Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu ké mở trường THCS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 34 - 36)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu ké mở trường THCS

1.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu ké mở trường THCS

Trong các hoạt động bồi dưỡng HSYK (học sinh yếu kém) thì việc xây dựng

kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

i, Khảo sát tình hình HSYK để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức

việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

- Khảo sát lập danh sách học sinh giỏi, học sinh yếu các môn học, các lớp bằng cách tìm hiểu kỹ học sinh ngay từ đầu năm học. Nắm chắc tâm lý của HSYK.

Đặc điểm nổi bật trong tư duy của những học sinh yếu kém là thói quan lao động trí

óc khơng bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Trong học tập, các em không biết lật đi, lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ thiếu sâu sắc về vấn đề học tập. Đa số

các em khơng hiểu bài nhưng khơng biết mình khơng hiểu ở chỗ nào. Các em có

luận hay hay hiện tượng học sinh yếu kém ít tìm hiểu ngun nhân, ý nghĩa hoặc những diễn biến và hậu quả của sự việc hiện tượng đó.

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng về phương pháp, bồi dưỡng về kỹ năng, bồi dưỡng về lỗ hổng kiến thức, bồi dưỡng về động cơ học tập...

- Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng HSYK bị hổng kiến thức từ lớp dưới, HSYK đầu khối, HSYK cuối cấp, HSYK về các bộ môn và HSKY về một bộ mơn... Từ sự phân tích đặc điểm nhận thức của học sinh yếu kém qua kết quả

nghiên cứu của một số nhà khoa học cho thấy: khả năng tư duy lý luận còn thấp so với yêu cầu; trình độ các thao tác tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt

cịn thiếu tồn diện, hệ thống. Trí thức, thói quen được hình thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các thao tác trí tuệ của học sinh yếu kém Khả năng ghi nhớ có chủ định chậm được hình thành, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của học học sinh yếu kém cịn yếu. Trí tưởng tượng của học sinh yếu kém mờ nhạt và thiếu sinh động.

- Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng theo chuyên đề, ...

ii, Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng nghiệp HSYK

Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để

người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ

như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì HSYK cần đạt được mức độ như

thế nào so với các yêu cầu.

iii, Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt

động bồi dưỡng.

Đầu năm học, nhà trường tổ chức kĩ khâu bàn giao lớp, giáo viên lớp trên cung

cấp đầy đủ thông tin của học sinh, đặc biệt là học sinh có dấu hiệu học kém để giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng tiếp cận học sinh.

Lựa chọn giáo viên bồi dưỡng HSYK: Yêu cầu chung đội ngũ giáo viên cần yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm khá vững vàng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy

Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn

ai, ở đâu để làm giáo viên bồi dưỡng, thời gian, chi phí cho mọi hoạt động bồi

dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như phòng, thiết bị hỗ trợ...) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì các chức năng khác đều phải dựa vào nó để hướng vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)