Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng
Diện tích Phân loại theo chức năng năm 2014
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
1. Đất có rừng 99.787,10 99.313,78 99.323,96 99.323,96 99.402,03 15.409,20 42.355,30 41.637,53 1.1 Rừng tự nhiên 84.537,50 84.337,39 84.296.35 84.296,35 84.278,63 14.300,20 40.449,50 29.528,93 Rừng gỗ 84.537,50 84.337,39 84.296.35 84.296,35 84.278,63 14.300,20 40.449,50 29.528,93 Rừng tre nứa 1.2 Rừng trồng 15.249,60 14.967,39 15.027,61 13.864,71 13.960,50 1.239,70 12.720,80 RT có trữ lượng 13.987,42 13.802,06 13.625,20 12.627,45 11.213.86 1.239,70 9.974,16 RT chưa có trữ lượng 1.262,18 1.174,33 1.402,41 1.237,26 2.746,64 0,00 2.746,64 1.3 RT cây CN và đặc sản 1.162,90 1.162,90 1.162,90 RT cây cao su 1.162,90 1.162,90 1.162,90 RT cây đặc sản 2. Đất trống, đồi núi không rừng 4.242,97 3.901,27 3.891,09 3.891,09 3.811,02 1.188,90 2.622,12 Nương rẫy 415,00 325,00 366,04 336,04 336,04 336,04
Khơng có cây tái sinh (Ia, Ib)
1.974,56 1.726,75 1.675,53 1.676,53 1.595,46 56,40 1.539,06
Có cây gỗ tái sinh rãi rác
1.853,41 1.849,52 1.849,52 1.849,52 1.849,52 1.132,50 717,02
“Nguồn:Ban Quản lý rừng phịng hộ A Lưới, 2014” Thơng qua bảng số liệu 3.1 có thể nhận thấy: diện tích rừng của huyện A Lưới thay đổi theo các năm. Từ năm 2010 đến năm 2014 (trong vòng 5 năm), diện tích đất có rừng giảm 385,07 ha. Trong đó, rừng tự nhiên giảm 258,87 ha do hoạt động khai thác của người dân, cháy rừng, lâm tặc khai thác trái phép…. Bên cạnh đó, diện tích rừng trồng năm 2014 giảm 1.289,10 ha so với năm 2010. Sở dĩ, diện tích rừng trồng giảm nhiều như vậy là do cây lâm nghiệp đến độ tuổi khai thác và người dân đang tiến hành trồng mới. Từ năm 2013, huyện cịn có thêm 1.162,90 ha diện
tích trồng cây cơng nghiệp (chủ yếu là cây cao su). Ngồi ra, diện tích đất trống, đồi núi khơng có rừng cũng giảm nhiều (gần 1.000 ha) do hoạt động trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện.
Về phân loại theo chức năng, diện tích rừng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Rừng sản xuất chiếm khoảng 2/5 tổng diện tích rừng tồn huyện.
Rừng tự nhiên chủ yếu phân bố ở dãy núi nằm về phía Đơng đường Hồ Chí Minh. Kế tiếp rừng tự nhiên là diện tích rừng trồng, trải dài đến phía Tây đường Hồ Chí Minh. Ranh giới giữa rừng trồng và rừng tự nhiên không rõ ràng. Rừng trồng đang xen với rừng tự nhiên ở khu vực chân núi phía Đơng đường Hồ Chí Minh. Trước đây, tồn bộ diện tích này đều là rừng tự nhiên, nhưng do ảnh hưởng bởi chiến tranh và do con người khai thác, một số diện tích rừng tự nhiên ở khu vực này không cịn nữa. Những diện tích này đã được người dân và các chủ rừng quản lý trồng lại. Quần thể lồi của rừng tự nhiên rất đa dạng, có nhiều loại gỗ q như Lim, Kiền Kiền, .... và nhiều loại động vật quý hiếm như hỗ, voi, rùa vàng,… Rừng trồng chủ yếu là tràm, keo tai tượng. Hầu hết rừng trồng đang ở tuổi khai thác. Đất trống đồi núi trọc ở đây chủ yếu là đất xấu, cằn cổi do chịu ảnh hưởng nặng về bởi chất độc màu da cam trong chiến tranh, với thảm cây bụi chủ yếu là cỏ tranh, sim, mua. Ngồi ra, diện tích rừng của địa phương bị giảm do việc xây dựng thủy điện A Lưới đã lấy đi khoảng gần 200 ha rừng tự nhiên và 282 ha rừng trồng.
Nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn của xã đang bị suy giảm đáng kể. Dấu hiệu của sự suy giảm này được thể hiện qua sự biến động về quần thể các loài động thực vật rừng theo thời gian. Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ Kiểm lâm và người dân cho thấy, trử lượng các loại lâm sản giảm mạnh so với trước đây. Sự suy giảm tài nguyên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác của người dân địa phương. Các cây gỗ trong rừng tự nhiên chủ yếu là từ nhóm 3 đến nhóm 6. Trong đó, cây gỗ thuộc nhóm 3 (Chũa, Trò, Trâm, Trám, Sến, Kiềng, Lim, Gõ) hầu như rất hiếm. Chủ yếu các cây gỗ Lục, Dẻ còn nhiều và người dân thường lấy về làm nhà. Số
lượng các loài động vật cũng ngày càng giảm do bị săn bắt nhiều trong các năm. Hiện trạng các loại động thực vật hiện nay được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây: