Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 2 : ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

Các đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hồng Thượng. Theo thống kê năm 2013, tồn xã có tổng số hộ: 500 hộ với 2.613 khẩu. Lao động trong độ tuổi khoảng 1.176 người, chiếm 45,00%.

Hồng Thượng là một xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Người dân tộc Paco chiếm 77,29% tổng số dân toàn xã, người Kinh chiếm 18,22%, còn lại là người thuộc các dân tộc: Cà Tu, Vân Kiều, Tà Ôi, PaHi và Tày.

Người dân xã Hồng Thượng nói chung và người dân khu TĐC Cân Tơm 2 nói riêng đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Bên cạnh đó, người dân cịn trồng các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp (tràm, bạch đàn...) để tăng thu nhập của hộ gia đình. Chăn ni phát triển cịn manh mún, nhỏ lẻ.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại xã chưa được đầu tư và phát triển, đặc biệt là khôi phục ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt zèng... Nguyên nhân do mẫu mã chưa đủ thuyết phục, hoặc một số sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng do tay nghề chưa được nâng cao. Đồng thời sản phẩm làm ra chủ yếu để tự cung tự cấp, chưa có thị trường tiêu thụ nên thu hút rất ít lao động tham gia. Vì thế hiệu quả kinh tế khơng cao thậm chí rất thấp so với loại hình kinh doanh khác. Chính vì vậy, hầu hết đồng bào các dân tộc đều sử dụng hàng hóa từ dưới đồng bằng lên, hàng hóa truyền thống của dân tộc ngày càng mai một dần làm mất đi giá trị văn hóa hóa của dân tộc mình, khơng những thế lao động nông thôn cịn thất nghiệp vì chưa tận dụng được các ngành nghề truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)