Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng
DT thay đổi Trồng mới Khai thác Cháy rừng Phá rừng Chuyển MĐSD
2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 1. Đất có rừng 10,18 78,07 705,09 1.509,38 -653,38 -1.413,34 -0,49 -0,26 -41,04 -15,72 0,00 -2,00
1.1 Rừng tự nhiên -41,04 -17,72 -41,04 -15,72 -2,00 Rừng gỗ -41,04 -17,72 -41,04 -15,72 -2,00 Rừng tre nứa 1.2 Rừng trồng 51,22 95,79 705,09 1.509,38 -653,38 -1.413,34 -0,49 -0,26 RT có trữ lượng -653,87 -1.413,60 -653,38 -1.413,34 -0,49 -0,26 RT chưa có trữ lượng 705,09 1.509,38 705,09 1.509,38 2. Đất trống, đồi núi không rừng -10,18 -80,07 -705,09 -1.509,38 653,38 1.413,34 0,49 0,26 41,04 15.72 Nương rẫy 41,04 41,04 15,72
Khơng có cây tái sinh (Ia, Ib)
-51,22 -80,07 -705,09 -1.509,38 653,38 1.413,34 0,49 0,26
“Nguồn:Hạt Kiểm lâm A Lưới, 2013”
Năm 2013 công tác quản lý bảo vệ rừng đã có những tiến bộ, song tình trạng xâm hại rừng, nhất là rừng tự nhiên vẫn cịn xảy ra. Tại một số địa phương tình hình xâm hại rừng diễn ra phức tạp, nhất là tại các khu vực rừng của Hồng Hạ, Hương Nguyên, Hương Phong, A Đớt, Hồng Thượng, A Roàng. Các khu vực rừng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, những khu vực rừng có địa hình hiểm trở, hẻo lánh. Đặc biệt, tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp tại một số xã trên địa bàn tồn huyện. Tình trạng vi phạm pháp luật lâm nghiệp vẫn diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi.
Điều đó cho thấy thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trong năm qua vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi tất cả các bên liên quan cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới để công tác này thực sự có hiệu quả.
Đối với tình trạng phá rừng làm nương rẫy, trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 vẫn còn xảy ra, mặc dù các cơ quan chức năng và các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương đã thực hiện cách biện pháp ngăn ngừa. Trong năm 2013, xảy ra 38 vụ phá rừng làm nương rẫy trái phép (giảm 82%), diện tích rừng bị phá 15,72 ha (giảm 62%) so với cùng kỳ năm 2012. Xử phạt vi phạm hành chính 12 trường hợp (diện tích 3,4788 ha) với số tiền phạt là 66.800.000 đồng. Tuy nhiên số
vụ khơng phát hiện ra chủ vi phạm vẫn cịn cao tập trung tại khu vực tiếp giáp với thôn Cân Tôm 2 xã Hồng Thượng.
Khó khăn trong cơng tác này đó là: chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng vi phạm tuy đã được thực hiện, nhưng tính răn đe khơng cao do hình phạt khơng được thực thi. Ngồi ra, đối với những vụ đủ điều kiện để khởi tố vụ án thì cơng tác truy tìm thủ phạm gặp nhiều khó khăn.
Đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn; ngoại trừ một số người dân tuy đã có đất sản xuất nhưng vẫn tiếp tục phá rừng, lấn chiếm đất để canh tác; đời sống của người dân sống gần rừng còn nhiều khó khăn. Một số mới tách hộ nên thiếu đất sản xuất, dẫn đến lấn chiếm đất rừng.
Việc lấn chiếm rừng thường diễn ra ở những vùng rừng xa dân cư, mỗi lúc lấn chiếm một ít nên khó phát hiện kịp thời.
Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng thời gian qua do một số nguyên nhân cơ bản như: việc thi cơng cơng trình thủy điện A Lưới và các cơng trình cơ sở hạ tầng khác làm thu hẹp đất sản xuất của người dân. Một số đối tượng phá rừng dành đất canh tác để được đền bù hoặc trồng rừng kinh tế.
Tình trạng cháy rừng vào mùa khô hạn cũng làm cho diện tích rừng bị suy giảm. Nhưng chủ yếu rừng bị cháy là rừng trồng và có thể khơi phục được. Bên cạnh đó, hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trồng khi đến tuổi thu hoạch cũng làm ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích rừng của địa phương nhưng khơng đáng kể do được trồng mới sau khi khai thác xong.
3.2 Các chủ trương, chính sách liên quan đến TNR và người dân khu TĐC
Trước những tác động của việc xây dựng thủy điện A Lưới đến đời sống của các hộ gia đình, UBND tỉnh đã đưa ra một số chủ trương, chính sách để hỗ trợ cho bà con ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các đề án giao đất, cho thuê đất rừng được đưa ra để bảo vệ và quản lý TNR hiệu quả. Một số văn bản quy định như sau:
- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 02/3/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án giao rừng cho thuê rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2014 (có Đề án kèm theo).
Đề án này với mục tiêu: bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng tự nhiên hiện có tại các huyện. Tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu chính của người lao động nghề rừng, ổn định cuộc sống của nhân dân sống ở ven rừng, đảm bảo lợi ích hài hịa giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng, gắn lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Hiện tại xã Hồng Thượng đã có 11 nhóm hộ gia đình được giao rừng, cho thuê rừng ở khu vực tiểu khu 306 bắt đầu từ năm 2011. Huyện A Lưới đang lập đề án tiếp tục giao đất, cho thuê rừng cho các hộ gần rừng để tiện bảo vệ và quản lý. Đây cũng là một cơ hội lớn cho người dân tại khu TĐC.
- Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt giá trị bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất cho các hộ gia đình, cá nhân và chi phí thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cơng trình Nhà máy thủy điện A Lưới, huyện A Lưới. (Hạng mục: Cửa nhận nước, tuyến kênh dẫn và phụ trợ– Tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Cơng trình Thủy điện A Lưới.
- Quyết định số 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và mục đích phát triển kinh tế.
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/4/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh.
Việc bồi thường, đền bù cho người dân bị ảnh hưởng do xây dựng thủy điện A Lưới được thực hiện theo 4 quyết định trên của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, khi thực hiện cơng tác đền bù lại xảy ra tình trạng chênh lệch giá trị đền bù giữa các quyết định. Cụ thể, quyết định số 11/2010/QĐ – UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có giá trị đền bù cho đất bị thiệt hại cao gấp 3 lần so với quyết định 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên dẫn đến tình trạng người nhận trước khiếu nại với người nhận sau. Người dân cho rằng: họ chấp hành đúng quy định của Nhà nước thì lại chịu thiệt thòi, còn những người chây ỳ khơng chịu nhận tiền đền bù thì lại được nhận gấp 3 lần. Bên cạnh đó, việc “đất đổi đất, nhà đổi nhà” cũng khơng được thực hiện đúng như cam kết. Chủ đầu tư không san lấp mặt bằng đúng quy cách dẫn đến nhiều khó khăn cho người dân trong khi sản xuất nông nghiệp.
- Một số hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người dân khu TĐC năm 2012:
+ Khai hoang, phục hố:
Quy mơ: 26 ha
Hạng mục đầu tư: Cày, bừa, làm bờ vùng, bờ thửa, nhặt đá, xục bùn.
+ Hỗ trợ sản xuất giống lúa LC:
Quy mô: 24,68 ha/109 hộ
Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống, phân bón, vơi, thuốc BVTV, kỹ thuật.
Đối với những diện tích có khả năng làm lúa nước trong vụ Hè Thu này thì tiến hành làm thử nghiệm từ 3-5 ha, cịn những diện tích cịn lại vận động người dân trỉa lúa cạn LC nhằm tận dụng hết diện tích đã được khai hoang cày bừa.
+ Hỗ trợ máy cày tay và máy tuốt lúa
Quy mô: 01 chiếc máy cày tay, 01 chiếc máy tuốt lúa Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ 100%
+ Hỗ trợ trồng và chăm sóc rừng hiện có:
Quy mơ: 105 ha
Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống keo trồng mới, phân bón, kỹ thuật.
Quy mơ: 40 con/hộ,
Hạng mục đầu tư: Hỗ trợ giống gà ri lai, chuồng trại, thức ăn tập huấn kỹ thuật Ngoài ra, đầu quý 3 năm 2013, các hộ gia đình khu TĐC được hỗ trợ thêm phân bón. Mỗi gia đình được hỗ trợ 2 bao phân NPK.
Những hỗ trợ trên với vốn của Công ty Thủy điện miền Trung, các dự án (WB, ADB…) đã phần nào giúp được người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những hỗ trợ này không hiệu quả nhiều đối với người dân, do chất lượng giống cây trồng và vật ni chưa cao. Người dân có tư tưởng là do hỗ trợ nên mang về trồng và ni mà khơng chăm sóc chu đáo. Những hỗ trợ về kỹ thuật người dân khó thực hiện được do đất xấu, nhiều đá sỏi nên có áp dụng các kỹ thuật đó vào cũng khơng cho hiệu quả tốt.
3.3 Phân tích ảnh hưởng của sinh kế người dân khu TĐC đến TNR 3.3.1 Đặc điểm của hộ khảo sát tại thôn Cân Tôm 2 3.3.1 Đặc điểm của hộ khảo sát tại thôn Cân Tôm 2