A. Cành bào tử nấm A13: 1: Cuống
4.2.1. Thành phần hóa học của bã sắn tươ
Bã thải tinh bột sắn là bã thải xơ đểlại sau khi chiết xuất tinh bột từcủsắn trong quá trình chế biến tinh bột sắn của các nhà máy. Phân tích thành phần hóa học của bã sẵn thu được trong các cơ sởchếbiến tinh bột sắn ở Hoài Đức cho thấy: Trong bã thải tinh bột sắn còn chứa nhiều nước nên vật chất khô chỉchiếm 15,91%. Hàm lượng xơ và tinh bột còn lại tương đối cao, tương ứng 21,02% và 60,37% (tính theo VCK), kết quảnày phụthuộc vào loại sắn, cách chếbiến, song phần lớn vì quá trình ép chưa kỹ nên hàm lượng tinh bột cịn lại trong bã sắn là tương đối cao. Hàm lượng Protein thô và protein thực thấp, chỉ có 2,19% và 1,23% (theo VCK), KTS, lipit và axit hữu cơ tổng số thấp, tương ứng lần lượt là 2,01%, 0,52 % và 2,02 g/kg. HCN chiếm 9,4 mg/kg bã sắn tươi (Bảng 4.11). Kết quảphân tích này cho thấy, bã sắn tươi cịn chứa khá nhiều nước (độ ẩm cao), hàm lượng protein thấp, hàm lượng xơ và tinh bột khá cao.
Bảng 4.11. Thành phần hóa học của bã sắn tươi Thành phần (% VCK) Mean (n=3) SE VCK 15,91 0,21 Protein thô 2,19 0,23 Protein thực 1,23 0,15 KTS 2,01 0,32 Lipit 0,52 0,24 Tinh bột 60,37 3,45 Xơthô 21,01 1,23
Axit hữu cơ (g/kg tươi) 2,02 0,14
Các phân tích khác trên bã sắn cũng cho kết quả tương tự. Trong báo cáo của Nguyễn Hữu Văn & cs. (2008), bã sắn cơng nghiệp có VCK là 11,2%, protein thơ 3,6%, xơ thơ 31,2% và có 26,9 mg/kg tươi HCN. Le & cs. (2020) cho biết trong bã sắn có chứa 56% tinh bột và 35,9% xơ. Như vậy, có thểthấy rằng thành phần dinh dưỡng có trong bã sắn là rất thấp, trong khi đó hàm lượng tinh bột, xơ và các chất kháng dinh dưỡng như cyanua, tannin và phytate tương đối cao, do đó khi sửdụng làm thức ăn chăn ni khả năng tiêu hóa thấp, lượng thức ăn ăn vào ít và giảm khả năng sản suất của động vật.
Lên men đã được xác định là một trong số ít các phương pháp đểcó thểvừa khử được các chất kháng dinh dưỡng, vừa có khả năng cải thiện chất lượng protein nên đã được một số nước sửdụng để tăng cường giá trị sửdụng của sắn và phụ phẩm sắn cho cả con người và gia súc (Ubalua, 2007; Aro, 2008; Herago & Agonafir, 2017). Đối với bã sắn, hàm lượng xơ và tinh bột cao, các vi sinh vật không thểsửdụng trực tiếp để sinh trưởng và phát triển, chỉ một số ít vi sinh vật như nấm sợi (Aspergillus, Penicillium), nấm men Saccharomyces và vi khuẩn
Baccilus có khả năng sinh ra một sốenzyme ngoại bào như amylase, cellulase để thủy phân tinh bột và xơ thành đường đơn, song hoạt tính của chúng tương đối thấp (Pandey & cs., 2000; Cherry & Fidantsef, 2003; Singh R. & cs., 2011).
Đềtài tiến hành đường hóa và lên men đồng thời bã sắn bằng việc bổsung chếphẩm đa enzyme (α-amylase, gluco-amylase, cellulase), nấm men và vi khuẩn probiotic (Lactobacillus, Bacillus) để đường hóa tinh bột, xơ thành các đường đơn tạo cơ chất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật nhằm tạo ra sản phẩm lên men giàu protein, nhiều vi khuẩn có lợi có thểsửdụng làm thức ăn chất lượng cao cho các động vật dạ dày đơn.