Trong những thập kỷgần đây với sự tăng lên theo cấp sốnhân về ứng dụng của enzyme trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải mở
rộng và tăng cường cảviệc cải tiến chất lượng và nâng cao vềsố lượng thông qua việc cải tiến chủng, tối ưu mơi trường, và tìm kiếm q trình lên men hiệu quả để tăng sản lượng enzyme.
Tăng sản lượng enzyme có thể đạt được bằng tối ưu môi trường nuôi cấy
và điều kiện sinh trưởng nhưng cách tiếp cận này bịgiới hạn trong khả năng tổng hợp sản phẩm của cơ thể. Việc cải tiến chủng được thực hiện để giảm giá thành bằng cách tăng năng suất hay giảm chi phí sản xuất vì vậy nó có vai trị quan trọng trong cơng nghiệp lên men. Cải thiện chủng là quá trình cải tiến và thao tác trên các chủng vi sinh vật để tăng cường khả năng trao đổi chất cho các ứng dụng của công nghệ sinh học (Gonzalez & cs., 2003). Do hệ thống kiểm sốt vốn có của mình, các vi sinh vật thường sản sinh ra các chất trao đổi thương mại ởnồng độ
rất thấp chỉ đủcó lợi cho chúng, do đó việc tăng cường sản xuất các chất trao đổi hiếm khi xảy ra và mặc dù năng suất có thể tăng lên bởi việc tối ưu hóa điều kiện
mơi trường, tuy nhiên năng suất cuối cùng vẫn được kiểm soát bởi bộgen (genome) của sinh vật (Pathak & cs., 2015). Việc cải tiến chủng chủyếu tập trung vào sựgia
tăng hiệu suất của quá trình lên men, giảm chi phí và tăng các lợi ích kinh tế và
cũng có thể có thêm một số đặc tính mong muốn khác (Prabakaran & cs., 2009; Singh & cs., 2011).
Nghiên cứu vềbiến đổi gen trong những năm qua đã đóng góp lớn đểhiểu
cơ chế ổn định và hoạt động cho cải tiến của enzyme công nghiệp. Hầu hết các chủng dại mà có tiềm năng sửdụng trong q trình lên men cơng nghiệp bắt buộc phải cải tiến đểviệc lên men đạt hiệu quảkinh tếcao (Mishra & cs., 2014).