Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 79 - 82)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu ké mở cụm trường

3.2.1. Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

sinh về tâm quan trọng của công tác quản lý bồi dưỡng học sinh yếu kém trong nhà trường

a. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Nhận thức có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình làm chuyển biến hành động của một tổ chức, cá nhân. GV là đội ngũ quan trọng trong nhà trường vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong q trình phát triển của nhà trường nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung,

việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV là một khâu quan trọng và cần đặt lên hàng đầu, từ việc nâng cao nhận thức sẽ làm nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng

lực, nâng cao niềm tin sư phạm, phát triển tình cảm yêu nghề. Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo ngành, nhà trường: Chi bộ, Ban giám hiệu, Cơng đồn

trường, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể GV

trong toàn trường. Giúp cho GV nhận thức rõ tính cấp thiết và nhận thức đúng đắn, đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao

chất lượng giáo dục; đặc biệt chất lượng dạy học trong nhà trường.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng HSYK là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV lập kế hoạch tổ chức, và kiểm tra

đánh giá.

Do đó, việc nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng HSYK nhằm giúp

cho đội ngũ GV thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự

chuyển biến về nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm cao, tích cực đối với hoạt động bồi dưỡng HSYK, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển

nhà trường.

Giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh yếu kém sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và nhà nước, quy định của ngành giáo

dục và đào tạo, của nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSYK phù hợp với đặc

thù của trường.

Nhà trường muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSYK, muốn khẳng định vị thế - uy tín - chất lượng của mình ở địa phương và trong khu vực, ngồi việc chú trọng đến bồi dưỡng HSG thì cũng phải luôn quan tâm đến bồi dưỡng HSYK, nâng tỉ lệ người học có kết quả đạt yêu cầu lên cao hơn nữa, trước tiên chúng ta phải chú trọng đến vấn đề giáo viên: Đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đào tạo, có

phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có chí hướng cầu tiến bộ.

Quản lý nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng HSYK là nâng cao nhận thức

về vai trò, trách nhiệm của HT, đội ngũ GV và các đoàn thể chính trị trong nhà

trường đối với công tác này. Trong yêu cầu của sự phát triển và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay của thành phố nói chung, của các trường

THCS quận Hồng Mai nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải hoạt động bồi dưỡng

HSYK là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy, nhận thức về hoạt động bồi dưỡng HSYK vừa là mục tiêu vừa là biện pháp thực hiện nhằm hoạt động bồi

dưỡng HSYK quận Hoàng Mai.

Hiệu trưởng, các CBQL phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về hoạt động bồi dưỡng HSYK; phải xem công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng QL nhà trường của HT; phải xác định việc hoạt động bồi dưỡng HSYK là phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi HS để thực hiện có hiệu quả cao về cơng tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời HT cần nghiên cứu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường chất lượng

GD của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ HS trong nhà trường hiện nay; cần sử dụng nhiều hình thức tác động và làm cho đội ngũ GV có nhận thức đúng đắn. Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện các cơng việc sau:

Đầu tiên là CBQL của Phòng GD&ĐT, CBQL của các nhà trường cần tìm

dưỡng HSYK. Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc các

hoạt động bồi dưỡng HSYK, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ,

GV trong nhà trường noi theo.

Bằng nhiều hình thức, quán triệt trong Ban giám hiệu, Chi ủy Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên

truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND thành phô, của Sở GD&ĐT về việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng HSYK trong

nhà trường. Xây dựng các kế hoạch, ra các văn bản, quyết định có tính chất chiến

lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các CBQL và các tổ chức khác trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động

bồi dưỡng HSYK. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ chức khác trong nhà trường. Để công tác tuyên truyền muốn đạt kết quả tốt cần thực hiện

tốt các bước sau:

- Tìm hiểu đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của CBQL và GV trong

nhà trường.

- Đề xuất những nội dung tuyên truyền, quán triệt các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết về giáo dục về hoạt động bồi dưỡng HSYK hiện hành để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với các thành phần đối tượng.

- Quy định cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống cùng thực hiện mục tiêu.

- Cung cấp và bổ sung hệ thống văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và các chế định hiện hành về hoạt động bồi dưỡng HSYK trong giáo dục.

- Soạn thảo những nội dung cần tuyên truyền quán triệt.

- Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết và giao ban rút kinh nghiệm về những công việc và kế hoạch đề ra.

+ Rà sốt lại tồn bộ số lượng giáo viên, cán bộ quản lí của nhà trường về: Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng truyền thụ, kinh nghiệm dạy bồi dưỡng HSYK. Để từ đó có kế hoạch, lập dự trù kinh phí kịp thời và có biện pháp tối ưu, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện và hồn thành tốt nhất cơng tác bồi dưỡng HSYK.

+ Tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên có cơ hội tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm,... phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả hơn.

+ Tổ chức tun truyền, động viên, khích lệ những giáo viên có năng lực có sáng tạo, linh hoạt chủ động, có ý thức, tự tìm tịi học hỏi, tự phấn đấu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, những sáng kiến có giá trị thực tế áp dụng được vào thực tiễn công tác giảng dạy ở nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cụm trường trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)