.Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học bạc liêu (Trang 51 - 54)

2.1 .Tổng quan về trường Đại học Bạc Liêu

2.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Trường Đại học Bạc Liêu thành lập ngày 24-11-2006, theo Quyết định số

1558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo cơ chế trường đại học công lập trên cơ sở sát nhập và nâng cấp Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu và trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu. Trường trực thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu và chịu sự quản lý

nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Bạc Liêu hoạt động theo

Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

“Qua 8 năm xây dựng và phát triển (2007-2014), Trường Đại học Bạc Liêu đã có sự phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực: Từ công tác tuyển sinh, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên - cán bộ quản lý và tạo được các tiền đề phát triển bền vững để sớm trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của khu vực Bán đảo Cà Mau”.

Nguồn lực

*Về giá trị truyền thống

Trường Đại học Bạc Liêu góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cho tỉnh Bạc Liêu, cũng như cho Miền Tây Nam Bộ. Trường đào tạo từ bậc cao đẳng đến đại học bao gồm các chuyên ngành như: Tin học, Sư phạm Tốn-Tin, Ni trồng Thủy sản, Kế toán, Sư phạm Văn, Sư phạm Mầm Non... Ngoài ra, Trường còn liên kết đào tạo với các trường đại học trong cả nước.

Tuy mới thành lập, nhưng chất lượng đào tạo cũng rất tốt và ổn định khẳng định được vị trí trong ngành. Trường có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực chun mơn, có trình độ nghiên cứu tốt, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo (trường được thành lập trên cơ sở sát nhập và nâng cấp Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu và trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu). Sinh viên ra trường đều có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm, nghiệp vụ. Hầu hết sinh viên mới ra trường đều có việc làm và được đơn vị tuyển dụng rất ưa chuộng.

*Về nhân sự (Xem phụ lục 2.1)

-Hiệu trưởng: TS.Đào Hồng Nam (Phó Bí thư Đảng ủy) -Các Phó Hiệu trưởng: TS.Võ Hồng Khiêm (Bí thư Đảng ủy)

TS.Trần Mạnh Hùng

Hiện nay trường đang cử 18 giảng viên đi nghiên cứu sinh và 23 người đi học cao học tại các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài: Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Trung quốc, Đài Loan, Thái Lan.

*Về cơ sở vật chất (Xem phụ lục 2.2)

Cơ sở vật chất trường gồm 03 cơ sở với tổng diện tích là 5,004 ha, gồm: - Cơ sở I (178, Võ Thị Sáu) diện tích: 29.264,5 m2

- Cơ sở II (Lê Duẩn - Trần Huỳnh) diện tích: 8.662,4 m2

- Cơ sở II mở rộng (Trường Mầm non thành phố hiện nay - Trần Huỳnh) diện tích 12.113,1 m2.

Hiện tại, mặc dù mới được thành lập, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của trường đã được chuẩn bị rất kỹ. Trường có 44 phịng học, 10 phịng thực hành, 5 phịng thí nghiệm, các giảng đường có sức chứa từ 120 đến 500 sinh viên, 1 thư viện với 100.000 đầu sách, đủ đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Ngồi ra, trường cịn xây dựng được hai khu ký túc xá, có thể phục vụ từ 1.000 đến 1.300 sinh viên trọ học.

*Về tài chính

Năm Tổng kinh phí nhà nước cấp cho

trường Tổng số thu học phí Năm 2010 12.499.586.000 đồng 9.404.000.000 đồng Năm 2011 19.209.035.000 đồng 10,5 tỷ Năm 2012 18.260.000.000 20.426.466.000 đồng Năm 2013 35.985.000.000 đồng 19.266.660.000 đồng Năm 2014 29,5 tỷ 20.278.118.000 đồng

*Về năng lực đào tạo và chỉ tiêu đào tạo hàng năm

Về năng lực đào tạo (Xem phụ lục 2.3): Đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu của trường đại học Bạc Liêu

Trường đã được phép đào tạo 12 ngành đại học, 19 ngành cao đẳng và 2 ngành trung cấp chuyên nghiệp. Hiện nay, trường đang đào tạo hơn 6.000 sinh viên đang học ở 9 ngành đại học, 11 ngành cao đẳng ở các loại hình và trình độ. Hàng năm, Trường tuyển mới hơn 1.000 sinh viên các ngành đại học, cao đẳng.

Các chương trình đào tạo đại học: Tin học ứng dụng, quản trị kinh doanh, kế toán-kiểm toán, sư phạm hóa học, ni trồng thủy sản, cử nhân ngữ văn, cử nhân tiếng anh, sư phạm sinh kỹ thuật-nông nghiệp, sư phạm tốn tin, ni trồng thủy sản (từ trung cấp lên địa học), tin học ứng dụng (từ cao đẳng lên đại học), kế toán (từ trung cấp lên đại học).

Các chương trình đào tạo cao đẳng: Sư phạm tiểu học, sư phạm mầm non, sư phạm tiếng anh, sư phạm âm nhạc, kế tốn, ni trồng thủy sản, cơng nghệ thơng tin.

Các loại hình đào tạo của trường: Đào tạo chính quy, đào tạo khơng chính quy, liên kết đào tạo trong nước.

Trường còn liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh An Giang, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Trường Trung cấp Bách Nghệ Cần Thơ tuyển sinh đào tạo liên thơng các ngành kế tốn từ trung cấp lên đại học theo yêu cầu của các địa phương này.

Ngoài các ngành đào tạo do trường tổ chức, Trường còn liên kết với các đơn vị: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Mở TP HCM, Đại học Đồng Tháp đào tạo 10 ngành đại học với hơn 1.000 sinh viên.

Liên kết với Trường Đại học KHXH - NV Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) mở lớp cao học Quản lý Khoa học – Cơng nghệ; Học viện chính trị (Bộ Quốc phịng) mở các lớp cao học Quản lý Giáo dục, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM) mở các các lớp cao học Luật kinh tế, Tài chính-Ngân hàng; liên kết với Trường Đại học Nơng lâm TP Hồ Chí Minh mở ngành cao học Ni trồng thủy sản số lượng 173 học viên học tại Bạc Liêu.

Trường có kế hoạch liên kết với Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh mở tiếp các lớp cao học đặt lớp tại trường nhằm bổ sung nguồn nhân lực cho tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh trong khu vực

Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã được kết quả: Số lượng đề tài từ năm 2007 - 2013 là 157 đề tài gồm cấp tỉnh, trường, cấp khoa

Trường mở rộng hợp tác với các địa phương trong tỉnh về công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực nơng nghiệp đã gắn liền với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Việc chủ động hợp tác với các địa phương trong tỉnh đã tạo ra một cơ hội cho thực hiện chuyển giao trong nghiên cứu khoa học góp phần tạo nguồn thu cho trường cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Từ năm 2007-2013, Trường đã có 2.921 sinh viên các ngành đại học, cao đẳng tốt nghiệp bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Bạc Liêu các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.

*Về thành tích của trường (Xem phụ lục 2.4)

Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. Hàng năm, Trường được tỉnh Bạc Liêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ, bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong năm học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học bạc liêu (Trang 51 - 54)