3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu ké mở cụm trường
3.2.3. Biện pháp 3 Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém
a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
CSVC kỹ thuật, trang thiết bị là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động
bồi dưỡng HSYK.Bởi vậy, tăng cường CSVC kỹ thuật nhằm mục đích cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất góp phần nâng cao chất lượng HSYK. Bên cạnh đó,
các điều kiện khác như mơi trường sư phạm, chế độ chính sách, kinh phí… cũng có ý nghĩa quan trọng.
Việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh có ý nghĩa rất lớn vì có đầy đủ cơ sở vật chất sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và giúp cho học hứng thú hơn vì các em được tiếp xúc những vật như thật, những hình ảnh minh họa sinh động... góp phần vào việc nâng cao chất lượng tiết dạy có hiệu quả.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Làm cho đội ngũ giáo viên các trường THCS nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trong việc thực hiện tổ chức hoạt động bồi
dưỡng HSYK từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học, khai thác cơ sở vật chất vào hoạt động dạy học và giáo dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng HSYK theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Lãnh đạo các trường THCS nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trong việc thực dạy học theo đổi mới giáo dục, từ đó có tinh thần trách nhiệm trong quản lý chỉ đạo sử dụng tốt cơ sở vật chất, có ý thức xây
dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.
Tổ chức, rà soát, thống kê danh sách học sinh, trang bị cơ sở vật chất làm cho bộ mặt vật chất, đội ngũ giáo viên, khung cảnh của nhà trường làm sao cho tồn trường tốt lên ý nghĩa giáo dục, tạo môi trường sư phạm lành mạnh và có tác dụng gây hứng thú cho các em ham học để lĩnh hội lại những kiến thức đã bị mất căn bản trong thời gian qua.
- Đầu tư trang thiết bị nhà trường. Trang thiết bị trong nhà trường là thành
phần không thể thiếu được trong quá trình bồi dưỡng HSYK. Trang thiết bị hiện đại
đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào nhà trường sẽ cho phép giới
thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm cho học sinh hơn, có điều kiện tối ưu hóa q trình học tập, làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh.
Lãnh đạo các trường THCS cần quán triệt để GV nhận thức đầy đủ về vị trí vai
trị của các nguồn lực để thực hiện các hoạt động dạy học mà trong đó CSVC và các thiết bị dạy học là quan trọng nhất. Thiết bị dạy học khơng cịn giữ vai trò minh hoạ cho bài giảng của thầy như trước kia ta đã quan niệm, giờ đây nó đã được xem là
một phương tiện nhận thức của HS, để HS sẽ phải làm nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Thiết bị dạy học còn là một bộ phận của PPDH (sử dụng nó như là một phương pháp) và nó cũng là nội dung kiến thức (thiết bị dạy học khi
được sử dụng đều hàm chứa những nội dung kiến thức). Do đó, thiết bị dạy học có ý
Trên cơ sở đó, thực hiện được mục tiêu bài học đề ra cả về kiến thức, kỹ năng,
phương pháp tư duy và phương pháp tự học. Đổi mới việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học chính là GV hướng dẫn cho HS làm các thí nghiệm, quan sát các mơ hình, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, bức tranh, hay xem cuốn băng, đĩa CD, nghe một đoạn
văn….từ đó rút ra nhận xét và kết luận. Quản lý thiết bị dạy học:
- Lãnh đạo cần phải tham mưu với các cấp uỷ Đảng, UBND quận, Sở GD-
ĐT, Phòng GD&ĐT để được hỗ trợ xây dựng các phòng đồ dùng, phòng chức năng,
phịng bộ mơn.
Lãnh đạo Nhà trường cần xây dựng phịng học bộ mơn, đây cũng là cách làm mới trong các nhà trường ở nước ta. Phòng học bộ môn sẽ tạo điều kiện học tập tốt cho HS, thuận tiện cho GV, khắc phục được tâm lý ngại mượn, trả và sử dụng đồ
dùng dạy học. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn tài chính ở các trường này cịn gặp nhiều khó khăn do chưa thể có nhiều phịng học và khơng đủ các thiết bị để đầu tư. Vì vậy, trước mắt cần đầu tư từng bước để mỗi trường xây dựng được từ một đến
hai phòng để phục vụ cho giảng dạy tốt hơn.
- Phân công nhân viên phụ trách các phòng thiết bị.
Hiện tại các trường THCS quận Hồng Mai cịn thiếu và cán bộ thư viện kiêm nhiều việc vẫn chưa có nhân viên phụ trách thiết bị được đào tạo bài bản mà
mới chỉ được qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 3 tháng nên trình độ và năng lực quản lý thiết bị cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo các trường này cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý các thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSYK một cách chặt chẽ với các vấn đề sau:
+ Có thể lấy GV dạy các bộ môn khoa học tự nhiên (dạy Vật lý hoặc Hố học) làm cơng tác quản lý thiết bị kiêm nhiệm.
+ Tuỳ theo số lớp của từng trường mà tính số giờ kiêm nhiệm cho GV này + Giao trách nhiệm cho người phụ trách là thống kê danh mục các loại đồ
dùng, thiết bị hiện có ở tất cả các mơn học; đơn đốc GV mượn- trả, ghi chép việc
mượn- trả vào sổ nghiệp vụ cẩn thận; thông báo kịp thời hàng tuần về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của GV; báo cáo tình trạng mất mát, hư hỏng với BGH; đề
hoá chất đã hết; kiểm tra vệ sinh, bảo dưỡng theo kế hoạch định kỳ.
- Quản lý phòng thiết bị đồ dùng theo qui định của Bộ GD- ĐT. Yêu cầu
phòng đồ dùng:
+ Trong phịng phải có bản nội qui, lịch mượn - trả thiết bị đồ dùng, lịch vệ sinh, bảo dưỡng.
+ Trong phịng phải có đủ tủ đựng, giá để các đồ dùng, giá treo tranh ảnh,
bản đồ, cần sắp đặt khoa học, bố trí sắp xếp theo mơn, theo khối lớp, theo thể loại. Các loại hoá chất phải có nhãn, tranh ảnh để trên giá dễ lấy và tiện sử dụng, khu vực
để thiết bị đều có các bản chỉ dẫn, giới thiệu rõ ràng.
+ Hồ sơ phịng đồ dùng: Gồm có sổ danh mục các thiết bị dạy học, thống kê
đầy đủ các loại đồ dùng có trước khi thực hiện thay sách, đồ dùng do dự án THCS
cấp, đồ dùng tự tạo, sổ ghi chép thiết bị khoa học từng môn, từng lớp, có thể mỗi
mơn một sổ, sổ theo dõi mượn- trả, mỗi tổ chun mơn cũng phải có một sổ riêng. - Chỉ đạo phong trào tự làm dồ dùng dạy học.
+ Tất cả các GV đều phải làm đồ dùng dạy học, đảm bảo chỉ tiêu mỗi GV ít nhất phải làm được 2 đồ dùng có chất lượng trong một năm học.
+ Hướng dẫn GV cách làm: nghiên cứu kỹ chương trình, đối chiếu với danh mục đồ dùng đã có, chọn những bài chưa có đồ dùng, đưa ra ý tưởng làm đồ dùng trước tổ, nhóm chun mơn để thảo luận, sau khi thống nhất trong tổ, nhóm đề nghị BGH duyệt. Với những đồ dùng có qui mơ và kích thước lớn, GV đưa ra ý tưởng và mẫu thiết kế, BGH duyệt và thuê thợ làm.
+ Yêu cầu đồ dùng tự tạo phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, phù hợp với chương trình, PPDH bộ môn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, nhất là học sinh yếu kém, sử dụng đạt hiệu quả cao, kết cấu gọn nhẹ, dễ sử dụng, gây hứng thú học tập cho HS, đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý, dễ tháo lắp, tiết kiệm thời gian trên lớp,
đảm bảo an toàn trong sử dụng và bảo quản. Thiết bị đồ dùng tự tạo mang tính sáng
tạo, khơng phụ thuộc vào mẫu SGK, đảm bảo tính kinh tế, tính khả thi. - Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học.
Ngồi việc xây dựng các phịng chức năng, phịng bộ mơn, phịng thực hành, sắp xếp, phân loại đồ dùng cho dễ mượn, dễ trả…HT cần xây dựng qui định bắt
+ Tất cả các tiết dạy có đồ dùng đều phải sử dụng đồ dùng để dạy học; phấn
đấu 90% trở lên số tiết dạy có đồ dùng.
+ Mỗi tổ chuyên môn, mỗi GV đều phải thống kê đồ dùng của mỗi mơn,
khối lớp mình dạy.
+ Các tiết thực hành để được thực hiện nghiêm túc, cần có đầy đủ thiết bị,
nguyên vật liệu thực hành.
+ GV có sổ đăng lý mượn đồ dùng, đầu tuần lên danh mục thiết bị để mượn. Ngoài việc xây dựng các qui định đối với GV, HT cần thực hiện một số việc: + Tăng cường kiểm tra sổ mượn đồ dùng của GV, nghe nhân viên hoặc GV phụ trách thiết bị phản ánh về tình hình sử dụng đồ dùng thiết bị trong tuần, dự giờ thăm lớp để chỉ đạo kịp thời việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Tổ chức hội thảo trong tổ về việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trên cơ sở sử
dụng thành thạo GV mới hướng dẫn được cho HS sử dụng trong các tiết học, trong phịng thực hành.
- Chi đạo cơng tác thư viện.
Xây dựng phịng thư viện chuẩn (có phòng đọc cho GV và HS), tăng cường
các loại sách báo, tài liệu tham khảo làm phong phú thêm tủ sách nhà trường. Trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn, GV về việc mua sắm sách tham khảo, các loại báo và tạp chí cần thiết, đồng thời lập danh mục các loại tài liệu trong thư viện.
Quản lý các loại sách báo, tài liệu hiện có, qui trình theo dõi mượn- trả, phục vụ bạn đọc, kế hoạch bảo quản, kế hoạch mua sắm thêm, mua sắm bổ sung, nội qui thư viện, các loại sổ sách theo dõi, quản lý sách báo, tài liệu… đều phải chặt chẽ như quản lý thiết bị đồ dùng nói trên.
Phải có nhân viên quản lý thư viên được đào tạo bài bản, đúng chuẩn và nhân viên này phải có năng lực quản lý thư viện tốt trong thực tế.
Để thực hiện được, lãnh đạo các trường cần thực hiện:
Tổ chức quản lý tốt toàn bộ trang thiết bị đã được đầu tư từ các nguồn khác
nhau, phân công giao trách nhiệm rõ ràng, cụ thể bằng văn bản cho người phụ trách. Xây dựng các qui định về việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học cho GV Tổ chức tập huấn việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, quán triệt tinh thần
Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức các cuộc thi làm đồ
dùng, thiết bị.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng.
Đối với GV cần thực hiện tốt các qui định, tự giác nâng cao trách nhiệm và
thực sự đổi mới trong việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ghi sổ mượn- trả đồ dùng dạy học.
Đối với tổ chuyên môn cần thống kê các danh mục đồ dùng, xây dựng kế
hoạch mượn- trả. Tổ chỉ đạo làm đồ dùng tự tạo, việc sử dụng trên lớp, mở các
chuyên đề bồi dưỡng, phân công người phụ trách thiết bị, có kế hoạch sửa chữa.