Mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP nản việt trên địa bàn TP HCM (Trang 26)

Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn.

1.2.2.7. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp

Là sự quen biết, hợp tác giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán, … của ngân hàng. Đây cũng có thể là mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng, … với các cán bộ tín dụng.

Ngồi ra, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn là mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên điều hành/ thành viên góp vốn/ cổ đơng của doanh nghiệp với các cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng. Những mối quan hệ này cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp được xây dựng thông qua những quan tâm, chia sẻ khó khăn với khách hàng, sự thông cảm của khách hàng dành cho khách hàng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp cịn là việc chăm sóc khách hàng thể hiện qua những hành động như: những món quà, những lời chúc vào những ngày lễ, kỷ niệm,… của khách hàng. Là những hành động hỗ trợ cho doanh nghiệp khi khó khăn: giảm lãi suất, miễn phí chuyển tiền, …

Cơng tác tiếp thị là việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến người sử dụng sản phẩm dịch vụ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, …

Các chương trình khuyến mãi là những chương trình ưu đãi về lãi suất vay, phí dịch vụ, … cho các doanh nghiệp vay vốn.

1.3. Mơ hình nghiên cứu

1.3.1. Cơ sở lý luận của mơ hình nghiên cứu

Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của các NHTM đã đặt ra yêu cầu phải mở rộng quy mô hoạt động. Đặc biệt, đối với các NHTM tại Việt Nam hiện nay, lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là đến từ hoạt động tín dụng, trong đó, lợi nhuận từ việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Chính vì vậy, tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ln là mục tiêu cơ bản của các NHTM.

Để đạt được thỏa thuận cấp tín dụng, NHTM và doanh nghiệp đều có những cơ sở để đưa ra quyết định. Các doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra trong q trình xem xét cấp tín dụng như: những yêu cầu về tài sản đảm bảo, khả năng tài chính, uy tín của doanh nghiệp, … Trong khi đó, để thu hút được các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tín dụng, ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn được xếp lại thành 8 nhóm chính phục vụ cho cơng tác nghiên cứu gồm: lãi suất, chất lượng dịch vụ, điều kiện thủ tục vay, yêu cầu về tài sản đảm bảo, uy tín của ngân hàng, sự tiện lợi và thoải mái trong giao dịch, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi.

Nguyễn Đình Cung (2012) cho rằng, các yếu tố: thủ tục phiền hà, khơng có thế chấp, phải trả thêm phụ phí, khơng có vốn đối ứng là rào cản tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Một nghiên cứu của TS Trương Quang Thông (2010) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng cho các DNNVV của ngân hàng bao gồm: khơng có tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính cung cấp khơng đầy đủ - thiếu minh bạch, doanh nghiệp có vốn tự có thấp, viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh khơng khả quan, khơng có quan hệ cá nhân với ngân hàng, khả năng trả nợ thấp, hồ sơ thủ tục cung cấp khơng đầy đủ. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất là khả năng trả nợ thấp, kế tiếp là yếu tố tài sản đảm bảo được đánh giá là có mức độ quan trọng cao trong các yếu tơ khi vay vốn. Ngồi ra, những nguyên nhân để ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV được kể đến như: Doanh nghiệp cung cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn, có quan hệ tín dụng tốt hơn, có các mối quan hệ cá nhân, việc cho vay linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn mà DNNVV gặp phải khi muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng: báo cáo tài chính khơng đầy đủ - thiếu minh bạch, doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có bảo lãnh, doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án, không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng, thủ tục vay vốn khó khăn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) về giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Lý Thường Kiệt, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, sử dụng hai mơ hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở phía Ngân hàng; và mơ hình thứ ba là mơ hình logit để xác định các yếu tố về đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng. Bằng việc sử dụng các thang đo về mối quan hệ - tình cảm, thang đo kiến thức – sự tin tưởng, thang đo tâm lý tiếp cận, nghiên cứu trên nhấn mạnh nhân tố mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giữa chủ doanh nghiệp

với cán bộ tín dụng mà bỏ qua các nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp đó là: lãi suất, hạn mức vay, thời gian vay vốn, …

Theo nghiên cứu của Nguyễn Cao Phương Vân (2012) về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Á – chi nhánh Tam Hiệp, sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic, Ngân hàng phải tạo ra nhiều nhân tố để thu hút khách hàng doanh nghiệp quyết định lựa chọn mình vay vốn, ngân hàng phải ra sức cải tiến, điều chỉnh những phương thức quản lý, củng cố chất lượng cho vay cung ứng cho phù hợp với khách hàng. Để có thể nhận biết được quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp là một điều cần chú ý đến. Tác giả đã chia ra 2 nhóm nhân tố trực tiếp và gián tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, nhóm yếu tố trực tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhân tố: quy mô ngân hàng; địa bàn, vị trí, mối quan hệ mật thiết, nhóm yếu tố gián tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhân tố: Lãi suất vay; Hình thức vay vốn; quy trình, thủ tục; Thời gian giải quyết; Đội ngũ nhân viên.

Với mục đích tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, mở rộng việc cung ứng các sản phẩm vay vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp, đề tài tập trung vào những nhân tố quyết định tới việc sử dụng sản phẩm vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.

1.3.2. Mơ hình nghiên cứu sử dụng trong luận văn

Sử dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị thức (Binary Logistic) được dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến định tính nhị phân (biến chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1) và các biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính.

Phương trình tổng qt được xây dựng như sau:

Ln(P/1-P) = β0 + β1*LS + β2*CLSP + β3*TTV + β4*TSDB + β5*TH + β6*TLGD + β7*QH + β8*TTKM

Trong đó:

- P: là xác suất xảy ra quyết định vay vốn của doanh nghiệp - Các biến độc lập là:

 LS : Lãi suất vay

 CLSP : Chất lượng sản phẩm, dịch vụ  TTV : Điều kiện, thủ tục vay

 TSDB : Tài sản đảm bảo

 TH : Uy tín thương hiệu ngân hàng  TLGD : Sự tiện lợi trong giao dịch

 QH : Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp  TTKM : Tiếp thị, các chương trình khuyến mãi

Kết Luận Chƣơng 1:

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng, các sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng đối với việc tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp. Ngồi ra, chương này cũng đã xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn.

Chương tiếp theo sẽ giới thiệu quá trình hoạt động, lịch sử của Vietcapital bank, trình bày các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp của ngân hàng và tình hình tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh trên địa bàn TPHCM trong những năm vừa qua. Từ đó, rút ra những mặt tích cực đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG

TMCP BẢN VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

2.1. Tổng quan về các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Bản Việt trên địa bàn TPHCM TPHCM

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Bản Việt

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VCCB.

VCCB được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992 theo giấy phép thành lập số 576/GP-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM và giấy phép hoạt động số 0025/NH- CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 02 Hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng với tên gọi là Ngân hàng TMCP Gia Định. Trong thời gian này, mạng lưới hoạt động chỉ tập trung ở Tp.HCM với 05 điểm giao dịch gồm: 01 trụ sở chính, 02 chi nhánh và 02 phòng giao dịch.

Năm 2006, Ngân hàng TMCP Gia Định tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng với mạng lưới gồm 06 điểm giao dịch gồm 01 trụ sở, 02 chi nhánh và 03 phòng giao dịch. Cũng trong khoảng thời gian này, Ngân hàng TMCP Gia Định được xếp hàng 19/29 Ngân hàng thương mại trên cả nước về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do hội tin học việt nam bầu chọn.

Năm 2007 là năm phát triển có định hướng của Ngân hàng TMCP Gia Định. Trong năm này, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 444.623.000.000 đồng và mở rộng mạng lưới giao dịch ra các tỉnh, thành phố lớn của khu vực phía Bắc, phía Nam, miền Tây và Tây Nguyên với 11 điểm gồm: 01 trụ sở, 05 chi nhánh và 05 phòng giao dịch.

Giai đoạn 2008 – 2009, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 444.623.000.000 đồng lên 500.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 2

số 059036 ngày 14/02/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Giấy chứng nhận chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước số 218/UBCK – GCN ngày 20/11/2007 và công văn chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM số 1201/NHNN – HCM02 ngày 09/08/2007.

Ngày 18/12/2008: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 500.000.000.000 đồng lên 1.000.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 15 số 059036 ngày 30/12/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Giấy chứng nhận chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước số 352/UBCK – GCN ngày 07/11/2008 và công văn chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM số 1774/NHNN – HCM02 ngày 06/10/2008.

Mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng từ 05 điểm giao dịch năm 2005 (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch) lên 28 điểm giao dịch năm 2008 (01 Trụ sở chính, 07 chi nhánh, 20 phịng giao dịch)

Ngày 30/8/2010: được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giadinhbank chính thức tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 1.000.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000.000 đồng.

Ngày 25/08/2011: được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khốn nhà nước, Giadinhbank đã hồn thành việc nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 2.000.000.000.000 đồng lên 3.000.000.000.000 đồng.

Ngày 09/01/2012: Giadinhbank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là VIET CAPITAL COMERCIAL JOINT STOCK BANK, tên viết tắt là VCCB.

Tính tới thời điểm 31/12/2013, VCCB đã có mạng lưới tương đối rộng, phủ khắp các khu vực trong cả nước. Nhưng tập trung đông nhất vẫn là tại khu vực Tp.HCM và các tỉnh phía nam như: Cần Thơ, Cà Mau, Nha Trang, Phan Thiết, … Tại khu vực phía Bắc, VCCB hiện chỉ có một chi nhánh tại Hà Nội.

2.1.2. Giới thiệu về các chi nhánh của VCCB trên địa bàn TPHCM

TPHCM là trọng tâm kinh tế của cả nước, là địa bàn có nhiều ngân hàng đặt trụ sở. VCCB cũng là một trong số các ngân hàng có trụ sở chính đặt tại TPHCM. Hiện tại, ngồi trụ sở chính, VCCB cịn có 3 chi nhánh và 11 PGD trực thuộc

2.1.2.1. Chi nhánh Gia Định

Chi nhánh Gia Định được thành lập vào năm 1994, là một trong hai chi nhánh được thành lập đầu tiên trong hệ thống các chi nhánh giao dịch của VCCB. Hiện tại, chi nhánh đặt trụ sở tại 135 Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Ngoài ra, chi nhánh Gia Định có 4 PGD trực thuộc gồm: PGD 3/2, PGD Trường Chinh, PGD Lạc Long Quân, PGD Nguyễn Sơn.

2.1.2.2. Chi nhánh Sài Gòn

Chi nhánh Sài Gòn được thành lập vào năm 1994, cùng với chi nhánh Gia Định, chi nhánh Sài Gòn là chi nhánh được thành lập đầu tiên của VCCB. Hiện tại, trụ sở chính của chi nhánh tọa lạc tại 867 – 869 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM. Ngoài ra, chi nhánh Sài Gịn có 4 PGD trực thuộc gồm: PGD Nguyễn Trãi, PGD Cát Lái, PGD Hậu Giang, PGD Phú Mỹ Hưng.

2.1.2.3. Chi nhánh Hàng Xanh

Chi nhánh Hàng Xanh được thành lập vào năm 2007, trụ sở chính của chi nhánh đặt tại địa chỉ: 10 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh. Ngồi ra, chi nhánh

Hàng Xanh có 3 PGD trực thuộc gồm: PGD Thủ Đức, PGD Hưng Long, PGD Quận 10.

2.1.3. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp hiện tại.

Các sản phẩm vay vốn dành cho doanh nghiệp của VCCB hiện tại tương đối đa dạng và phong phú, đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng tín dụng của VCCB. Trong đó, gồm có những sản phẩm chủ yếu sau:

2.1.3.1. Cho vay bổ sung vốn lưu động

Đây là sản phẩm phổ biến của các ngân hàng nhằm hỗ trợ trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại, VCCB cung cấp sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc trả các chi phí hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Đối với loại sản phẩm này, doanh nghiệp có thể vay theo hạn mức hoặc vay theo món.

2.1.3.2. Vay trung – dài hạn

Sản phẩm này hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án, phương án kinh doanh, vay vốn để thực hiện đầu tư cho các kế hoạch xây dựng nhà xưởng, văn phòng, nâng cấp, mua mới trang thiết bị máy móc phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mua phương tiện vận tải phục vụ kinh doanh. Giá của sản phẩm này cao hơn so với giá của sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động.

2.1.3.3. Vay mua xe hơi

Cho vay mua xe hơi là một sản phẩm được nhiều Ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp mua ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đi lại.

Hiện tại, sản phẩm này của VCCB có đặc điểm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp so với các ngân hàng khác. Đó chính là, VCCB chấp nhận tài trợ và nhận tài sản đảm bảo đối với các xe ô tơ đã qua sử dụng, chất lượng cịn lại tối thiểu 80%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP nản việt trên địa bàn TP HCM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)