1. 2.2 Môi trường bên trong
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
2.1.2. Quy mô hoạt động của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn
Trong những năm qua, Tổng Công ty đã từng bước mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh. Từ7 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 27 thành viên hạch toán phụ thuộc, 03 đơn vị sự nghiệp, 16 liên doanh với đối tác trong nước, 09 liên doanh với
đối tác nước ngoài vào năm 2001. Đến nay, Tổng Công ty đã phát tiển và mở rộng thành:
Khối Công ty mẹ bao gồm Văn phịng Tổng Cơng ty và 13 đơn vị trực thuộc, 03 Công ty con 100% vốn Tổng Công ty, 06 Cơng ty con có vốn cổ phần, vốn góp hoặc quyền chi phối, 69 danh mục đầu tư khác có cổ phần, vốn góp hoặc quyền dưới mức chi phối.
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty là dịch vụ lữ hành; vận chuyển khách du lịch; dịch vụlưu trú tại các khu nghỉdưỡng, khách sạn; hoạt động kinh
doanh ẩm thực tại các nhà hàng, làng du lịch, lễ hội ẩm thực; các dịch vụ hỗ trợ phục vụ
khách du lịch. Hầu hết các sản phẩm trong khách sạn là dịch vụ. Nói được phân chia làm 2 loại :
+ Dịch vụ chính: Là những dịch vụ khơng thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn và trong mỗi chuyến đi của du khách, nó bao gồm dịch vụlưu trú và dịch vụăn uống các dịch vụnày đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người là ăn uống và ngủ. Đối với khách sạn thì nó đem lại nguồn doanh thu chính và giữ vị trí quan trọng nhát trong các loại hình kinh doanh của khách sạn. Song yếu tố tạo nên sự độc đáo trong sản phẩm khách sạn lại là ở sựđa dạng và độc đáo của dịch vụ bổ sung.
+ Dịch vụ bổ sung: Là những dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng và bổ
sung của khách, là những dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trú của khách ở khách sạn cũng như làm phát triển mức độ phong phú và sức hấp dẫn của chương trình
du lịch. Dịch vụ bổ sung tạo cho khách cảm giác không nhàm chán, thoải mái, thích thú
khi lưu trú tại khách sạn, đây là yếu tố kéo dài thời gian lưu trú của khách tại khách sạn cũng như quay lại khách sạn của khách.
Tổng Công ty tập trung nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng
cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn, lữ hành. Đồng thời cũng sử dụng ưu thế của mình trong các dịch vụcó liên quan đểđầu tư và kiểm soát các dịch vụ hỗ trợ, sử dụng lợi thế để chun mơn hóa nhằm phát triển một cách hiệu quả, bền vững và tối đa hóa năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.