Đặc điểm của hộ khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

Chỉ tiêu Đơn vị Loại hộ Bình quân chung Nghèo Cận nghèo Trung bình Tổng số hộ/ tổng số mẫu Hộ 33 10 7 50 Tuổi của chủ hộ Tuổi 36,67 39,10 37,57 37,28 Chủ hộ là nữ Người 11 0 0 Trình độ học vấn Mù chữ % 36,36 20 14,29 Cấp 1 % 18,18 0 0 Cấp 2 % 33,33 50 28,57 Cấp 3 % 9,09 30 28,57 TC, CĐ, ĐH % 3,03 0 28,57

Số nhân khẩu/ hộ Người 4,00 4,70 4,86 4,26 Số lao động/ hộ Người 2,27 2,10 2,43 2,26 “Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. Bảng 3.5 cho ta thấy: độ tuổi trung bình chủ hộ của nhóm điều tra là 37,28. Cụ thể: hộ nghèo là 36,67 tuổi; hộ cân nghèo là 39,10 và hộ trung bình là 37,57. Bên cạnh đó, trình độ học vấn giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ mù chữ của hộ nghèo cao hơn gần 2 lần so với hộ cận nghèo và gần 2,5 lần so với hộ trung bình. Tỷ lệ có trình độ học vấn từ cấp 1 đến cấp 3 của hộ nghèo cũng thấp hơn so với các nhóm hộ còn lại. Và người dân có trình độ học vấn là trung cấp, cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu ở nhóm hộ trung bình. Qua đó dể dàng nhận thấy, trình độ học vấn càng cao thì kinh tế hộ càng tốt. Trình độ học vấn thể hiện khả năng đưa ra các quy định trong sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả hay khơng, lựa chọn các hình thức sản xuất phù hợp, áp dụng các kỹ thuật mới và cách phân công

lao động trong gia đình hợp lý. Trong hồn cảnh điều kiện sống tại nơi ở mới khó khăn như hiện nay thì trình độ văn hóa đóng vai trị rất quan trọng trong việc quyết định các loại hình sản xuất, cải thiện sinh kế hộ thông qua việc làm thêm các loại dịch vụ khác… Hộ trung bình có trình độ văn hóa tương đối cao và khả năng tài chính đảm bảo thì cơ hội đưa ra các giải pháp cải thiện sinh kế sẽ tốt hơn so với hộ nghèo và hộ cận nghèo – là những hộ dân có trình độ văn hóa hạn chế (tỷ lệ mù chữ chiếm đa số) và tiềm lực tài chính kém. Bên cạnh đó, tuổi cao kéo theo sự năng động và thích ứng với rủi ro thấp, làm cho các hộ này khó khăn trong q trình lựa chọn các phương án sản xuất hiệu quả cho gia đình.

Số nhân khẩu của hộ gia đình trung bình có 4,26 người tương ứng với số lao động là 2,26. Nhân khẩu trung bình tương đối cao, do khu TĐC đa số là người dân tộc thiểu số nên nhận thức về việc kế hoạch hóa gia đình chưa cao. Số lao động của hộ chủ yếu tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vào mùa vụ thì số lao động của hộ thiếu và khi hết mùa vụ số lao động nhàn rỗi lại tăng.

Những chủ hộ là nữ đa số đều nằm trong diện hộ nghèo, còn các hộ cận nghèo và trung bình hầu như chủ hộ là nam giới. Nữ giới khi đưa ra các quyết định trong phát triển sản xuất phục vụ cho đời sống của gia đình thường ít khi chính xác như nam giới (đặc biệt là nữ giới dân tộc thiểu số). Ở các vùng sâu vùng xa và miền núi thường có tư tưởng trọng nam khinh nữ, con gái sẽ ít được đến trường và trình độ học vấn của họ rất thấp. Vì vậy, qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của người chủ hộ trong sinh kế của hộ gia đình.

3.3.2 Tình hình đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2

3.3.2.1 Tình hình thu hồi tài sản của người dân TĐC Cân Tôm 2

Khi khởi công xây dựng dự án thủy điện A Lưới, các hộ dân bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất, đất lâm nghiệp… để lấy mặt bằng xây dựng nhà máy, đập và hồ chứa. Bảng 3.6 dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)