Phân tích câu hỏ

Một phần của tài liệu Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên chương cá (Trang 29 - 33)

* Mục đích của phân tích câu hỏi

- Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp, lề lối làm việc.

- Mục đích thứ 2 là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn.[11]

* Phương pháp phân tích câu hỏi

Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm, thành quả học tập của chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung toàn bài. Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở

nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức.

Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có thể lấy 25% đến 30% học sinh cỳ nhỳm điểm cao nhất và 25% - 33% học sinh cỳ nhỳm điểm thấp nhất.

Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm. Ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn mỗi câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời. Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở cỏc nhúm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra:

+ Mức độ khó của câu hỏi.

+ Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhúm kộm của mỗi câu hỏi. + Mức độ lôi cuốn của cỏc cừu mồi.

Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây: + Sắp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.

+ Chia tập bài thành 3 chồng.

 Chồng 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao.  Chồng 2: 50% hoặc 46% bài trung bình.  Chồng 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp. Lập một bảng có dạng như sau: Câu hỏi số Câu trả lời để chọn Số nhóm Tổng số người chọn Số giỏi trừ số kém Nhóm giỏi Nhóm trung bình Nhóm kém 1 A B C D Bỏ Trống Tổng cộng

+ Ghi các số đã thống kê trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và từng câu. + Hoàn thiện bảng đã lập.

+ Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng không.

Giải thích kết quả: phân tích xem câu mồi có hiệu nghiệm không. Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay. Nếu cột cuối bằng không cần xem xét lại câu mồi đú vỡ nó không phân biệt được nhóm giỏi và nhúm kộm. Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao.

Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy. Từ kết quả thu được, tớnh cỏc chỉ số.

Đo lường độ khó của câu trắc nghiệm

+ Độ khó của câu trắc nghiệm được xác định căn cứ vào tỉ lệ phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó.

đ n P .100% ( 0 P 1) N = ≤ ≤ (06) [30] Trong đó: P : chỉ số độ khó. nđ : Số học sinh làm đúng.

N : Tổng số học sinh tham gia làm trắc nghiệm. Nếu

• 0 P 0, 2≤ ≤ : Câu hỏi rất khó. • 0, 2 P 0, 4< ≤ : Cõu hỏi khó • 0, 4 P 0,6< ≤ : Câu hỏi trung bình. • 0,6 P 0,8< ≤ : Câu hỏi dễ.

• 0,8 P 1< < : Câu hỏi rất dễ

Câu hỏi dùng trong dạy học: 0, 2 P 0,8≤ ≤ là đạt yêu cầu sử dụng.

+ Độ khó vừa phải của một câu trắc nghiệm có n phương án lựa chọn là:

VP ) ) 2 1 ( 1 n P + .100% = (07) [30]

Khi lựa chọn những câu trắc nghiệm căn cứ vào độ khó của cừu đỳ thỡ trước tiên phải gạt bỏ những cừu quỏ khú hoặc quá dễ. Những cừu đỳ vô dụng, vỡ khụng

giỳp phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém. Một câu có giá trị và đáng tin cậy là những cừu cỳ độ khó xấp xỉ vừa bằng độ khó vừa phải.

Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm

Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm thể hiện khả năng phân biệt của nhóm

(số) trả lời đúng (điểm cao) với nhóm (số) trả lời sai (điểm thấp). D H - L

n

= (08)[30]

[30]

Trong đó: D: Độ phân biệt

H: Số người trả lời đỳng nhúm điểm cao L: Số người trả lời đúng của nhóm điểm thấp

n: Số người trong mỗi nhúm ( nhóm cao bằng nhóm thấp ) Nhóm điểm cao gồm những người đạt điểm cao ở toàn bài trắc nghiệm chiếm 25% hoặc 27% tổng số người tham gia làm bài trắc nghiệm. Nhóm điểm thấp gồm những người đạt điểm thấp ở bài trắc nghiệm chiếm 25% đến 27% tổng số người tham gia làm bài trắc nghiệm.

Khi xét yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm.Nếu bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn thì cần những câu trắc nghiệm có chỉ số độ phân biệt cao, còn bài trắc nghiệm theo tiêu chí thì chỉ số này không quan trọng.

Một số qui tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là: + Nếu H = L thì độ phân biệt câu hỏi bằng 0 + Nếu H > L thì độ phân biệt câu hỏi dương. + Nếu H < L thì độ phân biệt câu hỏi âm.

GS. Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây để giúp cho việc lựa chọn cỏc cừu trắc nghiệm tốt dùng ở lớp học.

Chỉ số D Đánh giá câu

Từ 0,4 trở lên Rất tốt.

Từ 0,3 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn. Từ 0,2 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh.

Dười 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại.

Độ phân biệt tốt trong khoảng D > 0,3. Nếu D < 0,1 thỡ cừu trắc nghiệm có độ phân biệt quá thấp không nên dùng.

Trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phân tích độ khó, độ phân biệt cần phân tích cỏc cừu nhiễu của câu trắc nghiệm. Khi phân tích phương án nhiễu cần căn cứ vào các dấu hiệu sau:

+ Tần số lựa chọn câu nhiễu. Nếu có nhiều lựa chọn hoặc không ai lựa chọn câu nhiễu thì cần xem xét lại.

+ Số học sinh khá lựa chọn câu nhiễu nhiều hơn số thí sinh kém.

* Tiêu chuẩn để lựa chọn câu hỏi hay

Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những cừu cỳ tính chất sau:

- Hệ số khó vào khoảng 40% - 62,5%. - Hệ số phân tích dương khá cao.

- Các câu trả lời mồi có tính chất hiệu nghiệm (lôi cuốn được học sinh ở nhúm kộm), tức có độ phân biệt âm.

Chú ý:

+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi HS có đủ thời gian làm mọi câu hỏi.

+ Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc thiếu sót trong công việc giảng dạy.

+ Thông thường tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém của một câu hỏi không phải là tính chất cần thiết. Quá trình phân tích câu hỏi còn tìm ra loại câu hỏi soạn quỏ kộm.[30]

Một phần của tài liệu Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên chương cá (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w