Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP nản việt trên địa bàn TP HCM (Trang 27 - 32)

Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn

7. Cấu trúc của đề tài

1.3. Mơ hình nghiên cứu

1.3.1. Cơ sở lý luận của mơ hình nghiên cứu

Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của các NHTM đã đặt ra yêu cầu phải mở rộng quy mô hoạt động. Đặc biệt, đối với các NHTM tại Việt Nam hiện nay, lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là đến từ hoạt động tín dụng, trong đó, lợi nhuận từ việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Chính vì vậy, tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp ln là mục tiêu cơ bản của các NHTM.

Để đạt được thỏa thuận cấp tín dụng, NHTM và doanh nghiệp đều có những cơ sở để đưa ra quyết định. Các doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra trong q trình xem xét cấp tín dụng như: những yêu cầu về tài sản đảm bảo, khả năng tài chính, uy tín của doanh nghiệp, … Trong khi đó, để thu hút được các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tín dụng, ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn được xếp lại thành 8 nhóm chính phục vụ cho cơng tác nghiên cứu gồm: lãi suất, chất lượng dịch vụ, điều kiện thủ tục vay, yêu cầu về tài sản đảm bảo, uy tín của ngân hàng, sự tiện lợi và thoải mái trong giao dịch, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi.

Nguyễn Đình Cung (2012) cho rằng, các yếu tố: thủ tục phiền hà, khơng có thế chấp, phải trả thêm phụ phí, khơng có vốn đối ứng là rào cản tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Một nghiên cứu của TS Trương Quang Thông (2010) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng cho các DNNVV của ngân hàng bao gồm: khơng có tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính cung cấp khơng đầy đủ - thiếu minh bạch, doanh nghiệp có vốn tự có thấp, viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh khơng khả quan, khơng có quan hệ cá nhân với ngân hàng, khả năng trả nợ thấp, hồ sơ thủ tục cung cấp không đầy đủ. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất là khả năng trả nợ thấp, kế tiếp là yếu tố tài sản đảm bảo được đánh giá là có mức độ quan trọng cao trong các yếu tơ khi vay vốn. Ngồi ra, những nguyên nhân để ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV được kể đến như: Doanh nghiệp cung cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn, có quan hệ tín dụng tốt hơn, có các mối quan hệ cá nhân, việc cho vay linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn mà DNNVV gặp phải khi muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng: báo cáo tài chính khơng đầy đủ - thiếu minh bạch, doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có bảo lãnh, doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án, không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng, thủ tục vay vốn khó khăn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) về giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – chi nhánh Lý Thường Kiệt, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, sử dụng hai mơ hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở phía Ngân hàng; và mơ hình thứ ba là mơ hình logit để xác định các yếu tố về đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng. Bằng việc sử dụng các thang đo về mối quan hệ - tình cảm, thang đo kiến thức – sự tin tưởng, thang đo tâm lý tiếp cận, nghiên cứu trên nhấn mạnh nhân tố mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giữa chủ doanh nghiệp

với cán bộ tín dụng mà bỏ qua các nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp đó là: lãi suất, hạn mức vay, thời gian vay vốn, …

Theo nghiên cứu của Nguyễn Cao Phương Vân (2012) về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đại Á – chi nhánh Tam Hiệp, sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, Ngân hàng phải tạo ra nhiều nhân tố để thu hút khách hàng doanh nghiệp quyết định lựa chọn mình vay vốn, ngân hàng phải ra sức cải tiến, điều chỉnh những phương thức quản lý, củng cố chất lượng cho vay cung ứng cho phù hợp với khách hàng. Để có thể nhận biết được quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp là một điều cần chú ý đến. Tác giả đã chia ra 2 nhóm nhân tố trực tiếp và gián tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, nhóm yếu tố trực tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhân tố: quy mô ngân hàng; địa bàn, vị trí, mối quan hệ mật thiết, nhóm yếu tố gián tiếp tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nhân tố: Lãi suất vay; Hình thức vay vốn; quy trình, thủ tục; Thời gian giải quyết; Đội ngũ nhân viên.

Với mục đích tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, mở rộng việc cung ứng các sản phẩm vay vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp, đề tài tập trung vào những nhân tố quyết định tới việc sử dụng sản phẩm vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.

1.3.2. Mơ hình nghiên cứu sử dụng trong luận văn

Sử dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị thức (Binary Logistic) được dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến định tính nhị phân (biến chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1) và các biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính.

Phương trình tổng qt được xây dựng như sau:

Ln(P/1-P) = β0 + β1*LS + β2*CLSP + β3*TTV + β4*TSDB + β5*TH + β6*TLGD + β7*QH + β8*TTKM

Trong đó:

- P: là xác suất xảy ra quyết định vay vốn của doanh nghiệp - Các biến độc lập là:

 LS : Lãi suất vay

 CLSP : Chất lượng sản phẩm, dịch vụ  TTV : Điều kiện, thủ tục vay

 TSDB : Tài sản đảm bảo

 TH : Uy tín thương hiệu ngân hàng  TLGD : Sự tiện lợi trong giao dịch

 QH : Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp  TTKM : Tiếp thị, các chương trình khuyến mãi

Kết Luận Chƣơng 1:

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng, các sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng đối với việc tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp. Ngồi ra, chương này cũng đã xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn.

Chương tiếp theo sẽ giới thiệu quá trình hoạt động, lịch sử của Vietcapital bank, trình bày các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp của ngân hàng và tình hình tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh trên địa bàn TPHCM trong những năm vừa qua. Từ đó, rút ra những mặt tích cực đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng TMCP nản việt trên địa bàn TP HCM (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)