Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN CN bình tân (Trang 29 - 32)

Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu

3.2. Quy trình nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm xác định lại các yếu tố phù hợp trong thang đo và hiệu chỉnh các thang đo. Nghiên cứu định tính được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn sâu với 20 khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng Eximbank (>1 lần/tháng). Tiếp đó tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 20 khách hàng trên để làm rõ các vấn đề và điều chỉnh, hoàn thiện các thang đo.

Kết quả của bước này là xây dựng được một Bản phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng. Đồng thời kết quả của nghiên cứu định tính cũng khẳng định lại các biến độc lập đã xác định ở chương 2 là phù hợp. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 09/2014.

06 biến quan sát chính (các câu hỏi chính) dùng đo lường 5 thành phần tổng thể trong bài nghiên cứu mà tác giả đưa ra. Trong đó, 18 biến quan sát phụ (những câu hỏi nhỏ) để đo lường chất lượng cảm nhận, 06 biến quan sát phụ để đo lường thói quen và Sự tin tưởng, 04 biến để đo lường chi phí chuyển đổi, 04 biến để đo lường hình ảnh ngân hàng. Người tham dự được yêu cầu nhận xét ý nghĩa từng biến và đưa ý kiến cải thiện các phát biểu nếu thấy cần thiết (xem dàn bài thảo luận định tính – Phụ lục 2).

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho khách hàng và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về vấn đề cần điều tra.

Đối tượng nghiên cứu là những người đã từng hoặc đang sử dụng dịch vụ của Eximbank. Dữ liệu trong nghiên cứu này được dùng để kiểm định lại các giả thuyết trong mơ hình.

Việc ước lượng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào bản chất của nghiên cứu và kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với phân tích nhân tố kích cỡ mẫu phụ thuộc vào số lượng các biến quan sát để phân tích yếu tố, nếu có 5 biến quan sát thì cần 200 mẫu, cho 10 biến quan sát thì cần 250 mẫu,.....

Theo Hair & ctg (2009), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, và cỡ mẫu tốt hơn là 10 mẫu trên 1 biến quan sát. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

N ≥ 50 + 8m (3.1)

Và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ, kích thước mẫu cần phải đảm bảo:

N ≥ 104 + m (3.2)

Trong đó:

- N: cỡ mẫu.

- m: số biến độc lập của mơ hình.

Nếu nghiên cứu sử dụng nhiều cơng cụ thì tính N trong từng trường hợp và chọn N lớn nhất.

Căn cứ các nghiên cứu trên, tác giả thu thập dữ liệu với cỡ mẫu tối thiểu là 200 mẫu cho nghiên cứu bao gồm 5 biến quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8- 9/2014.

Nghiên cứu định lượng (n=200)

Xử lý và phân tích dữ liệu thông tin thu thập Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố EFA

Nghiên cứu định tính: thảo luận nhóm, phỏng vấn sau

Điều chỉnh và Hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức Cơ sở khoa học lòng trung thành của khách hang,

Vấn đề nghiên cứu: thang đo chất lượng dịch vụ, long trung

thành của khách hàng

Kết luận và đề xuất giải pháp

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Nguyễn Đông Phong – Chiến lược Marketing xuất khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN CN bình tân (Trang 29 - 32)