Về phía chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4 Một số đề xuất trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý

3.4.1 Về phía chính quyền địa phương

* Đối với sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp

của người dân tại thôn Cân Tôm 2 cịn gặp nhiều khó khăn nên áp lực lên TNR ngày càng tăng (do người dân khai thác các sản phẩm từ rừng để thỏa mãn nhu cầu của gia đình). Vì vậy, để giảm tác động của người dân lên TNR cần thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục và phát triển hoạt động SXNN cho người dân:

- Địa phương phối hợp với Trạm khuyến nông, công ty Thủy điện miền Trung thực hiện tốt việc cải tạo đất trồng lúa nước, đất vườn cho các hộ dân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết trước đó.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc cho người dân trong công tác đền bù đất đai để họ yên tâm phát triển cuộc sống tại khu TĐC Cân Tôm 2.

- Hỗ trợ SXNN cho người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc trừ sâu...). Trạm khuyến nơng, phịng Nông nghiệp huyện cần phối hợp với cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã theo sát và hỗ trợ người dân trong quá trình SXNN. Phổ biến cho các hộ gia đình các kỹ thuật phù hợp, xây dựng lịch thời vụ hợp lý, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Như vậy, hiệu quả của hoạt động hỗ trợ SXNN cho người dân sẽ được nâng cao, giúp sinh kế của hộ gia đình được cải thiện.

- Tu sửa và xây dựng lại hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới tiêu cho tồn bộ diện tích cây trồng của người dân tại thơn Cân Tơm 2. Bố trí người thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Giải thích cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của SXNN trong sinh kế của hộ. Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào phát triển trồng trọt và chăn ni.

* Đối với TNR:

- Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần tuyền truyền cho người dân khu TĐC biết được tầm quan trọng của TNR trong việc phòng hộ, giữ đất, giữ nước, hạn chế các thiên tai (lũ quét...) thông qua các buổi họp thơn, tổ chức hội thảo...

- Chính quyền địa phương khẩn trương hồn thiện đề án giao đất, cho thuê đất rừng để giao cho các nhóm/ hộ gia đình nhằm tăng hiệu quả quản lý và bảo vệ TNR. Bên cạnh đó, hoạt động này cịn tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình (người dân được hưởng tồn bộ các sản phẩm tỉa thưa từ diện tích rừng mà họ quản lý; các sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường).

- Các ban ngành liên quan phối hợp với cán bộ quản lý đất đai của xã cần xác định lại ranh giới đất và cắm mốc rõ ràng giữa các hộ, phân định diện tích đất của hộ và đất rừng. Như vậy, hạn chế được tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình và giảm thiểu các vụ lấn chiếm đất rừng.

- Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác lâm sản trái phép. Hiện nay, các vụ vi phạm trên địa bàn (đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép...) chủ yếu xử lý hành chính (nộp tiền) với mức phạt còn thấp nên người dân vẫn bất chấp thực hiện. Vì vậy, để tăng hiệu quả trong công tác bảo vệ TNR cần nâng cao mức phạt và có thể áp dụng hình thức phạt tù nếu được.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, các doanh nghiệp nhà nước, các nhóm/ hộ gia đình được giao rừng, kiểm lâm trên địa bàn huyện cần xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, quản lý TNR. Phân công lịch đi tuần tra các diện tích rừng hợp lý giữa các tổ chức, đơn vị tránh chồng chéo gây hiệu quả thấp.

* Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân:

- Tu sửa lại trường học tại thôn Cân Tôm 2 và tuyển đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tại các cấp học. Vận động người dân cho con em mình đến học tập tại trường để nâng cao trình độ học vấn.

- Tu sửa lại trạm y tế và tìm kiếm đội ngũ y, bác sĩ làm việc tại trạm nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc khám chữa bệnh.

- Hệ thống đường giao thông cũng cần tu sửa lại những đoạn bị sụt lún giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.

- Tu sửa và xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng cho người dân nhằm nâng cao đời sống tinh thần. Ngồi ra, có thể lồng ghép chiếu các bộ phim tài liệu, phóng sự... liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ rừng giúp nâng cao ý thức của người dân tại thơn Cân Tơm 2.

* Ngồi ra, địa phương và các tổ chức liên quan cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Khôi phục lại ngành tiểu thủ công nghiệp (đan lát) của địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Hiện nay, các sản phẩm này có mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường và chỉ sử dụng cho gia đình. Vì vậy, cần nghiên cứu cải thiện chất lượng và mẫu mã các sản phẩm làm ra để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Cần tổ chức nghiên cứu điều tra kỹ hơn về tình hình TĐC (phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học, các cấp có thẩm quyền khác, các dự án có liên quan).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)