Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 74 - 76)

* Ưu điểm:

Qua kết quả phân tích trên đây cho thấy quản lý hoạt động bồi dưỡng HSYK nhìn chung đã đạt kết quả tương đối tốt thể hiện:

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém đã trở thành yêu cầu bắt buộc hàng năm trước khi bước vào năm học mới. Cơ bản đã phát huy tính tự giác, trách nhiệm của giáo viên trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, hồ sơ giáo án đầy đủ và tương đối có chất lượng, việc kiểm tra

đánh giá đảm bảo tính chính xác, cơng bằng...; Việc quản lý, sử dụng thiết bị đồ

dùng dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông tương đối nghiêm túc,

đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương- tình thương- trách nhiệm” trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém. Đa số cán bộ giáo viên đã có ý thức tốt trong cơng việc của mình, thực sự trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Công tác thi đua khen thưởng đã có những đổi mới thiết thực góp phần thúc

đẩy phong trào dạy và học ở nhà trường.

* Hạn chế

Tuy nhiên, qua phân tích đã bộc lộ một số hạn chế, nếu được khắc phục kịp thời sẽ tạo sự đồng bộ trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém

trong đó là:

Việc duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém hàng năm của

xuyên trong suốt năm học;

* Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế

- Nguyên nhân ưu điểm:

Để có sự thành công trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSYK, cần sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan của chủ thể quản lý, đối

tượng và khách thể quản lý cũng như môi trường luôn biến động phức tạp để tạo

thành, trong đề tài tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Do có sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, có

qui định cụ thể về hồ sơ của quản lý, của công tác bồi dưỡng và thường xuyên có tổ chức kiểm tra, thanh tra;

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, có ý

thức phấn đấu tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời có trách nhiệm

trong giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người thầy giáo;

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng trường học, nên cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp ứng được yêu

cầu cho hoạt động dạy và học, trang thiết bị được đầu tư tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học.

- Nguyên nhân hạn chế

Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSYK có hiệu quả,

phải tìm được những ngun nhân dẫn đến sự hạn chế như đã đề cập trên đây, qua phân tích chúng ta thấy những nguyên nhân cơ bản là:

Việc duyệt kế hoạch và theo dõi, kiểm tra thực hiện trong suốt năm của hiệu trưởng chưa thành nề nếp. Thực tế hiện nay do trường THCS có nhiều cơng việc, nên hầu hết hiệu trưởng không trực tiếp làm mà uỷ quyền hoàn toàn cho phó hiệu trưởng, dẫn đến hiệu trưởng không sâu sát, việc duy trì các hoạt động

thường xuyên trong suốt năm học bị sao nhãng, kém hiệu quả. Việc uỷ quyền cho tổ trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém, việc kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên chưa có hiệu quả. Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ quản lý, trong giáo viên cịn hình thức, khơng áp dụng thực tiễn trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)