Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong công việc của đội ngũ kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

3.1 Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập dựa trên “Quyết định số 155/2003/QĐ-BCN ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.”

- Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK - Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày 28/12/2005.

3.1.1. Quá trình phát triển

Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty qua các mốc thời gian như sau:

Năm 1976: Khởi đầu là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cơng ty Lương Thực.

Năm 1978: Đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Năm 1992: Chính thức đổi tên thành “Cơng ty Sữa Việt Nam” và bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.

Năm 1994 – 1996 - 2000: Xây dựng nhà máy sữa Hà Nội nhằm phân phối trực tiếp cho thị trường Miền Bắc. Tiếp theo năm 1996, thành lập đơn vị liên doanh Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định đánh mạnh vào thị trường Miền Trung. Đến năm 2000, tiền thân công ty tiếp tục xây dựng máy sữa Cần Thơ đánh mạnh vào thị

trường tiêu dùng tại đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra, Công ty cũng đẩy mạnh xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2003: Chính thức chuyển đổi thành Cơng ty cổ phần vào tháng 12/2003 và đổi tên thành “Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam” cho phù hợp với hình thức hoạt động lúc này. Một năm sau đó, Vinamilk tiếp tục thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Vốn điều lệ tại thời điểm này lên đến 1.590 tỷ đồng.

Sau năm 2006, Vinamilk tiếp tục thu mua và xây dựng nhiều nhà máy sữa tại các tỉnh thành. Cũng trong năm 2006: Vinamilk chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với tỉ lệ vốn nhà nước 50,01%.

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Những hoạt động chính xây dựng nên doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk như sau:

- Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tươi, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

- Chăn ni: Vinamilk có những trang trại chăn ni bị sữa với quy mô rất lớn. Họ thực hiện việc chăn nuôi với kỳ vọng sẽ tạo đủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các chế phẩm sữa của mình.

Nếu chúng ta thực hiện phép tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk được xem là nhà sản suất sữa lớn nhất tại Việt Nam với một danh sách sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì chuẩn xác, uy tín và nhiều lựa chọn.

3.1.3 Sứ mạng

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

3.1.4 Tầm nhìn

Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

3.1.5 Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế cơng ty tâm niệm rằng chất lượng và sáng xây dựng là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chính sách chất lượng: Ln hài lịng và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định

3.1.6 Cơ cấu tổ chức:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Vinamilk

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên(

3.1.7 Tình hình tài chính của Cơng ty

Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Vinamilk

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tăng/ giảm

Tổng tài sản 25.770 27.478 7%

Doanh thu thuần 35.072 40.080 14%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 7.464 9.271 24%

Lợi nhuận trước thuế 7.613 9.367 23%

Lợi nhuận sau thuế 6.068 7.770 28%

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên) Năm 2017, tất cả các chỉ tiêu đều tăng trưởng tốt so với năm 2016. Trong đó, tăng thấp nhất là tổng tài sản (tăng 7%) và lợi nhuận sau thuế tăng cao nhất đến 28%.

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu hoạt động của Vinamilk

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2,83 2,79 (lần)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn 2,16 2,12 (lần)

- Hệ số thanh toán nhanh - - -

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

- Hệ số nợ trên tổng tài sản 23% 24%

- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 30% 31%

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho 7,0 6,4 (lần)

- Vòng quay các khoản phải thu 18,1 19,1 (lần)

- Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 1,44 1,51 (lần)

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 32% 38%

- Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 25% 29%

- Lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần 21% 23%

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong công việc của đội ngũ kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)