Trắc nghiệm tự luận

Một phần của tài liệu Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên chương cá (Trang 37 - 39)

i. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê

1.2.2.2.Trắc nghiệm tự luận

a.Khỏi niệm

Trắc nghiệm tự luận (TNTL) là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.

Trắc nghiệm tự luận cho phép học sinh một sự tự do tương đối nào đó để trả lời mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Để trả lời câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng. Bài trắc nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường cú ớt câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời. Các bài tự luận thường yêu cầu học sinh thu thập, phân tích, giải thích các thông tin phức tạp, đưa ra sự đánh giá, tiến hành lập luận, kết hợp các sự kiện riêng lẻ, thành một chỉnh thể. Bài kiểm tra viết thể hiện ở hai dạng:

Dạng thứ nhất: Là bài kiểm tra bao gồm các loại câu hỏi có sự trả lời mở rộng – là loại câu hỏi có phạm vi rộng và khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Các câu hỏi thường là: phân tích, giải thích hay chứng minh một luận điểm, trình bày một vấn đề… Loại câu này có thể đo lường được khả năng sáng tạo và suy luận, tuy nhiên khó chấm điểm và độ tin cậy của điểm số không cao. Câu trả lời mở rộng thường phù hợp trong việc sử dụng để đánh giá hiểu sâu và lập luận.

Dạng thứ hai: Là bài kiểm tra với câu tự luận có giới hạn. Bài kiểm tra loại này thường có nhiều câu hỏi hơn bài kiểm tra với loại câu trả lời mở rộng. Các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ ràng để người trả lời biết được

độ dài ước chừng của câu trả lời. Ví dụ cỏc cừu như: Nêu ưu điểm và nhược điểm của,…; so sánh sự khác nhau giữa,…Bài kiểm tra với câu hỏi loại này thường được đề cập đến những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời và người chấm. Nên việc chấm điểm dễ hơn và thường có độ tin cậy cao hơn. [20],[27], [32].

b.Ưu điểm và nhược điểm của trắc nghiệm tự luận

* Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận

+ Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy nó có thể đo được nhiều trình độ kiến thức, đặc biệt là ở trình độ phân tích, tổng hợp, so sỏnh…Nỳ không những KT được kiến thức của HS mà còn kiểm tra được kĩ năng, giải bài tập định tính cũng như định lượng. + Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng.

+ Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp… phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo.

+ Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi TNKQ [18], [25],[30].

* Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận

+ Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lượng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm do đó nú cỳ độ tin cậy thấp.Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra, cùng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người chấm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau, do đó

phương pháp này có độ giá trị thấp.

Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra, cùng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người chấm khác nhau, kết quả sẽ khác nhau, do đó phương pháp này có độ giá trị thấp.

Vì số lượng câu hỏi ớt nờn không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương trình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ. [18],[25],[30].

Một phần của tài liệu Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên chương cá (Trang 37 - 39)