng cấp bậc nhân viên, theo tôi chúng ta cần tập trung đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng trong ngành bảo hiểm, vvẦ Tôi đang tập trung lấy thêm các ý kiến khảo sát để hoàn thiện bộ khung chuẩn những kỹ năng cần đào tạo cho nhân viên kinh doanh.
Anh Thơm Ờ Giám Đốc Bảo Long Tp.HCM: kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm
phán và thuyết phục, kỹ năng giao tiếp
Anh Ngọc Ờ Phó Tổng Giám Đốc: Theo tơi, các kỹ năng mềm như kỹ năng
giao tiếp, đàm phán và bán hàng là rất quan trọng
Anh Nam Ờ Phó Tổng Giám Đốc: theo tôi các bạn trong đội ngũ kinh doanh
hiện nay của chúng ta còn thiếu khả năng dùng tiếng Anh trong kinh doanh bảo hiểm nên bên cạnh các kỹ năng về bán hàng, làm việc nhóm,Ầ.vv cần chú trọng phát triển khả năng tiếng Anh.
Câu hỏi 4: Anh/chị cho biết mục tiêu đào tạo sắp tới của Bảo Long?
Trả lời:
Chị Hạnh Ờ Giám Đốc Nhân Sự: như có trao đổi ở trên, chương trình đào tạo
của cơng ty chúng ta hiện nay có những điểm tắch cực nhưng cũng còn nhiều điểm cần hồn thiện. Với vai trị GĐ Nhân Sự, tôi đang tự đặt mục tiêu đào tạo sắp tới bao gồm: hoạch định cụ thể hơn về chương trình đào tạo nhằm xác
định chắnh xác hơn kinh phắ đào tạo, đẩy mạnh các khóa đào tạo kỹ năng mềm. Khi đã lấy đủ các đánh giá từ các trưởng bộ phận để có thể hồn thiện chương trình đào tạo, tơi sẽ báo cáo các lãnh đạo để thơng qua chương trình đào tạo cho năm mới sắp đến của chúng ta.
Anh Thơm Ờ Giám Đốc Bảo Long Tp.HCM: mục tiêu sắp tới nên chú trọng
đến việc mở rộng đào tạo để tăng số lượng nhân viên được tham gia các khóa đào tạo. Ngoài ra, nên đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo tập trung.
Anh Ngọc Ờ Phó Tổng Giám Đốc: Tơi thấy chương trình đào tạo cần chú
trọng xen kẽ thời gian thực hành nhằm tăng cao hiệu quả đào tạo
Anh Nam Ờ Phó Tổng Giám Đốc: Tiếng Anh là rất cần thiết để nhân viên
kinh doanh mở rộng đối tượng khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ, vì vậy cần chú trọng đào tạo tiếng Anh, nâng cao kỹ năng đào tạo cho giảng viên và mở rộng các chương trình đào tạo kỹ năng mềm
Qua 2 câu hỏi tiếp theo, nhìn chung 4 lãnh đạo cũng đồng nhất việc xây dựng thêm các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên kinh doanh tại Bảo Long.
Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo phải được cụ thể tới từng yếu tố chứ không phải chung chung như hiện nay. Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho đào tạo có tác dụng làm cho học viên nhận thức được trách nhiệm của mình với cơng ty và từ đó sẽ nỗ lực cố gắng hơn trong quá trình đào tạo. Mục tiêu của Bảo Long cần đáp ứng một số yếu cầu sau:
- Mục tiêu đưa ra phải mang tắnh khả thi tức là phù hợp với đặc điểm kinh doanh và khả năng hiện tại của Công ty. Mục tiêu đó phải phù hợp và cần có biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu
- Mục tiêu phải có chỉ tiêu cụ thể để đánh giá
- Phải có giới hạn về số lượng, cơ cấu học viên, về thời gian chương trình đào tạo
- Phải được thống nhất trong tồn cơng ty từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Vắ dụ: Mục tiêu đào tạo năm 2016 của Bảo Long là:
- Nâng cao mức năng suất lao động (số hợp đồng bảo hiểm/ người) lên 20% để hoàn thành kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đặt ra.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh có trình độ năng lực để đáp ứng quản lý