Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn
7. Cấu trúc của đề tài
2.2. Thực trạng tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh của
2.2.9.5. Theo ngành nghề kinh doanh
VCCB định hướng tăng trưởng tín dụng tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp. Vì vậy, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được quan tâm và có các chính sách ưu tiên cho vay đối với từng ngành nghề tại những thời điểm khác nhau.
Dư nợ của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu dư nợ của VCCB qua các năm. Dư nợ ngành công nghiệp chế biến tập trung vào các ngành nghề: may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất chế tạo, …
Ngành thương mại dịch vụ có dư nợ lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 – 2013. Trong nhóm ngành thương mại dịch vụ, lĩnh vực chủ yếu là phân phối thiết bị linh kiện, phụ kiện điện tử, nông sản, …
Trong giai đoạn 2010 – 2013, do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản cùng với các chủ trương hạn chế cho vay đối với các đối tượng liên quan đến bất động sản, nên dư nợ của nhóm ngành xây dựng, sắt thép có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Ngành vận tải, có dư nợ tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Dư nợ đối với ngành vận tải chủ yếu là dư nợ trung hạn, với hoạt động vận tải hành khách đường dài, các doanh nghiệp vay vốn với mục đích đầu tư mua xe ơ tơ.
Các ngành khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay tại VCCB và có xu hướng giảm qua các năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề tại các chi nhánh VCCB trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 – 2013.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dƣ nợ 100% 100% 100% 100%
Công nghiệp chế biến 10% 11% 10% 10%
Thương mại dịch vụ 61% 61% 51% 60%
Xây dựng 8% 5% 6% 5%
Vận tải 18% 18% 20% 23%
Khác 3% 6% 12% 3%
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh Gia Định, chi nhánh Hàng Xanh, chi nhánh Sài Gòn năm 2010 - 2013)