A. Cành bào tử nấm A13: 1: Cuống
4.2.3. Tối ưu thời gian đường hóa bã sắn
Thời gian đường hố có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất, quyết định năng suất, chất lượng dịch đường hố. Tối ưu thời gian đường hóa bã sắn được tiến hành với việc sửdụng nồng độenzyme tối ưu (8%) và tiến hành ủ trong thời gian 12, 24, 36, 48 và 60 giờ.
Tốc độphản ứng của enzyme tăng theo thời gian phản ứng, do enzyme có thời gian tiếp xúc và gắn với cơ chất. Thời gian kết thúc phản ứng được xác định khi tốc độphản ứng xảy ra chậm hoặc dừng lại, tức là nồng độ sản phẩm tăng ít hoặc khơng tăng nữa.
Bảng 4.13. Hàm lượng đường khử khi đường hóa bã sắn ởthời gian khác nhau Thời gian (giờ) Hàm lượng đường khử(g/l), n = 3 (Mean ±SE) P 0 1.24d ± 0.10 <0,0001 12 7.56c ± 0.12 24 14.41a ± 0.47 36 13.71a ± 0.32 48 11.33b ± 0.16 60 11.11b ± 0.15
Ghi chú: Các chữcái trong cùng một cột khác nhau thểhiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05)
Khi tăng thời gian thủy phân từ 0 đến 24 giờ, hàm lượng đường khử tăng lên đáng kể do enzyme dễ dàng tiếp xúc với cơ chất, hàm lượng đường khử cao nhất đạt được ở24 giờlà 14,4 g/l. Nếu tiếp tục tăng thời gian thủy phân từ24 giờ đến 60 giờ thì hàm lượng đường khử tạo thành không những không tăng lên mà còn giảm đi, hàm lượng đường khử ở36, 48 và 60 giờ tương ứng lần lượt là 13,71; 11,33 và 11,11 (g/l) (Bảng 4.13 và Hình 4.13), sự giảm sút này có thể do sự sử dụng đường của các vi sinh vật có mặt trong bã sắn. Như vậy có thểchọn 24 giờ là thời gian tối ưu cho đường hóa bã sắn.
Hình 4.13. Hàm lượng đường khử theo thời gian đường hóa bã sắn bằng enzyme