Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tô m2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1.3 Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tô m2

Cơng trình thủy điện A Lưới trên sông A Sáp nằm trong địa phận huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 70 km theo Quốc lộ 49 về hướng Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Nam theo đường Truờng Sơn (Quốc lộ 14). Dự án có tổng mức đầu tư 2.757,59 tỷ đồng (theo Dự án Đầu tư xây dựng cơng trình – 03/2006) do Công ty Cổ Phần Thủy Điện Miền Trung thực hiện. Với tổng diện tích thực hiện trên 1.221 ha, trong đó: khu vực lịng hồ chiếm 718,01 ha; khu vực nhà máy chiếm 5,2 ha; khu vực kênh và của nhận nước chiếm 21,67 ha và khu tái định canh – định cư chiếm 471,54 ha.

Sau khi cơng trình thủy điện A Lưới được khởi cơng xây dựng từ năm 2007 tại xã Hồng Thượng, các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống. Khu tái định cư Cân Tôm 2 được xây dựng và người dân đến định cư vào năm

2010. Tổng số hộ hiện nay tại khu tái định cư là 146 hộ với 540 nhân khẩu. Tuy các hộ dân đã vào khu TĐC đã được hơn 3 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định tại nơi ở mới.

Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân được Công ty Thủy điện Miền Trung xây dựng đầy đủ như: đường giao thông đều được bê tơng hóa, mạng lưới điện thắp sáng cho tất cả các hộ dân, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi cũng được xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng thì có nhiều vấn đề nảy sinh. Hệ thống đường giao thông nứt nẻ và xuống cấp, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng không dẫn nước để người dân sử dụng. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ khơng có nên trường học và trạm y tế gần như là bỏ không. Nhà ở của các hộ gia đình bắt đầu nứt nẻ, bị thấm nước khi trời mưa.

Nước sinh hoạt cơ bản được đưa về đến tận hộ gia đình nhưng hệ thống nước cịn chập chờn và có chỗ xuống cấp, hiện tại người dân đang khơng có nước sạch để sinh hoạt. Các hộ phải đi bộ mất 5 – 10 cây số mới đi lấy được nước uống ở các khe xung quanh.

Nhân dân trong thôn khác biệt về dân tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo giữa các dân tộc: Pa Cơ, Tà Ơi, Ka Tu, Kinh, Tày. Tình hình cố kết dân tộc có nhiều bất cập, an ninh trật tự tại khu TĐC phức tạp và khó quản lý.

Nhân dân thôn Cân Tôm 2 ở khu TĐC chủ yếu làm Nông nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp chiếm khoảng 98%, còn lại làm kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhân dân trong thơn. Từ khi chuyển về khu TĐC thì tình hình sản xuất của đa số hộ dân hết sức khó khăn, nhân dân có đất sản xuất nhưng đất xấu, khơng có chất dinh dưỡng. Đất nông nghiệp cũng đã được phân chia nhưng đưa vào sử dụng khơng có hiệu quả cao vì một số lý do sau:

- Mặt bằng diện tích đất trồng lúa nước và đất vườn của các hộ TĐC không được san lấp đúng quy cách có nhiều hố sâu nên khó khăn trong hoạt động canh tác của người dân. Đa số đất tại thơn Cân Tơm 2 đều là đất đồi có nhiều đá sỏi, bạc màu nên cây trồng khó phát triển và cho năng suất rất thấp.

- Hệ thống thủy lợi bị hư hỏng nặng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

- Dịch bệnh xảy ra liên tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà con tại khu TĐC Cân Tôm 2.

- Người dân thiếu vốn và thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên khó thích nghi với điều kiện thay đổi tại nơi ở mới (khu TĐC).

Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng hầu hết các hộ dân TĐC khó khăn về đất sản xuất (thiếu đất, đất xấu…) và để khắc phục tình trạng này, người dân đã tự động vào rừng chặt phá, đốt rừng để lấy đất sản xuất. Vị trí người dân chặt phá rừng làm nương rẫy được xác định là trái phép. Bên cạnh đó, họ cịn khai thác các loại lâm sản từ rừng để phục vụ cho đời sống của gia đình hoặc bán lấy tiền tạo thu nhập thêm cho gia đình. Trước tình trạng này, chính quyền địa phương phải phối hợp với các ban ngành liên quan để có biện pháp giúp cải thiện đời sống của người dân một cách hiệu quả, bền vững và đi kèm với các biện pháp bảo vệ rừng lâu dài.

2.1.2 Thời gian nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)