Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2 : ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý và địa hình

Thơn Cân Tôm 2 thuộc xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có những đặc điểm tự nhiên – xã hội tương tự xã Hồng Thượng. Thôn Cân Tôm 2 nằm về phía Bắc của xã Hồng Thượng. Toạ độ địa lý của xã Hồng Thượng được xác định ở 16 độ 29’32 vĩ Bắc, 107 độ - 107 độ 30’33 kinh Đông. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Phía Nam giáp xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; - Phía Tây giáp nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào;

- Phía Đơng giáp xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hồng Thượng nằm tiếp giáp với 3 xã: Sơn Thuỷ, Hương Phong, Phú Vinh, có đường Quốc lộ Hồ Chí Minh đi qua, điểm đầu đường Quốc lộ 49B A Lưới đi Huế, gần chợ Bốt Đỏ thuộc xã Phú Vinh, phía Tây địa bàn của xã có lịng hồ thuỷ điện A Lưới và rừng tự nhiên, do đó rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hố - xã hội với bên ngồi, nhất là tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua và điểm đầu đường Quốc lộ 49B A Lưới đi Huế.

Hình vẽ 2.1: Sơ đồ xã Hồng Thượng

Nhìn chung, địa hình xã bị chia cắt bởi các đồi núi và sông, suối tạo nên các gò đồi tương đối màu mỡ có độ dốc thoai thoải thuận lợi cho canh tác cây nông nghiệp, địa hình này cũng thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và nước tự chảy, đất bằng chủ yếu khu vực phía Đơng địa bàn theo dọc đường Hồ Chí Minh và nơi đây cũng là nơi dân cư sinh sống tập trung nhất. Diện tích tự nhiên 4.030,9 ha, chiếm 3,26% diện tích tự nhiên của huyện. Địa bàn xã hiện có 7 thôn và đang chuẩn bị thành lập 2 thôn mới (A Đên và Thượng Thái Sơn) thuộc khu TĐC Dự án thuỷ điện A Lưới. Trong đó: có 8 thơn nông nghiệp gồm: Kỳ Ré, Hợp Thượng, Cân Sâm, Cân Tôm, Cân Te, A Sáp và 2 thôn chuẩn bị thành lập (A Đên và Thượng Thái Sơn). Khu TĐC Cân Tôm 2 có địa hình đồi núi với độ dốc tương đối lớn hơn so với các khu vực khác trong xã. Đất bị rửa trôi, bạc màu và nhiều đá sỏi nên gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của người dân.

* Khí hậu

Thơn Cân Tơm 2 có đặc điểm khí hậu tương tự như xã Hồng Thượng nên có khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa Đơng tương đối lạnh của miền Bắc. Với 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm của xã là 21,50C. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ xấp xỉ 190C; tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 17,20C; tháng 6,7 có nhiệt độ cao nhất là 250C.

Lượng mưa bình quân hàng năm của xã Hồng Thượng là 3.242 mm, số ngày mưa trong năm là 218 ngày. Đặc trưng ở đây là khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đơng và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn. Độ ẩm tương đối cao, trung bình năm là 87%. Tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 10,11,12 với chỉ số 92% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 7 với 79%.

* Thủy văn

Hệ thống sông, suối, khe của xã Hồng Thượng có mật độ khá lớn, phân bố đều trên tồn xã. Trong đó, sơng A Sáp có trữ lượng nước lớn thuận tiện cho việc phục vụ SXNN cũng như cho sinh hoạt các hộ gia đình. Người dân tại khu TĐC Cân Tôm 2 chủ yếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên chưa có đường dẫn nước hồn chỉnh mà người dân thường sử dụng các vật dụng thô sơ và sức người để lấy nước và đi bộ khá xa. Bên cạnh đó trên địa bàn xã cịn có các hồ nước lớn là: A Râng, A Co, Căn Cưng.

* Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hồng Thượng và thôn Cân Tôm 2

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013 thì tổng diện tích tự nhiên của xã Hồng Thượng là: 4.028,75 ha. Trong đó đất nơng nghiệp và lâm nghiệp có 3.132,09 ha chiếm 77,52% [16]. Cơ cấu đất nông nghiệp phân chia theo bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hồng Thượng

TT CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH (HA) CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.028,75 100,00 Đất nông nghiệp 3.132,09 77,52

1 Đất sản xuất nông nghiệp 349,59 8,67

1.1 Đất trồng cây hàng năm 82,92 2,05 1.1.1 Đất trồng lúa 34,92 0,86 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 48,00 1,19

1.2 Đất trồng cây lâu năm 266,67 4,57

2 Đất lâm nghiệp 2.768,40 68,71

2.1 Đất rừng sản xuất 1.937,00 48,07 2.2 Đất rừng phòng hộ 831,40 20,64

3 Đất nuôi trồng thủy sản 14,10 0,14

“Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2013”. Với cơ cấu phân chia đất như trên có thể nhận thấy rằng: người dân xã Hồng Thượng có sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Cụ thể, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,67% với khoảng 349,59 ha. Trong đó, đất trồng cây hàng năm có 82,92 ha chuyên trồng lúa và các loại cây ngắn ngày (như khoai, lạc, sắn đậu, rau màu…). Diện tích đất trồng lúa chiếm 0,86% và đất trồng cây hàng năm chiếm 1,19%. Đất trồng cây lâu năm với các loại cây ăn quả (xồi, mít, na, chuối…) và cây công nghiệp (cà phê) cũng chiếm một diện tích tương đối lớn là 266,67 ha.

Đối với đất lâm nghiệp, tồn xã có 2.768,40 ha chiếm đến 68,71% tổng diện tích đất của xã. Diện tích lớn như vây đã giúp người dân phát triển các loại cây lâm nghiệp như tràm, keo lai, bạch đàn. Người dân sống ở xã chủ yếu là dân tộc Pa Cô, Tà Ôi… và sinh kế của họ gắn liền với khai thác các loại lâm sản như củi, rau rừng, các cây thuốc, gỗ, lá nón… Vì vậy, diện tích đất rừng đóng vai trị rất quan trọng đối với người dân và cũng như môi trường ở khu vực này.

Cơ cấu sử dụng đất tại thôn Cân Tôm 2 được phân chia như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên là 209,9 ha. Trong đó: diện tích đất ở là 40,3 ha; diện tích đất nơng nghiệp là 35,3 ha; diện tích đất lâm nghiệp là 85,2 ha cịn lại là diện tích sơng suối, ao hồ và đất khác là 49,1 ha.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)