Các hạng mục bị thu hồi của người dân khu TĐC Cân Tô m2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 58)

Tên hạng mục Đơn vị Loại hộ Trung bình

Nghèo Cận nghèo Trung bình

Số hộ SL TB Số hộ SL TB Số hộ SL TB Số hộ SL TB Đất trồng lúa nước Sào 33 5,15 10 5,60 7 6,57 50 5,44 Đất trồng lúa rẫy Sào 24 3,50 7 3,29 5 2,60 36 3,33 Đất trồng rau màu Sào 33 9,42 10 11,00 7 13,14 50 10,26 Đất trồng cây ăn quả

Sào 20 4,85 5 7,40 6 5,33 31 5,35 Đất ao Sào 12 3,17 2 2,00 3 3,00 17 3,00 Đất lâm nghiệp Ha 33 1,11 10 1,35 7 1,50 50 1,21 Đất trồng cây CN Sào 15 3,80 7 5,57 5 7,20 27 4,89

“Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”. Các hộ gia đình tại khu vực này đều bị mất diện tích đất SXNN, các loại cây rau màu và cây ăn quả. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa nước bị mất trung bình 5,44 sào/hộ. Hộ nghèo có khoảng 5,15 sào lúa nước, hộ cận nghèo là 5,60 sào và hộ trung bình cao nhất với 6,57 sào. Diện tích trồng lúa nước của các nhóm hộ chênh lệch nhau không đáng kể. Về đất trồng lúa rẫy trung bình của các hộ dân là 3,33 sào/hộ. Diện tích đất trồng rau màu tương đối lớn, trung bình 10,26 sào/hộ. Trong đó, hộ nghèo có diện tích là 9,42 sào; hộ cận nghèo là 11,00 sào và hộ trung bình có 13,14 sào. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: với diện tích rau màu lớn, người dân có thể thay đổi các loại rau màu khác nhau theo từng mùa trong năm, tạo được việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên do đất nhiều đá sỏi, bạc màu nên rau màu khó phát triển nên nhiều diện tích đất cịn bị bỏ khơng.

Ngồi ra, các hộ gia đình cịn có diện tích trồng cây ăn quả như: mít, na, xồi, ổi, bưởi, nhãn, táo, vãi… cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Hộ nghèo có diện tích đất trồng cây ăn quả trung bình khoảng 4,85 sào; hộ cận nghèo là 7,40 sào và hộ trung bình có diện tích là 5,33 sào.

Diện tích ao ni cá của cá hộ tương đối thấp khoảng 3,00 sào/ hộ. Số hộ có ao ni cá cũng ít (17/50 hộ khu Câm Tơm 2 được khảo sát).

Diện tích đất lâm nghiệp trung bình của hộ dân là 1,21 ha, chủ yếu trồng keo tai tượng, tràm, bạch đàn… Sau 3-5 năm sẽ cho thu hoạch 1 lần. Bên cạnh đó, một số hộ cịn có đất trồng cây cơng nghiệp – đa số là trồng cà phê, hồ tiêu, chuối... Đây là những cây cơng nghiệp chính của vùng. Hộ trung bình có diện tích đất trồng cây cơng nghiệp lớn nhất trong các nhóm hộ với 7,20 sào/hộ gần gấp 2 lần so với hộ nghèo. Và hộ cận nghèo có diện tích cây cơng nghiệp khoảng 5,57 sào/hộ.

Như vậy, tác động của dự án thủy điện A Lưới đến người dân là rất lớn. Nó lấy đi tồn bộ đất đai, cây trồng… mà người dân gắn bó từ lâu đời. Người dân đã có thời gian cải tạo đất sản xuất ở đây từ đời này sang đời khác. Vì vậy, khi chuyển đến nơi ở mới người dân mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của trong việc cải tạo đất canh tác. Đây là một thách thức lớn của người dân cũng như địa phương nhằm ổn định được cuộc sống tại nơi ở mới sẽ là thách thức không nhỏ cho người dân nơi đây.

3.3.2.2 Tình hình đền bù cho người dân khu tái định cư Cân Tôm 2

Sau khi đất đai bị thu hồi do thủy điện A Lưới, các hộ gia đình chuyển về khu TĐC Cân Tơm 2 đã được đền bù đất đai với phương thức “đất đổi đất, nhà đổi nhà”. Những diện tích đất thuộc sở hữu của người dân có giấy tờ hợp lệ hoặc chứng minh được đất đó thuộc quyền sở hữu của họ được cấp đất với diện tích tương đương với diện tích đất bị thu hồi. Nhà ở cũ của họ được tháo dỡ lấy vật liệu để sử dụng. Mỗi hộ gia đình được cấp một nhà ở tại khu TĐC và bốc thăm để biết vị trí được cấp.

Các tài sản như: rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… được đền bù bằng tiền mặt theo Quyết định số 11 và số 928 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, người dân phản ánh rằng: đơn giá của 2 quyết định trên

không đồng nhất và chênh lệch nhau khoảng 3 lần gây mất cơng bằng giữa các hộ gia đình.

Bên cạnh đó, một số diện tích đất vườn của người dân tự khai hoang trước đây để trồng rau màu, cây ăn quả, đất có được do đốt rừng làm nương rẫy khơng được đền bù do khơng có giấy tờ hợp lệ và khai hoang trái phép.

Khi nhận được số tiền lớn do việc đền bù trên, người dân đã sử dụng phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Nhưng nhìn chung, cách chi tiêu của họ chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả của khoản tiền được đền bù này là không cao. Cụ thể theo bảng 3.7 dưới đây:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)