Nước mưa chảy tràn

Một phần của tài liệu 1. BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN CHĂN NUÔI LỢN TẠI TỈNH LÀO CAI (Trang 104 - 106)

CHƯƠNG 7 : TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

8.3. Đánh giá tác động

8.3.3.3. Nước mưa chảy tràn

Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo đất cát, chất cặn bã,… trên mặt đất vào dòng nước làm ảnh hưởng trực tiếp tới dòng nước thải và hệ thống cống thốt nước. Từ đó có thể tác động liên hồn đến nguồn nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh khu vực dự án.

Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn tại khu vực Trang trại chăn ni có thể được xác định theo công thức thực nghiệm như sau:

Bảng 44. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ

STT Loại mặt phủ

1 Mái nhà, đường bê tông 0,80 - 0,90

2 Đường nhựa 0,60 - 0,70

3 Đường lát đá hộc 0,45 - 0,50

4 Đường rải sỏi 0,30 - 0,35

5 Mặt đất san 0,20 - 0,30

6 Bãi cỏ 0,10 - 0,15

Nguồn: TCXDVN 51:2006

- Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực có thể được xác định theo cơng thức thực nghiệm như sau:

Q = 2,78 x 10-7 x  x F x h (m3/s). Trong đó:

2,78 x 10-7: Hệ số quy đổi đơn vị;

h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính tốn, mm/h (h = 568,7 mm/tháng; theo cường độ mưa trung bình tháng lớn nhất trên các năm từ 2015 đến 2019 được thống kê tại Chương 2 của báo cáo);

F: Diện tích khu vực xây dựng của dự án: 315.800 m2;

: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc..... (Chọn  = 0,3 đối

với loại mặt phủ là mặt đất san)

Như vậy lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án là:

Q = 2,78 x 10-7 x 0,3x 315.800 x 23,69≈ 0,624 m3/s tương đương 2.247,1 m3/h. Lượng chất bẩn (chất khơng hồ tan) tích tụ lớn nhất trong 15 ngày tại khu vực này được xác định theo công thức sau:

M = MMax (1- e-Kz.T ).F ; (kg)

[Theo PGS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý mơi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002]

Trong đó:

Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất (250 kg/ha). Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz = 0,4/ngày.

t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày. F: Diện tích bề mặt (ha), F = 31,58 ha.

[Theo PGS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý mơi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002]

Với diện tích khu vực tính tốn F = 31,58 ha, ước tính lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại trang trại là: M = 250 x (1-e-Kz.T) x 31,58ha = 7.800 kg.

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc vào thời gian giữa 2 trận mưa liên tiếp và điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Hàm lượng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào đầu trận mưa (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dịng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó).

Q trình thi cơng lượng đất, cát, chất cặn bã, cặn dầu, chất thải sinh hoạt vương vãi cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác động đến hệ sinh thái gây ô nhiễm mơi trường đất, nước. Mặt phủ bị xói mịn, gây bồi lắng ảnh hưởng đến kênh mương thủy lợi trong khu vực. Nồng độ chất dinh dưỡng chất hữu cơ trong nước mưa chảy tràn là đáng kể, dễ gây tình trạng phú dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong các kênh mương.

Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xây dựng sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã. Khi bắt đầu san gạt chưa tiến hành xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, tồn bộ lượng nước mưa sẽ được tiêu thốt tự nhiên theo hướng dốc địa hình sau đó chảy về vùng trũng thấp của dự án. Q trình thi cơng san gạt sẽ bố trí xây dựng hệ thống rãnh thốt nước theo hướng địa hình để đổ về vùng trũng trong khu vực dự án tránh gây thất thoát nước, ngập úng cục bộ.

Để xử lý nước mưa chảy tràn dự án sẽ xây dựng hệ thống mương, rãnh có hố lắng cặn dọc tuyến đường giao thông dốc theo địa hình sau đó theo rãnh chảy ra sơng Hồng.

Một phần của tài liệu 1. BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN CHĂN NUÔI LỢN TẠI TỈNH LÀO CAI (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w