TT CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH (HA) CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.028,75 100,00 Đất nông nghiệp 3.132,09 77,52
1 Đất sản xuất nông nghiệp 349,59 8,67
1.1 Đất trồng cây hàng năm 82,92 2,05 1.1.1 Đất trồng lúa 34,92 0,86 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 48,00 1,19
1.2 Đất trồng cây lâu năm 266,67 4,57
2 Đất lâm nghiệp 2.768,40 68,71
2.1 Đất rừng sản xuất 1.937,00 48,07 2.2 Đất rừng phòng hộ 831,40 20,64
3 Đất nuôi trồng thủy sản 14,10 0,14
“Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2013”. Với cơ cấu phân chia đất như trên có thể nhận thấy rằng: người dân xã Hồng Thượng có sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Cụ thể, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,67% với khoảng 349,59 ha. Trong đó, đất trồng cây hàng năm có 82,92 ha chuyên trồng lúa và các loại cây ngắn ngày (như khoai, lạc, sắn đậu, rau màu…). Diện tích đất trồng lúa chiếm 0,86% và đất trồng cây hàng năm chiếm 1,19%. Đất trồng cây lâu năm với các loại cây ăn quả (xồi, mít, na, chuối…) và cây cơng nghiệp (cà phê) cũng chiếm một diện tích tương đối lớn là 266,67 ha.
Đối với đất lâm nghiệp, tồn xã có 2.768,40 ha chiếm đến 68,71% tổng diện tích đất của xã. Diện tích lớn như vây đã giúp người dân phát triển các loại cây lâm nghiệp như tràm, keo lai, bạch đàn. Người dân sống ở xã chủ yếu là dân tộc Pa Cô, Tà Ôi… và sinh kế của họ gắn liền với khai thác các loại lâm sản như củi, rau rừng, các cây thuốc, gỗ, lá nón… Vì vậy, diện tích đất rừng đóng vai trị rất quan trọng đối với người dân và cũng như môi trường ở khu vực này.
Cơ cấu sử dụng đất tại thôn Cân Tôm 2 được phân chia như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên là 209,9 ha. Trong đó: diện tích đất ở là 40,3 ha; diện tích đất nơng nghiệp là 35,3 ha; diện tích đất lâm nghiệp là 85,2 ha cịn lại là diện tích sơng suối, ao hồ và đất khác là 49,1 ha.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Các đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hồng Thượng. Theo thống kê năm 2013, tồn xã có tổng số hộ: 500 hộ với 2.613 khẩu. Lao động trong độ tuổi khoảng 1.176 người, chiếm 45,00%.
Hồng Thượng là một xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Người dân tộc Paco chiếm 77,29% tổng số dân toàn xã, người Kinh chiếm 18,22%, còn lại là người thuộc các dân tộc: Cà Tu, Vân Kiều, Tà Ôi, PaHi và Tày.
Người dân xã Hồng Thượng nói chung và người dân khu TĐC Cân Tơm 2 nói riêng đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Bên cạnh đó, người dân cịn trồng các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp (tràm, bạch đàn...) để tăng thu nhập của hộ gia đình. Chăn ni phát triển cịn manh mún, nhỏ lẻ.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại xã chưa được đầu tư và phát triển, đặc biệt là khôi phục ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt zèng... Nguyên nhân do mẫu mã chưa đủ thuyết phục, hoặc một số sản phẩm làm ra không đảm bảo chất lượng do tay nghề chưa được nâng cao. Đồng thời sản phẩm làm ra chủ yếu để tự cung tự cấp, chưa có thị trường tiêu thụ nên thu hút rất ít lao động tham gia. Vì thế hiệu quả kinh tế không cao thậm chí rất thấp so với loại hình kinh doanh khác. Chính vì vậy, hầu hết đồng bào các dân tộc đều sử dụng hàng hóa từ dưới đồng bằng lên, hàng hóa truyền thống của dân tộc ngày càng mai một dần làm mất đi giá trị văn hóa hóa của dân tộc mình, khơng những thế lao động nơng thơn cịn thất nghiệp vì chưa tận dụng được các ngành nghề truyền thống của dân tộc.
2.1.1.3 Hiện trạng TĐC tại thôn Cân Tơm 2
Cơng trình thủy điện A Lưới trên sông A Sáp nằm trong địa phận huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 70 km theo Quốc lộ 49 về hướng Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Nam theo đường Truờng Sơn (Quốc lộ 14). Dự án có tổng mức đầu tư 2.757,59 tỷ đồng (theo Dự án Đầu tư xây dựng cơng trình – 03/2006) do Công ty Cổ Phần Thủy Điện Miền Trung thực hiện. Với tổng diện tích thực hiện trên 1.221 ha, trong đó: khu vực lịng hồ chiếm 718,01 ha; khu vực nhà máy chiếm 5,2 ha; khu vực kênh và của nhận nước chiếm 21,67 ha và khu tái định canh – định cư chiếm 471,54 ha.
Sau khi cơng trình thủy điện A Lưới được khởi cơng xây dựng từ năm 2007 tại xã Hồng Thượng, các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống. Khu tái định cư Cân Tôm 2 được xây dựng và người dân đến định cư vào năm
2010. Tổng số hộ hiện nay tại khu tái định cư là 146 hộ với 540 nhân khẩu. Tuy các hộ dân đã vào khu TĐC đã được hơn 3 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa ổn định tại nơi ở mới.
Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân được Công ty Thủy điện Miền Trung xây dựng đầy đủ như: đường giao thông đều được bê tơng hóa, mạng lưới điện thắp sáng cho tất cả các hộ dân, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi cũng được xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng thì có nhiều vấn đề nảy sinh. Hệ thống đường giao thông nứt nẻ và xuống cấp, kênh mương thủy lợi bị hư hỏng không dẫn nước để người dân sử dụng. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ khơng có nên trường học và trạm y tế gần như là bỏ không. Nhà ở của các hộ gia đình bắt đầu nứt nẻ, bị thấm nước khi trời mưa.
Nước sinh hoạt cơ bản được đưa về đến tận hộ gia đình nhưng hệ thống nước cịn chập chờn và có chỗ xuống cấp, hiện tại người dân đang khơng có nước sạch để sinh hoạt. Các hộ phải đi bộ mất 5 – 10 cây số mới đi lấy được nước uống ở các khe xung quanh.
Nhân dân trong thôn khác biệt về dân tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo giữa các dân tộc: Pa Cơ, Tà Ơi, Ka Tu, Kinh, Tày. Tình hình cố kết dân tộc có nhiều bất cập, an ninh trật tự tại khu TĐC phức tạp và khó quản lý.
Nhân dân thơn Cân Tơm 2 ở khu TĐC chủ yếu làm Nông nghiệp, tỷ lệ nông nghiệp chiếm khoảng 98%, còn lại làm kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhân dân trong thơn. Từ khi chuyển về khu TĐC thì tình hình sản xuất của đa số hộ dân hết sức khó khăn, nhân dân có đất sản xuất nhưng đất xấu, khơng có chất dinh dưỡng. Đất nông nghiệp cũng đã được phân chia nhưng đưa vào sử dụng khơng có hiệu quả cao vì một số lý do sau:
- Mặt bằng diện tích đất trồng lúa nước và đất vườn của các hộ TĐC không được san lấp đúng quy cách có nhiều hố sâu nên khó khăn trong hoạt động canh tác của người dân. Đa số đất tại thôn Cân Tôm 2 đều là đất đồi có nhiều đá sỏi, bạc màu nên cây trồng khó phát triển và cho năng suất rất thấp.
- Hệ thống thủy lợi bị hư hỏng nặng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Dịch bệnh xảy ra liên tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà con tại khu TĐC Cân Tôm 2.
- Người dân thiếu vốn và thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn ni nên khó thích nghi với điều kiện thay đổi tại nơi ở mới (khu TĐC).
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng hầu hết các hộ dân TĐC khó khăn về đất sản xuất (thiếu đất, đất xấu…) và để khắc phục tình trạng này, người dân đã tự động vào rừng chặt phá, đốt rừng để lấy đất sản xuất. Vị trí người dân chặt phá rừng làm nương rẫy được xác định là trái phép. Bên cạnh đó, họ cịn khai thác các loại lâm sản từ rừng để phục vụ cho đời sống của gia đình hoặc bán lấy tiền tạo thu nhập thêm cho gia đình. Trước tình trạng này, chính quyền địa phương phải phối hợp với các ban ngành liên quan để có biện pháp giúp cải thiện đời sống của người dân một cách hiệu quả, bền vững và đi kèm với các biện pháp bảo vệ rừng lâu dài.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014.
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp luận 2.2.1 Phương pháp luận
Đề tài sẽ dựa phương pháp tiếp cận hệ thống để phân tích tác động của việc xây dựng thủy điện đến đời sống của người dân khu tái định cư và tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu. Xem xét sự thay đổi đời sống của người dân tại khu TĐC so với nơi ở cũ (thông qua đánh giá của người dân, cán bộ xã, cán bộ thôn...về điều kiện cơ sở vật chất, sinh kế của người dân).
Đề tài nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong q trình TĐC của các hộ gia đình bị tác động bởi thủy điện A Lưới. Xem xét những khó khăn đó ảnh hưởng như thế nào đến TNR, mức độ quan trọng của TNR đối với đời sống của người dân TĐC. Tìm hiểu những sản phẩm người dân khai thác từ rừng. Từ những
phân tích và nghiên cứu trên để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục đời sống của người dân và có hướng quản lý, bảo vệ TNR một cách hợp lý và bền vững.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Các tài liệu được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc trong vịng từ 3 – 5 năm (từ năm 2010 – 2014). Bao gồm các nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội của xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các tài liệu/báo cáo về tình hình TĐC của người dân Cân Tôm 2 do thủy điện A Lưới (về xây dựng cơ sở vật chất, công tác đền bù, sản xuất nông nghiệp, đời sống tinh thần của người dân…).
- Danh sách hộ dân khu tái định cư (bao gồm cả danh sách hộ nghèo của thôn). - Đề án xây dựng Nông thôn mới của xã Hồng Thượng.
- Chính sách giao đất giao rừng/ cho thuê đất của xã.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương (chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng tự nhiên)
- Diễn biến diện tích đất rừng qua các năm (3 - 5 năm)
- Cơ chế phối hợp giữa địa phương và các tổ chức liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
Các cơ quan xin tài liệu trên:
- UBND xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
Luận văn thông qua các công cụ của PRA để thu thập thông tin liên quan đến sự thay đổi sinh kế của người dân trước và sau khi TĐC (chủ yếu là thảo luận nhóm
và phỏng vấn hộ gia đình). Ngồi ra, các cơng cụ này cịn giúp xác định được sự phụ thuộc và tác động của cộng đồng người dân thôn Cân Tôm 2 đến TNR nơi đây. Dưới đây là một số công cụ đã sử dụng trong luận văn:
a. Quan sát thực địa:
Trong q trình thu thập thơng tin sơ cấp, đề tài đã tiến hành quan sát khu vực nghiên cứu (thơn Cân Tơm 2) để có cái nhìn tổng quan về đời sống, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ TĐC. Khi quan sát tại khu TĐC Cân Tơm 2 đã được anh Bí thư thơn dẫn đường và được giải thích những vấn đề ở trong thôn như: cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà ở…) có đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân hay không? Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) được thực hiện như thế nào và có những khó khăn gì? Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tại khu TĐC.
b. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm trong nghiên cứu này được thực hiện như sau: Chọn khoảng 25 - 30 người dân trong thôn TĐC (bao gồm cả nam giới và phụ nữ) để mời tham gia thảo luận nhóm. Trước khi lựa chọn người dân mời cho thảo luận nhóm, tơi có gặp trưởng thơn và bí thư thơn TĐC để nắm qua tình hình của người dân và đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn thành phần tham gia (người dân khu TĐC, có tham gia các hoạt động khai thác TNR, có trình độ học vấn đủ các cấp, khoảng 30 – 50% là nữ…) và nhờ cán bộ thôn chọn giúp những hộ phù hợp. Sau khi xác định được danh sách cần mời, tơi đã nhờ anh bí thư thơn mời người dân đến họp với thời gian và địa điểm cụ thể.
* Nội dung cuộc thảo luận như sau:
- Thực trạng đền bù và hỗ trợ của chính quyền địa phương và các bên liên quan cho các hộ gia đình
- Tình hình đời sống của bà con nông dân tại nơi ở mới có tốt hơn chổ cũ không? (Cơ sở hạ tầng phục vụ người dân)
- Tình hình sản xuất nơng nghiệp của người dân tại nơi ở mới có những thuận lợi và khó khăn gì?
- Xác định sự thay đổi sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2? Xác định nguồn nào là sinh kế chính của cộng đồng trước và sau khi TĐC?
- Các chủ trương, chính sách của địa phương và các tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ cho người dân. Hiệu quả của các hỗ trợ đó.
- Xác định các sản phẩm khai thác từ rừng (Thời gian khai thác, đối tượng khai thác, cách thức khai thác…) của người dân khi chuyển đến khu TĐC thôn Cân Tôm 2.
- Hoạt động sử dụng đất lâm nghiệp, đốt rừng làm nương rẫy của người dân. - Những hoạt động liên quan đến tài nguyên rừng của người dân có hợp pháp hay khơng? Nếu bất hợp pháp vì sao người dân vẫn thực hiện?
- Tìm hiểu các biện pháp người dân đang và sẽ áp dụng để cải thiện sinh kế và hướng bảo về TNR của cộng đồng.
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện:
- Khó khăn:
+ Người dân tộc có trình độ học vấn còn thấp nên khi đưa ra câu hỏi người dân trả lời lan man hoặc lạc chủ đề nên thường phải nhắc lại nhiều lần và giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu rõ trọng tâm của câu hỏi.
+ Người dân tại khu TĐC chủ yếu là dân tộc thiểu số có giọng nói khó nghe. + Ban đầu người dân cịn e dè trong việc cung cấp thông tin liên quan đến khai thác TNR.
- Thuận lợi:
+ Sau một thời gian tiếp xúc thì người dân bắt đầu cởi mở và nhiệt tình cung cấp thơng tin.
+ Những thơng tin của các câu hỏi được người dân tham gia thảo luận để đưa ra câu trả lời chính xác nhất (kiểm tra được độ tin cậy của thông tin).
c. Phỏng vấn:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trức được sử dụng để thu thấp các thơng tin chính từ các cán bộ của huyện, xã, người có vai trị trong thơn, bản nhằm mục đích thu thập các thơng tin chuyên sâu về tình hình đời sống người dân của địa phương, những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải. Khả năng tiếp cận các nguồn lực và tài nguyên. Đây là những thơng tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu.
+ Cán bộ UBND xã: phỏng vấn cán bộ phụ trách đất đai và tài nguyên của xã. Các thơng tin thu thấp bao gồm: Tình hình sử dụng đất đai tại địa phương và khu TĐC; Thực trạng đền bù đất đai cho người dân tại khu TĐC; Các chủ trương chính