Giải pháp 4: Chính sách đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong công việc của đội ngũ kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 84 - 85)

CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.4 Hệ thống các giải pháp cụ thể

5.4.4 Giải pháp 4: Chính sách đào tạo và phát triển

Công ty cần cải tiến lại phương pháp kèm cặp tại chổ mà và cũng nên có thêm các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khác như đầu tư vào các trường đào tạo để nhân viên và cán bộ quản lý của công ty được đào tạo chu đáo. Ưu tiên đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật bán hàng:

Đổi mới phương pháp đào tạo nhân viên. Đối với nhân viên mới vào, số lượng nhiều thì nên tổ chức những buổi đào tạo ngồi giờ làm việc xen kẻ với việc kèm cặp trong quá trình làm việc. Như vậy, nhân viên được đào tạo cả về lý thuyết và thực hành. Công ty nên lựa chọn người đào tạo thích hợp để cơng tác đào tạo đạt hiệu quả. Đối với người đào tạo cần phải hội đủ những điều kiện như : có kiến thức chun mơn về may mặc, nhiều kinh nghiệm, am hiều về đặc điểm các loại sản phẩm. Còn trường hợp nhân viên mới ít thì vẫn áp dụng phương pháp kèm cặp tại chổ, nhưng cũng vẫn phải lựa chọn người đào tạo theo tiêu chí trên.

Nhân viên có nhu cầu được đào tạo hoặc học cao hơn để mong được thăng tiến trong công việc, mong được tăng lương thì cơng ty nên có chính sách đào tạo và thăng tiến rõ ràng , công khai ,minh bạch và được thực hiện một cách cơng bằng. Chính sách đó phải quy định rõ ràng theo các tiêu chí có thể đo lường được để nhân viên tự đánh giá bản thân xem thử họ có đủ điều kiện để được thăng tiến hoặc tăng lương hay không.

Không nên đề bạt, thăng chức cho nhân viên theo cảm tính , theo mối quan hệ tình cảm cá nhân. Khi nhân viên học xong và được cấp bằng cấp cao hơn thì cơng ty nên kịp thời điều chỉnh và áp dụng tính hệ số lương tương ứng với bằng cấp đó để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.

Hiệu quả của giải pháp : Nhân viên được đào tạo theo các hình thức trên thì tay nghề cũng như trình độ chun mơn sẽ càng cao hơn, do đó họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, được công ty đánh giá cao và đồng nghiệp sẽ ngưỡng mộ hơn. Đây chính là động lực để khích lệ tinh thần rất lớn đối với nhân viên. Mặc khác, khi đã có trình độ chun mơn hoặc tay nghề cao hơn thù họ lại cố hồn thành cơng việc hiệu quả hơn để hội đủ các tiêu chí mà công ty đưa ra để phấn đấu được tăng lương hoặc được thăng tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực trong công việc của đội ngũ kinh doanh tại công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 84 - 85)