10. Ethidium bromide, acridinedyes
3.2.3.3. Phương pháp phân tích và xác định các chỉ tiêu theo dõ
Phân tích thành phần hóa học ngun liệu và thức ăn tại Phịng thí nghiệm trung tâm Khoa Chăn ni-Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo phương pháp ở mục 3.2.2.
Xác định năng lượng trao đổi (ME) theo công thức của Noblet & Perez (1993): ME (kcal/kg VCK) = 4168 - 12,3 x KTS + 1,4 x Protein thô + 4,1 x Lipit thô - 6,1 x Xơ thơ (Trong đó: ĐVT của biến: g/kg/VCK)
Khả năng sinh trưởng: khối lượng bắt đầu (kg), khối lượng kết thúc giai đoạn ni (kg), sinh trưởng tích luỹ qua các tháng tuổi (kg), sinh trưởng tuyệt đối (ADG) (g/ngày)
Khối lượng của từng cá thể được xác định tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm bằng cân điện tử Mettler Toledo (Trung Quốc), lợn được cân từng con vào buổi sáng trước khi cho ăn. Tăng khối lượng (g/ngày) được tính dựa trên chênh lệch về khối lượng kết thúc và khối lượng bắt đầu của từng cá thể và số ngày ni thí nghiệm.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR):Tổng lượng thức ăn thu nhận/tổng khối lượng lợn tăng lên trong giai đoạn thí nghiệm.
Năng suất thịt: khối lượng giết mổ (kg), khối lượng móc hàm (kg), khối lượng thịt xẻ (kg), tỷ lệ thịt móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), chiều dài thân thịt (cm), độ dày mỡ lưng (mm) và dày cơ thăn (mm)
Kết thúc thí nghiệm, mỗi lơ chọn 6 lợn thịt của 3 lần lăp lại (tỷ lệ đực cái: 1:1, lợn có khối lượng bằng khối lượng trung bình của lơ trong mỗi lần lặp lại) để xác định các chỉ tiêu về năng suất thân thịt. Lợn mổ khảo sát được cho nhịn đói 24 giờ trước khi giết mổ.
Sau khi xác định khối lượng sống, tiến hành giết mổ cạo lông, bỏ tiết và nội tạng cân xác định khối lượng móc hàm. Tỷ lệ móc hàm được tính dựa trên khối lượng trước khi giết thịt và khối lượng móc hàm. Khối lượng thịt xẻ được cân sau khi đã bỏ đầu và 4 chân. Tỷ lệ thịt xẻ được tính dựa trên khối lượng thịt xẻ và khối
lượng trước giết thịt. Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt Atlas) đến xương Pubis.
Dày mỡ lưng và dày cơ thăn được đo bằng máy đo siêu âm Agroscan AL với đầu dị ALAL 350 (ECM, France) ở vị trí xương sườn 3-4 cuối, cách đường sống lưng 6 cm trên từng cá thể sống cùng với thời điểm cân khối lượng kết thúc theo phương pháp được mô tả trong nghiên cứu của Youssao &cs. (2002) trên con lai (LY). Ước tính tỷ lệ nạc bằng phương trình hồi quy được Bộ Nơng nghiệp Bỉ khuyến cáo năm 1999 dựa trên dày mỡ lưng và dày cơ thăn: y = 59,902386 - 1,060750X1 + 0,229324X2; trong đó: y = tỷ lệ nạc ước tính (%), X1 = độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm), X2 = độ dày cơ thăn (mm).
Tổng số 24 mẫu cơ thăn (6 mẫu/công thức: 3 cái và 3 đực) được lấy ngay sau khi giết thịt ở vị trí xương sườn13-14, bảo quản trong hộp đá và vận chuyển về phịng thí nghiệm. Cơ thăn được cắt thành 2 mẫu với độ dày từ 4 cm (01 mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4°C để phân tích các chỉ tiêu cảm quan ở 24 giờ sau giết thịt, 01 mẫu cịn lại được bảo quản ở -50oC để phân tích thành phần hố học thịt).
Giá trị pH được đo bằng máy Testo 230 (Đức) tại các thời điểm 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24) sau giết thịt. Màu sắc thịt được xác định bằng máy Minolta CR-410 (Nhật Bản) với các chỉ số L* (lightness), a* (redness) và b* (yellowness) tại thời điểm 24 giờ (L*, a*, b*) sau giết thịt. Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau bảo quản ở thời điểm 24 giờ. Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau chế biến (mẫu cơ thăn được hấp cách thủy bằng máy Waterbach Memmert ở 75oC trong 50 phút. Độ dai của cơ thăn (N) được xác định bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.