.Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học bạc liêu (Trang 39 - 40)

1.6 .Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

1.6.6 .Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm sốt nội bộ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà quản lý cần đánh giá các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu. Hoạt động kiểm soát nội bộ được tiến hành nhằm đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý nhằm xử lý rủi ro được thực hiện trong thực tế. Trong khi đó, các thơng tin thích hợp cần phải được thu thập và q trình trao đổi thơng tin phải diễn ra thơng suốt trong tồn bộ tổ chức. Quá trình trên cần được giám sát để điều chỉnh lại hệ thống kiểm soát nội bộ khi cần thiết.

Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ cần có tính linh hoạt cao. Ví dụ đánh giá rủi ro không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động kiểm sốt mà cịn có thể chỉ ra nhu cầu xem xét lại thông tin và truyền thông hoặc hoạt động giám sát trong tổ chức. Vì vậy kiểm sốt nội bộ không đơn giản chỉ là một q trình ở đó mỗi bộ phận hợp thành không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận kế tiếp mà thật sự là một q trình tương tác đa chiều trong đó hầu như bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác. Do đó, mọi tổ chức đều cần có các bộ phận nói trên, nhưng hệ thống kiểm sốt nội bộ của họ lại rất khác nhau tùy theo ngành nghề, quy mơ, văn hóa và phong cách quản lý…

1.6.7. Mối quan hệ giữa mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ thống

kiểm soát nội bộ [1]

Các mục tiêu của tổ chức là những điều cần đạt được với các bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm soát nội bộ đại diện cho những gì cần có để đạt được mục tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Mỗi bộ phận đều cần thiết cho việc đạt được cả ba nhóm mục tiêu. Ví dụ các thơng tin tài chính và phi tài chính một thành phần của bộ phận thông tin và truyền thông cần thiết cho việc quản lý tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả, đồng thời cũng rất hữu ích để lập được báo cáo tài chính đáng tin cậy và cũng cần thiết khi đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định.

Mỗi mục tiêu chỉ đạt được thông qua năm bộ phận hợp thành của kiểm sốt nội bộ. Nói cách khác, cả năm bộ phận hợp thành của kiểm soát nội bộ đều hữu ích và quan trọng trong việc giúp cho tổ chức đạt được một trong ba nhóm mục tiêu. Ví dụ tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, cả năm bộ phận của kiểm soát nội bộ đều quan trọng và góp phần tích cực vào việc đạt được các mục tiêu.

Kiểm soát nội bộ liên quan đến từng bộ phận, từng hoạt động của tổ chức và tồn bộ tổ chức nói chung. Chẳng hạn mơi trường kiểm sốt sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của một phịng chức năng ví dụ phịng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học bạc liêu (Trang 39 - 40)