CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR
3.3.3.2 Tầm quan trọng của TNR đối với sinh kế của người dân khu TĐC Cân
Qua những phân tích trên chúng ta thấy được: đời sống của người dân ngày càng khó khăn do khơng có đất sản xuất nơng nghiệp, dịch bệnh trong chăn nuôi và cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân đang dần xuống cấp. Vì vậy, đời sống của người dân chủ yếu sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác
các loại lâm sản, LSNG của người dân sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn. Bên cạnh đó, TNR bị ảnh hưởng nếu không biết khai thác hợp lý và bảo vệ đúng cách.
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa trong hoạt động sử dụng hợp lý và bảo vệ TNR được thể hiện dưới bảng 3.12:
Bảng 3.12: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong việc sử dụng và bảo vệ TNR của người dân
Điểm mạnh:
1. Đa dạng sinh học và trử lượng các sản phẩm cao hơn so với khu rừng tại nơi ở cũ.
2. Đường vào rừng gần hơn so với nơi ở cũ. 3. Đoàn kết dân tộc cao => thuận tiện trong khai thác các loại lâm sản (đi theo nhóm)
Điểm yếu:
1. TNR ngày càng khan hiếm. Tuy quảng đường vào rừng tại khu TĐC gần hơn so với nơi ở cũ, nhưng sau nhiều năm khai thác các loại lâm sản tại khu vực này thì người dân phải đi sâu vào rừng mới khai thác được.
2. Điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn làm tăng áp lực lên TNR
+ Đất đai cằn cỗi, nhiều đá sỏi => khó phát triển trồng trọt.
+ Thiếu nước sinh hoạt, hệ thống kênh mương thủy lợi bị hư hỏng nặng.
+ Thời tiết ngày càng khắc nghiệt (mùa mưa hay có lũ quét, mùa hè nắng nóng và thiếu nước).
+ Khó khăn khi áp dụng các loại máy móc và SXNN (máy cày, máy gặt…) do thiếu kiến thức, vốn…
3. Mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp (do ranh giới chưa xác định rõ ràng, chủ cũ không chịu giao lại đất cho chủ mới).
4. Trình độ học vấn của người dân cịn thấp (đa số là người dân tộc).
5. Cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện, tuy nhiên sau một thời gian ngắn sử dụng đã bị xuống cấp. Nhu cầu cơ bản của người dân khơng được đảm bảo. Vì vậy, TNR càng bị khai thác nhiều hơn.
Cơ hội:
1. Địa phương đang xây dựng phương án giao đất, giao rừng cho người dân quản lý.
2. Chương trình 661.
3. Chú trọng vào phát triển SXNN cho người dân để giảm áp lực lên TNR:
- Hỗ trợ người dân trong phát triển SXNN (giống, phân bón, dụng cụ lao động…) từ nguồn vốn của dự án (WB, ADB…); Công ty Thủy điện Miền Trung; ngân sách địa phương.
- Chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Đe dọa:
1. Lao động nhàn rỗi nhiều
2. Một số trường hợp lâm tặc khai thác TNR trái phép.
“Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. * Điểm mạnh giúp cho hoạt động khai thác các sản phẩm rừng của người dân được thuận lợi:
1. Đa dạng sinh học và trử lượng các loại sản phẩm cao hơn so với rừng tại
nơi ở cũ: Theo đánh giá của người dân tại khu tái định cư, các sản phẩm rừng ở khu
vực khai thác mới nhiều hơn so với nơi ở cũ khoảng 30 – 40% về sản lượng. TNR ở nơi ở cũ đã được bà con khai thác từ đời này sang đời khác và ngày càng suy giảm, muốn lấy các sản phẩm từ rừng thì họ phải đi sâu vào rừng mới tìm kiếm được. Trong khi đó, bắt đầu chuyển sang khai thác tại khu vực mới, các loại sản phẩm như rau rừng, măng, nấm, củi… người dân dể dàng tìm kiếm hơn, do khu vực này trước đây ít người sinh sống và khai thác.
2. Đường vào rừng gần hơn so với nơi ở cũ: Theo đánh giá của các hộ gia đình khu TĐC cho biết, khoảng cách từ nơi ở cũ vào khu vực rừng khai thác xa hơn rất nhiều so với tại nơi ở mới. Đây là một lợi thế giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại (đỡ tốn cơng sức và thời gian) vì hầu hết người dân vào rừng đều đi bộ.
3. Đồn kết dân tộc cao: Tính cộng đồng của người dân tộc rất cao. Họ giúp đỡ nhau mọi việc trong cuộc sống. Khi khai thác các sản phẩm rừng, người dân cũng thường đi theo từng nhóm nhỏ khoảng 4-6 người.
* Điểm yếu (Khó khăn) trong khai thác TNR của người dân:
1. TNR ngày càng khan hiếm: Tuy quảng đường vào rừng tại khu TĐC gần
hơn so với nơi ở cũ, nhưng sau nhiều năm khai thác các loại lâm sản tại khu vực này thì người dân phải đi sâu vào rừng mới khai thác được. So với năm 2010 khi người dân mới chuyển đến khi TĐC Cân Tơm 2, TNR ở khu vực này cịn rồi dào nhưng sau hơn 3 năm khai thác thì người dân đánh giá các sản phẩm ngày càng ít và phải đi sâu vào rừng để tìm kiếm.
2. Điều kiện phát triển sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn làm tăng áp lực lên TNR:
Quá trình chuyển về nơi ở mới, các hộ dân không nhận được đầy đủ đất sản xuất. Mặt khác, đất sản xuất còn càn cỗi, nhiều sỏi đá và hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng dẫn đến thiếu nước. Đối phó với tình trạng này, người dân phải khai thác đất rừng để phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Về mặt pháp lý, tồn bộ đất rừng thuộc địa bàn của xã đều thuộc quyền quản lý và sử dụng của Lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới và chính quyền xã, người dân khơng có quyền khai thác và sử dụng. Tuy nhiên, do khơng có đất sản xuất, người dân địa phương đã khai hoang và canh tác trên diện tích đất này.
Đối với đồng bào dân tộc, họ đã sinh sống ở địa phương từ rất lâu đời và vì vậy việc khai hoang đất rừng làm nương rẫy cũng đã có từ lâu. Hầu hết đất nương rẫy đang được canh tác theo phương thức truyền thống, “phát, đốt, cốt, trỉa”. Tình trạng du canh, đốt nương làm rẫy còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Pa Cô. Đây là mối nguy hiểm nhất dẫn đến cháy rừngvà xói mịn đất. Cây trồng nơng nghiệp chủ yếu là sắn, khoai (lấy lá), ngô, môn (lấy lá) và lúa rẫy. Bên cạnh cung cấp lương thực cho gia đình, các loại cây trồng này cịn cho nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể.
Với diện tích đất vườn và diện tích lúa nước ít ỏi, người dân thiếu đất sản xuất trầm trọng. Trong hoàn cảnh này, ngoài việc tập trung canh tác trên diện tích đất sẵn có, người dân phải tìm mọi cách để mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp. Chính quyền xã và Kiểm lâm đã xử phạt nhiều hộ đốt rừng làm nương rẫy nhưng hầu hết người dân vẫn tiếp tục hoạt động đốt rừng làm nương rẫy. Mỗi trường hợp xử phạt khoảng 3-5 triệu đồng, tuy nhiên người dân cũng khơng có tiền để nộp phạt. Điều này chứng tỏ, người dân đang rất cần đất đai để sản xuất và kiếm sống.
Ngoài ra, hệ thống kênh mương thủy lợi tại khu TĐC Cân Tôm 2 bị hư hỏng nặng dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ cho hoạt động SXNN.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt (mùa mưa hay có lũ quét, mùa hè nắng nóng và thiếu nước): Do thơn nằm trên địa hình đồi núi và có độ dốc khá lớn nên mùa mưa kéo dài đã xảy ra hiện tượng rửa trôi đất đai làm cho đất bạc màu. Cịn mùa khơ thì nắng gay gắt, thiếu nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Khó khăn khi áp dụng các loại máy móc và tiến bộ kỹ thuật vào SXNN (máy cày, máy gặt…) do thiếu kiến thức, vốn, điều kiện đất đai sản xuất khơng tốt… Với diện tích đất canh tác có nhiều đá nên việc đưa các loại máy móc vào phục vụ sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vốn của người dân cịn hạn chế, trình độ kỹ thuật lạc hậu (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm) và cịn trơng chờ nhiều vào hỗ trợ từ bên ngoài.
Trước thực trạng này, người dân khai thác các loại lâm sản nhằm phục vụ cho đời sống của gia đình là điều tất yếu. Vì vậy, TNR ngày càng bị khai thác nặng nề và khơng có biện pháp bảo vệ hiệu quả.
3. Mâu thuẫn trong sử dụng đất LN:
Tình trạng lấn chiếm, tranh giành đất đai giữa các hộ dân và các chủ rừng đang diễn ra quyết liệt, làm cho mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng trở nên căng thẳng. Điều này đã gây ra nhiều bất lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Sự hợp tác giữa người dân địa phương với các cơ quan chức năng trong quản lý và bảo vệ
rừng rất kém. Đây là một thách thức lớn cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
- Ranh giới giữa các khu rừng trồng không rõ ràng: Đối tượng trong mâu thuẫn này là giữa các hộ gia đình trong khu tái định cư có đất rừng (đất lâm nghiệp) được đền bù nằm liền kề nhau.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc cắm mốc ranh giới giữa các khu đất đã đền bù và chưa đền bù không được rõ ràng. Người dân khi nhận đất không được bàn giao cột mốc, mà chỉ bốc thăm lơ đất của nhà mình và đi theo cán bộ để xem khu đất trên bản vẽ, cùng với việc xem xét khu đất đó nằm ở khu vực nào. Người dân chỉ biết được vị trí đất mình được cấp nằm ở đâu, nhưng ranh giới với các khu đất khác lại rất mập mờ do không được cắm mốc rõ ràng nên khi đi vào sản xuất đã xảy ra vướng mắc giữa các hộ dân.
Bên cạnh đó, người dân ở khu Cân Tôm 2 bao gồm nhiều dân tộc khác nhau. Tập quán và văn hóa của họ khác nhau nên khi xảy ra mâu thuẫn này rất khó giải quyết. Trường hợp giữa các hộ cùng dân tộc thì vấn đề này sẽ được già làng đứng ra phân xử và người dân sẽ tn theo những quyết định đó. Vì người dân tộc thiểu số rất tôn trọng các luật tục của họ và già làng là người có mức độ ảnh hưởng lớn đến người dân. Nhưng đối với những dân tộc khác nhau thì vấn đề này càng phức tạp. Do người dân ai cũng muốn bảo vệ quyền lợi của mình, già làng cũng đứng về phía dân tộc mình. Mặt khác, người dân tộc có tình đồn kết cộng đồng cao. Vì vậy, mâu thuẫn này có khi cịn kéo theo xung đột giữa 2 cộng đồng dân tộc khác nhau.
- Tranh chấp đất trồng rừng giữa chủ cũ và chủ mới
Trong quá trình giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân khu TĐC Cân Tôm 2 đã xảy ra một số tranh chấp giữa hộ dân địa phương (chủ cũ) và người dân TĐC (chủ mới). Chủ yếu là các hộ dân bản địa khơng được đền bù có đất xung quanh khu vực vành đai của khu quy hoạch TĐC. Những hộ dân này đã khai hoang và trồng cây trên những mảnh đất thuộc vùng quy hoạch từ lâu đời. Tuy khơng có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và mọi hoạt động khai hoang trên đều do tự phát nhưng người dân cho rằng đất này thuộc quyền sử hữu của họ. Diện tích tranh chấp chủ
yếu từ 0,5 – 1ha/ hộ. Điều này đã là ảnh hưởng lớn đến quá trình định canh, định cư của người dân thơn Cân Tơm 2. Thứ nhất, người dân khơng có đất để trồng cây lâm nghiệp. Thứ hai, đôi lúc hai bên chủ cũ và chủ mới xảy ra các xung đột ảnh hưởng đến an ninh thật tự của thôn.
Trước tình hình đó, Trạm khuyến nơng huyện A Lưới đã phối hợp với văn phòng đền bù Dự án Thủy điện A Lưới, chính quyền địa phương và các đơn vị, tổ chức liên quan để giải quyết vấn đề này. Nhưng vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để.
4. Trình độ học vấn của người dân còn thấp (đa số là người dân tộc). Tỷ lệ
người dân tộc tại khu TĐC chiếm trên 90% (chủ yếu là dân tộc Tà Ơi, Pa Cơ) có trình độ học vấn thấp. Do quan niệm cổ hủ của người dân, điều kiện thiếu giáo viên do vùng sâu vùng xa nên ít thầy cơ giáo mặn mà khi làm việc ở đây. Bên cạnh đó, sự nghèo đói cũng làm cho người dân ít quan tâm đến vấn đề cho con cái đi học. Quan niệm của họ là làm nương rẫy để kiếm cái ăn. Ngồi ra, nữ giới có trình độ học vấn thấp hơn so với nam giới (tỷ lệ mù chữ cao) do tư tưởng trọng nam khinh nữ từ xa xưa. Với trình độ học vấn hạn chế dẫn đến việc phát triển sản xuất nơng nghiệp khi thay đổi mơi trường khó thích nghi, hoạt động khai thác và sử dụng TNR hợp lý cũng rất khó thực hiện. Họ khai thác những gì họ cần mà không quan tâm đến việc bảo vệ và bảo tồn. Tư tưởng của người dân coi rừng là của chung, TNR là vô hạn nên khai thác không tiết kiệm.
5. Cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện, tuy nhiên sau một thời gian ngắn sử dụng đã bị xuống cấp.
Cơ sở hạ tầng (nhà cửa, đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện nước…) được xây dựng hoàn thiện: Như những phân tích ở trên, Cơng ty Thủy điện Miền Trung đã xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dân bao gồm trường học (mầm non, cấp 1, cấp 2), trạm y tế, hệ thống thủy lợi, đường giao thơng, nhà văn hóa… Đây là một trong những lợi thế giúp bà con ổn định cuộc sống tại khu TĐC Cân Tôm 2.
Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, các cơ sở hạ tầng này đã xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, đường giao thông bị nứt nẻ, hệ thống kênh mương bị hư hỏng nặng không dẫn được nước, trường học và trạm y tế cũng bị hư hỏng. Mặt khác, thơn cịn thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy tại trường học, trạm y tế khơng có Y, bác sĩ khám chữa bệnh cho người dân. Như vậy, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng lớn do việc này gây nên.
* Những cơ hội giúp cho người dân quản lý và bảo vệ TNR
1. Địa phương đang xây dựng phương án giao đất, giao rừng cho người dân quản lý. Hiện nay, địa phương đã tiến hành giao đất giao rừng cho một số hộ và
nhóm hộ chăm sốc quản lý. Tuy nhiên, diện tích UBND xã quản lý (chưa giao) cịn nhiều khoảng 23.463,22 ha. Khu TĐC nằm gần rừng nên người dân thuận lợi trong việc khai thác và coi rừng là của chung nên chưa có ý thức bảo vệ. Và diện tích rừng xung quanh khu TĐC vẫn thuộc quyền quản lý của xã nhưng với nhân lực mỏng nên việc quản lý và bảo vệ khơng có hiệu quả. Vì vậy, xã cùng các cơ quan ban ngành cần đẩy nhanh hoạt động giao đất, giao rừng cho người dân quản lý. Giúp bà con có ý thức trong việc bảo vệ rừng và tạo thêm thu nhập cho người dân.
2. Chương trình 661.
Đây là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Thủ tướng Chính phủ với mục đích tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh mơi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, dự án này cịn giúp sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nơng thơn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phịng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phương án giao đất, cho thuê đất cho người dân để đạt hiểu quả cao trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của tỉnh. Tại huyện A Lưới đã có nhiều nhóm hộ gia đình được giao đất để quản lý và trồng các loại cây lâm nghiệp. Khi được giao khoán đất rừng, người dân tự quản lý, chăm sóc cây trồng và được hưởng tồn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và các lâm
sản phụ dưới tán cây rừng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường.
Xã Hồng Thượng có một số hộ được giao đất rừng để sản xuất và bảo vệ. Tại