Sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR

3.3.2.4 Sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC

a. Tình hình sản xuất nơng nghiệp của người dân khu TĐC Bảng 3.9: Quy mô sản xuất nông nghiệp của người dân

Đơn vị: sào/hộ

Loại cây trồng/ vật nuôi

Quy mô

Trước TĐC Sau TĐC

Số hộ tham gia Số lượng Số hộ tham gia Số lượng

Lúa nước 50 5,44 50 2,90 Lúa nương 36 3,33 27 2,11 Hoa màu 50 10,26 50 3,28 Cây ăn quả 31 5,35 20 2,35 Cây công nghiệp 27 4,89

Ao cá 17 3,00 7 1,14 Trâu 50 3,12 39 1,64 Bò 49 3,92 39 1,82 Dê 37 4,05 19 1,89 Lợn 41 1,95 31 1,52 Gia cầm 42 40,48 36 12,92 “Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. Sau khi phân tích số liệu thu thập được từ phỏng vấn hộ gia đình (qua bảng số liệu 3.9) dể dàng nhận thấy: quy mô SXNN của người dân tại khu TĐC giảm nhiều so với nơi ở cũ. Cụ thể như sau:

Về lúa nước, diện tích canh tác giảm từ 5,44 sào xuống còn 2,90 sào so với trước kia. Trên địa bàn cũ đất canh tác lúa nước của người dân nhiều và màu mỡ hơn hiện giờ, người dân canh tác rất dễ dàng. Còn về khu TĐC, đất sản xuất lúa nước của người dân khô cằn, đất pha trộn đá gây khó khăn cho q trình làm đất

suất lúa ở địa bàn mới cũng ít hơn so với trước kia. Đất canh tác không những thiếu mà cịn khó canh tác, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo lương thực cho cuộc sống hằng ngày của người dân.

Về canh tác lúa rẫy, người dân địa phương vẫn giữ nguyên phương thức canh tác cũ. Diện tích lúa rẫy so với trước kia giảm cịn trung bình 2,11 sào/hộ do nơi ở mới diện tích đất canh tác hạn hẹp và kém phì nhiêu, điều này cũng đồng nghĩa với năng suất và sản lượng lúa giảm nhiều so với nơi ở cũ.

Về cây màu: Diện tích đất trồng các loại cây hoa màu giảm rất nhiều so với nơi ở cũ, hiện giờ diện tích các loại cây hoa màu giảm gần 3 lần so với trước kia. Theo người dân địa phương thì diện tích đất ở nơi ở mới canh tác khó khăn hơn nơi ở cũ rất nhiều. Nguyên nhân là do trong q trình giải phóng mặt bằng để giao đất sản xuất cho người dân ban quản lý dự án đã tiến hành san ủi trên các quả đồi quá dốc, quy trình khai hoang bất hợp lý, đất bị xói mịn, rửa trơi mất hết chất dinh dưỡng, ngoài ra tỉ lệ đá lẫn trong đất tương đối cao nên người dân khó có thể tiến hành sản xuất được. Chính vì những trở ngại đó mà năng xuất và sản lượng cây trồng cũng ít hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Trên nơi ở mới người dân chủ yếu là trồng sắn và khoai lang, còn lại một số cây trồng khác như ngô, rau các loại sinh trưởng rất khó khăn trên loại đất này.

Về cây ăn quả: Do có sự thay đổi về nơi ở và điều kiện sản xuất nên diện tích đất trồng cây ăn quả của các hộ ở thôn Cân Tơm 2 cũng có sự thay đổi đáng kể, diện tích trồng cây ăn quả trước kia của hộ gấp 2 lần diện tích bây giờ. Tất cả diện tích trồng cây ăn quả trước kia của các hộ khơng cịn nữa thay vào đó ở nơi ở mới hộ mới bắt đầu trồng các loại cây như mít, xồi, vải, nhãn...Tuy nhiên các loại cây trồng này phát triển rất kém do đất đai cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng.

Về cây công nghiệp: Hầu như diện tích cây CN của các hộ gia đình đều bị mất trắng. Trong thơn số hộ có trồng cây cơng nghiệp chỉ cịn lại 1 vài hộ và chủ yếu là số cây trồng còn lại trên diện tích đất cũ, do diện tích đất đai ở đây quá xấu không phù hợp để phát triển cây cà phê, hồ tiêu và chuối.

Diện tích các loại đất canh tác của người dân khu TĐC Cân Tơm 2 có sự thay đổi. Tuy nhiên, mức độ thay đổi khác nhau về cả số lượng và chất lượng. Diện tích đất canh tác các loại cây trồng đều giảm xuống và chất lượng đất ở đây cũng có sự thay đổi nhiều hơn, hiện giờ đất canh tác là đất đá thay cho đất thịt màu mỡ và đất phù sa trước kia.

Từ những phân tích trên cho biết sự thay đổi về cơ cấu diện tích đất canh tác của các hộ trước và sau TĐC có sự khác nhau rõ ràng. Với tình trạng diện tích đất ít ỏi và cằn cỗi như vậy, người dân khó có thể đạt mức sản lượng và các sản phẩm hoa màu như trước. Đó là chưa kể, khi cộng đồng đi vào ổn định cuộc sống, dân số gia tăng thì nhu cầu về đất đai cho sản xuất sẽ càng trở nên bức thiết.

Về hoạt động chăn nuôi, theo người dân cho biết tại nơi ở cũ chăn ni trâu bị tương đối phát triển, nhờ có diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả rộng lớn. Trung bình mỗi hộ có khoảng 5-7 con trâu bò. Nhưng khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2, hoạt động chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn do thiếu bãi chăn thả và dịch bệnh phát triển phức tạp mà khơng có cán bộ thú y hướng dẫn bà con cách chăm sóc cho gia súc. Chính vì vậy mà số lượng trâu, bị ở nơi ở mới giảm nhiều so với nơi ở cũ. Ngoài ra số lượng gà, dê, lợn cũng giảm đi so với nơi ở cũ. Đặc biệt là gà, do nơi ở mới thường xuyên xảy ra dịch bệnh, gà hay bị chết nhiều do đó mà nhiều hộ khơng mặn mà gì với chăn ni gà nữa.

Qua những phân tích trên có thể biết được: đời sống của người dân tại nơi ở mới gặp rất nhiều khó khăn và người dân chưa có định hướng mới nhằm phát triển sinh kế của hộ. Vì vậy, áp lực lên TNR tại khu vực xung quanh khu TĐC ngày càng tăng lên.

b. Thu nhập của người dân trước và sau khi TĐC

Với quy mô SXNN bị ảnh hưởng do tác động của thủy điện A Lưới và diện tích đất trồng cây lâm nghiệp bị suy giảm dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân so với trước khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2 (được thể hiện thông qua bảng số liệu 3.10):

Bảng 3.10: Cơ c Nguồn thu Số hộ Trồng trọt 50 Chăn nuôi 50 Thủy sản 18 Lâm nghiệp 50 Khác 49 Biểu đồ 9.78% 22.34%

: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trước và sau TĐC

Trước TĐC Sau TĐC

ố hộ Triệu đồng/năm Số hộ Tri

50 13,72 50 50 5,59 50 18 3,44 13 50 7,86 50 49 4,58 50

“Nguồn:Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014

3.1: Cơ cấu thu nhập của người dân trướ 38.99% 15.89% 9.78% 13.02% c và sau TĐC Sau TĐC Triệu đồng/năm 7,61 2,94 1,15 0,06 9,39 ứu thực địa, 2014”. ớc TĐC Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Khác

Biểu đồ

Kết quả từ 2 biểu đ thu nhập của hộ có sự khác (nơi ở cũ) thu nhập chủ y nghiệp. Tới nơi ở mới cũng Tuy vậy, mức độ đóng góp về vị trí. Hoạt động tạo động khác. Sự thay đổi diện tích trồng trọt ít hơn do đất đai cằn cỗi, khó canh bị dịch bệnh. Mặc dù vẫn thực sự chưa mang lại cho đủ để phục vụ nhu cầu c sống của người dân khó khăn

Hai biểu đồ trên thể sau khi mất đất rất rõ rệt. trồng trọt và chăn nuôi (chi khác chỉ chiếm một phần trồng trọt và chăn nuôi gi số tiền tương ứng lại ít hơn

0.28% 44.40%

ồ 3.2: Cơ cấu thu nhập của người dân sau TĐC

đồ 3.1 và 3.2 cho thấy cơ cấu đóng góp các khác nhau giữa hai thời điểm trước và sau TĐC

yếu của người dân là từ hoạt động trồng trọt, ũng gần tương tự, chỉ thay lâm nghiệp bằng ho góp vào cơ cấu các hoạt động tạo thu nhập lại

thu nhập chính trước kia là trồng trọt cịn hi này là vì tới nơi ở mới điều kiện sản xuất hơn rất nhiều, năng suất trên một đơn vị diện canh tác, cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát ẫn là hoạt động tạo thu nhập chính nhưng tr cho người dân hiệu quả kinh tế, sản phẩm từ

của gia đình chứ chưa nói đến làm hàng hóa, khăn trăm bề và thiếu đói là một vấn đề bức ể hiện sự thay đổi cơ cấu thu nhập của ngư ệt. Trước khi mất đất, kinh tế của hộ phụ thu

(chiếm 54,87%) và lâm nghiệp (chiếm 22,34%). ần rất nhỏ khoảng 13,02%. Nhưng sau khi giảm cịn 49,88%. Tuy số % khơng thay đổi hơn rất nhiều so với thu nhập từ nơi ở cũ. C

35.98% 13.90% 5.44% 0.28% i dân sau TĐC các hoạt động tạo TĐC. Trước TĐC ọt, chăn nuôi, lâm hoạt động khác. ại có sự thay đổi hiện giờ là hoạt khó khăn hơn, tích cũng giảm phát triển kém, dễ trồng trọt ở đây trồng trọt chưa hóa, do đó mà đời thiết ở nơi đây. người dân trước và

thuộc chủ yếu vào 22,34%). Thu nhập khi bị mất đất thì đáng kể nhưng Cụ thể như sau: Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp Khác

trồng trọt và chăn nuôi ở nơi ở cũ chiếm 54,87% tương ứng với 19,31 triệu đồng/hộ, cịn ở nơi ở mới thì số tiền đó chỉ được 10,55 triệu đồng/ hộ. Như vậy, có thể nhận thấy sự chênh lệch lớn trong cơ cấu thu nhập này.

Về lâm nghiệp chỉ cịn 0,28% do diện tích cây mới trồng chưa cho thu hoạch và đất xấu nên cây chậm phát triển. Các hoạt động sinh kế khác (làm thuê, dịch vụ…) tăng lên chiếm gần 44,40% trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ.

Người dân đã cải thiện kinh tế của hộ gia đình bằng các hoạt động sinh kế khác như: làm th, bn bán tạp hóa, dịch vụ xay xát lúa… Vào những mùa thu hoạch tràm, người dân đi làm thuê vác tràm, bốc vỏ tràm. Trung bình mỗi ngày thu nhập được khoảng 100 – 150 nghìn đồng/ người tùy theo năng suất lao động.

Hoạt động tạo thu nhập trên hộ có sự đa dạng hơn, một số hộ có 4 đến 5 hoạt động tạo thu nhập. Do trồng trọt và chăn nuôi tại nơi ở mới không được bền vững do yếu tố về điều kiện sản xuất khó khăn, dịch bệnh, mất mùa có thể xảy ra và gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, người dân phải đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập để đảm bảo duy trì cuộc sống khó khăn hiện tại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)