Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn
7. Cấu trúc của đề tài
4.2.7. Đa dạng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp tại VCCB cịn rất hạn chế với những sản phẩm truyền thống như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua oto, … và một số sản phẩm chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả như: cho vay đầu tư nhà xưởng, tài trợ dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, … Vì vậy, để thu hút khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm vay vốn, VCCB cần nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng sự khó tính ngày càng cao của khách hàng nhu cầu ngày càng đa dạng như các sản phẩm thấu chi, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bao thanh toán, …
- Thấu chi:
Với sản phẩm này, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền vượt quá số dư trong tài khoản tiền gửi thanh toán với một hạn mức tối đa được cấp. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền thấu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần phải làm các thủ tục vay vốn, giải ngân như các khoản vay thông thường.
Hạn mức thấu chi được xác định căn cứ vào xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, nhu cầu vốn lưu động, tốc độ chu chuyển dòng tiền của doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng, hạn mức thấu chi có thể có hoặc khơng có tài sản đảm bảo tùy theo chính sách áp dụng với từng doanh nghiệp.
- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu:
Là một hình thức cấp tín dụng thơng qua việc ứng trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu được người xuất khẩu xuất trình hoặc bộ chứng từ có dị đồng nhưng được ngân hàng phát hành thư tín dụng (L/C) chấp nhận dị đồng.
Với sản phẩm này, doanh nghiệp có thể bổ sung được nguồn vốn kinh doanh trong thời gian chờ đối tác thanh toán tiền hàng. Mức chiết khấu được căn cứ vào xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, thời gian quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thời gian quan hệ giữa khách hàng và đối tác.
- Bao thanh toán:
Theo Tổ chức Bao thanh toán quốc tế - FCI (Factors Chain International), bao thanh tốn là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, phịng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh tốn (factor) và người cung ứng hàng hóa dịch vụ (seller – người bán hàng hóa dịch vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa). Theo như thỏa thuận đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer).
Hiện tại, sau 10 năm triển khai (từ năm 2004, NHNN đã chính thức ban hành Quy chế hoạt động Bao thanh toán theo QĐ 1096/2004/QĐ – NHNN ngày 06/09/2004), doanh thu Bao thanh toán chỉ đạt 100 triệu EUR, một con số còn khá
khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, một thực trạng đáng kể, hoạt động Bao thanh tốn trên thế giới ln có doanh số cao ở lĩnh vực BTT nội địa (chiếm từ 70 – 80% tổng doanh số Bao thanh tốn).
Ngồi ra, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn phụ thuộc nhiều vào phương thức thanh toán L/C, T/T, D/P…mà quên mất rằng, các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đều ưa thích trả chậm và từ chối yêu cầu mở thư tín dụng (bởi thư tín dụng chỉ được mở khi hai bên không tin nhau). Với việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải dần chấp nhận phương thức thanh tốn này. Do đó, Bao thanh tốn sẽ là một sản phẩm chủ lực, quan trọng mà các ngân hàng cần phải phải triển và ứng dụng.