Biện pháp 5: Xây dựng và tạo dựng cơ chế tạo động lực cho GV dạy bồ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 96 - 98)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu ké mở cụm trường

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và tạo dựng cơ chế tạo động lực cho GV dạy bồ

dưỡng học sinh yếu kém.

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nhằm tạo động lực để giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém nhiệt tình, hăng say với công việc, đồng thời cũng tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho giáo

viên ổn định cuộc sống gia đình.

Tạo động lực cho giáo viên và học sinh nhằm thúc đẩy tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, qua đó khẳng định được vị thế của nhà trường, nâng

cao chất lượng giáo dục.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Vấn đề phụ cấp thâm niên của nhà giáo tiếp tục được khẳng định tại Luật

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010). Cùng với đó là cải cách, thay đổi chính sách tiền lương để phù hợp với đời

sống hiện nay; thay đổi một số chế độ đối với người trong diện chính sách, người

có cơng, cán bộ hưu trí. Theo Chủ tịch nước, cải cách tiền lương và các chế độ

chính sách là việc phải làm và sẽ thực hiện theo lộ trình phù hợp với các điều kiện hiện có.

Thực hiện theo công số 173/ SGDĐT-TTr “V/v hướng dẫn quản lý và sử dụng phí dạy 2 buổi/ngày; phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường” có quy định

như sau:

- “Đơn vị xây dựng Kế hoạch hoạt động dạy 2 buổi/ngày hoặc dạy thêm học thêm, kèm dự tốn thu - chi; dự tốn thu chi có khấu trừ giáo viên dạy đủ tiết chuẩn

học; được thống nhất giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh bằng văn

bản; được phê duyệt của Phòng Giáo dục Đào tạo đối với cấp Tiểu học, THCS - Sở Giáo dục Đào tạo đối với cấp THPT và GDTX”. Và cơng văn cũng có quy định số tiền một tiết dạy của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu, kém hoặc 2 buổi/ ngày

đối với bậc THCS là không quá 52 % mức lương tối thiểu/tiết ( đã trừ tiết chuẩn nếu

có thừa giờ).

+ Các ngành, các cấp có liên quan nên có quy định thêm một số việc cụ thể rõ ràng về chế độ tiền lương cho giáo viên dạy lớp bồi dưỡng học sinh yếu kém nếu họ dạy mà khơng có thừa giờ (sau khi đã trừ giờ chuẩn).

+ Cần có sự phân cơng hợp lý trong giảng dạy chính khóa và bồi dưỡng học sinh yếu kém sao cho tương xứng. Việc phân công vừa đảm bảo giáo viên theo sát đối tượng học sinh yếu kém trên lớp vừa có thời gian kèm cặp HSYK ở các lớp học trái buổi. Tránh tình trạng quá tải đối với những giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém dễ dấn đến tâm lý mệt mỏi, chán nản, hiệu quả bồi dưỡng sẽ không đạt yêu cầu.

+ CBQL, GVCN phải làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện PHHS của trường, của lớp để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của Hội phụ huynh học sinh cho hoạt

động dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém.

+ CBQL phải có khen thưởng, thi đua khuyến khích hỗ trợ kịp thời cho

những giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh có tiến bộ đồng thời cũng phải nhắc nhở, phê bình những giáo viên làm khơng tốt công tác này.

Thi đua - khen thưởng phải kịp thời, tránh hình thức trong triển khai các

phong trào thi đua, bình xét phải cơng bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí

tiêu chuẩn cụ thể, hợp lý.

Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của nhà trường là

nâng cao chất lượng đội ngũ GV, học tập và tu dưỡng của HS, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Xây dựng quy chế khen thưởng rõ ràng; cần đặt ra chỉ tiêu thi đua, mức khen thưởng cụ thể ngay từ đầu năm học

Tổ chức lễ biểu dương khen thưởng tại những địa điểm thật long trọng và ý nghĩa, tạo khơng khí trang nghiêm, nhiều cảm xúc; Công tác thi đua, khen thưởng

dù nhỏ như vậy nhưng đã góp phần rất lớn để động viên khuyến khích sự cố gắng

của nhà trường, giáo viên và học sinh.

Nói chung, nếu có sự quan tâm nhiều hơn nữa về chế độ tiền lương cho giáo viên và chế độ tiền lương cho giáo viên dạy lớp bồi dưỡng học sinh yếu kém nói

riêng sẽ giúp những người “lái đị” an tâm cơng tác hơn, họ sẽ không lo toan cuộc sống mưu sinh của gia đình, mà họ sẽ đầu tư tốt hơn trong công tác giảng dạy cũng như công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém.

Nói tóm lại: Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân, nó

không là của riêng ai. Thực hiện lời Bác dạy: “ Vì sự nghiệp mười năm trồng cây. “ Vì sự nghiệp trăm năm trồng người”

Vậy chúng ta hãy cùng nhau góp sức cho sự nghiệp này ngày càng phát triển

để tạo ra những tài năng cho đất nước mai sau, để thế hệ đàn em của chúng ta đem

kiến thức góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, sánh vai với các

nước trên thế giới.

Có thể thấy, đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường, giáo viên và học sinh phải hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của cơng tác thi

đua khen thưởng;

Phải thành lập Hội đồng đua khen thưởng gồm các bộ phận: Ban giám hiệu,

tổ chức cơng đồn, Đồn đội, Ban cha mẹ học sinh…; Hội đồng phải có quy chế

hoạt động rõ ràng, có theo dõi, đánh giá chi tiết, cơng tâm, đảm bảo động viên kịp

thời;

Kế hoạch thi đua khen thưởng của nhà trường phải được hội đồng sư

phạm nhà trường nhất trí cao, được tuyên truyền rộng rãi tới mọi tổ chức, mọi người dân, các doanh nghiệp,…; Qua đó kêu gọi được sự quan tâm của mọi người dân, các tổ chức cùng tham gia hỗ trợ, đóng góp trí lực, vật lực.

Lãnh đạo nhà trường có thể tranh thủ sự đồng tình của các cấp quản lý, chính quyền địa phương, gia đình để tăng phụ cấp, khen thưởng cho GV có thành tích

trong hoạt động bồi dưỡng HSYK.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)