5. Bố cục đề tài
2.2. Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân
2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần
Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Nguồn: Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019. 2.2.2. Con giống
Hiện tại, do nguồn lực cịn hạn chế, cơng ty chưa thể tạo lập trang trại con giống cho hoạt động của chuỗi. Chính vì thế, công ty phải tiến hành hoạt động mua con giống phục vụ cho hoạt động nuôi trồng và sản xuất chế biến.
Chọn nguồn con giống phù hợp là một công đoạn vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại cơng ty. Nó quyết định chất lượng cá thành phẩm sau này cũng như khả năng kháng bệnh, ít bệnh ở cá, có thể tối ưu hóa hoạt động ni trồng. Với các tiêu chí đưa ra về nguồn cung cấp con giống như các chứng nhận của cơ sở cung cấp, loại giống, kích cỡ, … cơng ty đưa ra quyết định chọn nhà cung cấp phù hợp với từng thời điểm thích hợp.
Đặc biệt, giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018, thời tiết mưa nhiều, bất lợi cho việc phối giống và nuôi con giống, nguồn cung cấp con giống khan hiếm hơn, công ty phải
Con giống Nuôi Thu hoạch
Chế biến Vận chuyển, giao hàng (xuất khẩu) Khách hàng và chăm sóc khách hàng
tìm thêm nhiều nhà cung cấp mới để tối đa hóa nhu cầu hiện tại. Hiện tại, nguồn con giống đã dần đi vào ổn định, có thể cung cấp cho nhu cầu về con giống của cơng ty. Từ đó các hoạt động chuỗi cung ứng cũng dần đi vào ổn định.
2.2.3. Nuôi
Giai đoạn đầu mới thành lập, cơng ty chưa có ao, vùng ni riêng, nguồn nguyên liệu được cung cấp chủ yếu từ ao, vùng ni của hệ thống cơng ty gia đình, từ các ao của Hùng Cá và Vạn Ý và thu mua từ các hộ nuôi cá nguyên liệu nhỏ lẻ. Từ năm 2017, nhận thấy rõ tầm quan trọng của vùng nuôi trong việc chủ động hóa hoạt động sản xuất, tối ưu hóa cơng tác hoạch định kế hoạch sản xuất và xuất khẩu cho khách hàng cũng như có thể tăng thêm lợi nhuận của cơng ty, công ty đã tiến hành đầu tư phát triển hệ thống vùng nuôi cũng như nhà máy thức ăn.
Chọn địa điểm ao nuôi vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó có thể quyết định được chất lượng nguồn nước cung cấp cho các ao ni, cũng như kiểm sốt các mầm bệnh tồn tại từ nguồn nước. Bên cạnh đó, chọn địa điểm ao nuôi, vùng nuôi phải gần các sông lớn, tiện cho việc thu hoạch cá nguyên liệu và vận chuyển đến nhà máy. Chọn địa điểm để đặt vùng ni cịn phải tránh những địa điểm ao nuôi không thuận tiện gây thiệt hại do số lượng cá nguyên liệu chết nhiều trong quá trình thu hoạch và vận chuyển về nhà máy.
Có những kế hoạch chiến lược ngay từ đầu, giám đốc công ty đã chọn những địa điểm phù hợp cho việc nuôi cá nguyên liệu gần các sông lớn tại Tiền Giang và Long An. Hiện tại, cơng ty có được hai hệ thống ao ni tại Tiền Giang và Long An, với tổng 18 ao ni, tổng diện tích mặt nước trên 200 hecta và tổng sản lượng trên 2,000 tấn cá nguyên liệu.
Bên cạnh hệ thống ao nuôi, năm 2018, công ty đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy thức ăn phục vụ cho hoạt động nuôi trồng tại các vùng nuôi. Tuy nhiên, do mới đầu tư, thiết bị và nguồn nhân lực hỗ trợ cịn chưa thật hồn thiện, hai nhà máy thức ăn chủ yếu chỉ
sản xuất thức ăn dạng viên nhỏ cho cá ở giai đoạn từ bắt đầu thả giống đến 3-4 tháng tuổi. Với cá nguyên liệu từ 4 tháng tuổi đến khi thu hoạch, nguồn thức ăn chủ yếu được mua từ nhá máy của các cơng ty thành viên gia đình và mua ngồi. Đến nay, nhà máy thức ăn đã phục vụ được khoảng 30% - 40% nguồn thức ăn cần thiết cho các vùng nguyên liệu của công ty.
Trong suốt q trình ni trồng, bộ phận vùng nuôi luôn tiến hành ghi chép cẩn thận các số liệu về q trình ni cá ngun liệu bao gồm ngày thả cá giống, số lượng cá giống lúc thả, lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của cá, các loại hóa chất/ thuốc kháng sinh sử dụng cho cá,… sao cho có thể dễ dàng truy xuất các thơng tin này khi cần thiết.
Bên cạnh đó, bộ phận vùng ni cịn phải kiểm tra tăng trưởng định kì cho cá, thường thì sẽ tiến hành 1 lần/tháng. Mỗi lần sẽ bắt khoảng 20-25 con, cân trọng lượng cá để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như kiểm tra tình hình sức khỏe của cá, có mầm bệnh hay khơng để tiến hành dùng thuốc để điều trị.
2.2.4. Thu hoạch
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cá tra, basa được nuôi khoảng 5 - 6 tháng là có thể tiến hành thu hoạch. Bộ phận vùng nuôi sẽ tiến hành đánh giá xem cá có mầm bệnh hay khơng, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh trong cá. Nếu các chỉ tiêu kiểm tra đều được đảm bảo thì tiến hành cắt thức ăn trong 2 ngày và tiến hành thu hoạch cá nguyên liệu.
Cá nguyên liệu bắt đầu được thu hoạch khi cá giống được thả từ 6 tháng trở lên. Thời gian thu hoạch cá có thể điều chỉnh phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu cần cho các đơn hàng hiện tại và dự từ các đơn hàng cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty. Công ty luôn xây dựng kế hoạch thu hoạch cá nguyên liệu cho phù hợp với kích cỡ cá phù hợp với các đơn hàng hiện tại cũng như dựa vào nhu cầu hiện tại của từng thị trường, ví dụ như tại thị trường châu Âu và thị trường các nước Đông Nam Á như Thái
Lan, Philippines, một số vùng của Trung Quốc sẽ cần những nguồn nguyên liệu kích cỡ nhỏ nhiều. Các thị trường khác như Ukraina, các nước Trung Đông, Singapore, Malaysia, ... sẽ cần nguồn nguyên liệu kích cỡ lớn nhiều hơn. Chính vì thế, cơng ty có kế hoạch phối hợp với các cơng ty gia đình để có kế hoạch thu hoạch tối ưu, tránh tình trạng thu hoạch một ao quá lâu, giảm chất lượng cá thu hoạch.
Cá sau khi được thu hoạch sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng ghe đục có thể đưa nước vào - ra để cá sống như ở môi trường sông, rạch hoặc trong bè nuôi nhờ 2 bên hông ghe được đục thủng 5 - 10 cái lổ vuông (rộng khoảng 40cm/lổ), bên ngồi chắn lại bằng lưới sắt. Nhờ đó, nước từ trong ghe và ngồi sơng thông thương với nhau. 2.2.5. Chế biến
Hoạt động chế biến của công ty diễn ra theo một cho trình khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Mở đầu từ việc tiếp nhận nguyên liệu từ ghe đục, chuyển vào bên trong khu sản xuất của nhà máy và kết thúc bằng việc sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và xuất sản phẩm cho khách hàng. Với chu trình khép kín, cơng ty có thể hạn chế tối đa các yếu tố tác động từ mơi trường bên ngồi đến hoạt động sản xuất của chuỗi, có thể hạn chế việc các vi khuẩn vi sinh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng xuất ra thị trường.
Tùy theo năng lực thực tế của nhà máy theo từng thời điểm cụ thể và kế hoạch xuất hàng của công ty mà bộ phận kế hoạch của cơng ty có kế hoạch thu hoạch và vận chuyển nguyên liệu về nhà máy cho phù hợp. Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất với 35-45 tấn cá nguyên liệu.
Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến cá tra fillet lại công ty TNHH MTV Trần Hân:
Nguồn: Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019. Tiếp nhận nguyên liệu
Cắt tiết Fillet Rửa 1 Lạng da Chỉnh hình Rửa 2 Kiểm sơ bộ Soi kí sinh trùng Phân cỡ Rửa 3 Xử lý phụ gia Phân màu Cân 1 Rửa 4 Xếp khuôn Cấp đông Tách khuôn Rửa 4 Cấp đông Mạ băng Tái đơng Cân 2 Bao gói Đóng thùng Bảo quản Xuất xưởng
Quy trình sản xuất tại nhà máy cơng ty đang dần được hồn thiện hơn nữa để có thể đáp ứng được các yêu cầu gắt gao của từng thị trường về chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn hóa sinh, vi sinh và các u cầu trong cơng tác vệ sinh, logistics thu hồi,… Tối ưu hóa quy trình này là điều kiện để cơng ty có thể đẩy mạnh phát triển sang các thị trường khó tính, các tập đồn lớn với các u cầu gắt gao như Walmart.
Với mặt hàng cá fillet có xử lý tăng trọng sẽ được chế biến như quy trình này, tuy nhiên, với mặt hàng cá fillet không xử lý tăng trọng sẽ có sự khác biệt trong quy trình sản xuất. Với mặt hàng cá fillet không tăng trọng phục vụ cho một số thị trường đặc biệt như Brazil hay theo nhu cầu của một số khách hàng, cá fillet xử lý sẽ bỏ qua giai đoạn xử lý phụ gia khi sản xuất và các công đoạn rửa cá cũng phải được xử lý cẩn thận, tránh dùng chung nước, rửa chung với cá có xử lý tăng trọng để đảm bảo hàng đạt đúng tiêu chuẩn của thị trường, tiêu chuẩn khách hàng.
Mặt hàng cá tra, cá basa fillet bao gồm rất nhiều loại khác nhau như cá well-trimmed, un-trimmed hay semi-trimmed,…. Với mặt hàng cá fillet semi-trimmed lại có đến 5-7 loại khác nhau. Chính vì thế, trong quy trình sản xuất tại nhà máy, quản đốc và các bộ phận sẽ lên kế hoạch làm hàng với từng mặt hàng và tiêu chuẩn của khách hàng cho phù hợp với đơn hàng.
Với mặt hàng cá nguyên con bỏ đầu (HGT) hay cá cắt khúc (steak), cá nguyên liệu sau khi được cắt tiết, xử lý sạch máu sẽ chặt bỏ đầu (HGT) và dùng máy chuyên dụng cắt thành từng khúc có độ dày 3-4cm/khúc. Sau đó cá sẽ được xử lý các bước tiếp theo trong quy trình và đóng gói cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng riêng biệt. Định mức hiện tại cho các mặt hàng chủ yếu tại công ty như sau:
Bảng 2.8: Định mức các mặt hàng chính tại Cơng ty TNHH MTV Trần Hân
Loại sản phẩm Định mức
Cá well-trimmed, xử lý tăng trọng tiêu chuẩn EU 1.95 Cá thịt đỏ (Un-trimmed), xử lý tăng trọng tiêu chuẩn EU 1.35
Cá well-trimmed, không xử lý 3.05
Cá thịt đỏ (Un-trimmed), không xử lý 1.95
Cá HGT + Steak 1.45
Cá xẻ bướm 1.15
Nguồn: Công ty TNHH MTV Trần Hân, 2019. 2.2.6. Vận chuyển, giao hàng
Công ty hiện đang sử dụng kho lạnh dịch vụ Anpha, tại đường số E2, Khu công nghiệp Long Hậu để lưu kho bảo quản hàng chuẩn bị xuất và tiến hành đóng vào container và xuất hàng cho khách.
Bên cạnh đó, từ tháng 01/2019, tuyến đường về nhà máy đã được nâng cấp, công ty đã tiến hành thử nghiệm và đưa vào thực hiện thường xuyên việc đóng container tại nhà máy, giảm bớt các chi phí lưu kho tại kho lạnh dịch vụ, tăng khả năng điều phối chuỗi cung ứng cũng như đẩy mạnh hóa việc thực hiện chuỗi cung ứng khép kín tại cơng ty. Khi có lệnh xuất hàng từ Bộ phận Kinh doanh, thủ kho thành phẩm sẽ cho xuất kho theo đúng các yêu cầu ghi trong lệnh xuất hàng, hàng từ kho sẽ được xe nâng vận chuyển ra container hoặc xe lạnh, sau đó hàng được vận chuyển về nơi tập kết.
Container/ xe lạnh được kiểm tra tình trạng vệ sinh, vệ sinh lại container trước khu tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi container đã được vệ sinh sạch sẽ, bộ phận đóng container sẽ tiến hành cắm điện cho hệ thống giữ lạnh hoạt động và khi đạt được nhiệt
độ phù hợp, nhiệt độ container khi đóng hàng và nhiệt độ cài đặt trước khi đóng hàng lên container để chất lượng hàng hóa được đảm bảo.
Hàng được đóng vào xe lạnh theo sơ đồ đóng container đã lập từ trước cho từng đơn hàng, có thể sắp xếp theo mặt hàng, size cỡ, tỉ lệ mạ băng, …. Thông thường, mặt hàng cá tra, cá basa sẽ có nhiệt độ cài đặt nhỏ hơn hoặc bằng -180C. Tuy nhiên, một số khách hàng, thị trường sẽ có những yêu cầu về nhiệt độ cài đặt cho container khi giao hàng cho khách ở mức thấp hơn, khoảng -200C hoặc -220C. Chính vì thế, bộ phận booking và điều phối đóng container phải cập nhật các yêu cầu của từng đơn hàng cho phù hợp.
Sau khi hàng đã được đóng vào container, container sẽ được cắm điện thêm từ 4-6 tiếng để đảm bảo nhiệt độ trước khi kéo container đi, và sẽ tiến hành chuyển container đến cảng theo yêu cầu trên booking. Bộ phận chứng từ và giao nhận sẽ phối hợp để tiến hành thơng quan container, thanh lý container, hồn tất các thủ tục đầu tiên với các bộ phận liên quan và tiến hành làm chứng từ cho lô hàng.
Với mặt hàng cá tra, cá basa, bộ chứng từ thơng thường gồm có Invoice, Packing list, Health Certificate, C/O và BL. Với một số thị trường đặc biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng sẽ có thể có thêm các chứng từ khác như Analysis Certificate, HACCP Certificate, Insurance Certificate,.....
Với Invoice và Packing list, công ty sẽ xuất cho khách hàng theo dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, tùy theo từng thị trường riêng biệt mà Health Certificate và Analysis Certificate sẽ có mẫu khác nhau. Với các thị trường như Trung Quốc, Ukraine, Brazil, nhà máy sẽ không cần kiểm mẫu cho từng lơ hàng mà đã có chứng nhận kèm theo nhà máy, khi hàng xuất đi, bộ phận chứng từ kết hợp với nhà máy tiến hành đăng kí hồ sơ và xin chứng nhận từ phòng chứng thư. Với các thị trường còn lại, mỗi lơ hàng cần phải đăng kí kiểm và lấy mẫu kiểm theo quy định.
Tùy từng thị trường và yêu cầu của khách hàng mà công ty sẽ tiến hành xin C/O cho lô hàng xuất khẩu. Từng form C/O mà cơng ty tiến hành đăng kí tại từng cơ quan cấp theo đúng quy định như sau:
Bảng 2.9: Các form C/O phổ biến và nơi cấp
STT Form C/O Nơi cấp
1 A VCCI và Bộ Công Thương
2 B VCCI
3 D Bộ Công Thương
4 E Bộ Công Thương
Nguồn: VCCI và Bộ Công Thương Việt Nam, 2019. 2.2.7. Khách hàng và chăm sóc khách hàng
Tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng là một công đoạn quan trọng khơng kém các hoạt động cịn lại trong chuỗi cung ứng. Bởi lẽ, hoạt động của công ty phần lớn dựa vào hoạt động của phòng kinh doanh, bộ phận tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Hiểu được tầm quan trọng đó, giám đốc cơng ty ln ln chú ý phát triển phịng kinh doanh cho phù hợp, có những định hướng các thị trường phù hợp với năng lực cốt lõi của công ty, từ đó xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp từng giai đoạn, từng thị trường khác nhau.
Tùy từng thị trường với những đặc trưng riêng về chủng loại sản phẩm, kích cỡ cũng như tỉ lệ mạ băng, quy cách đóng gói mà cơng ty có kế hoạch điều chỉnh thị trường mục tiêu theo hướng có lợi nhất cho hoạt động của cơng ty.
Bảng 2.10: Quy cách sản phẩm phổ biến cho các thị trường chính của cơng ty
STT Thị trường Quy cách phổ biến
1 ASEAN: Thái
Lan, Philippines
Well-trimmed, Un-trimmed
Size: 170-220g, Mạ băng: 20-50%, Đóng gói: IQF, 1kg x10/thùng
2 ASEAN:
Singapore, Malaysia, Brunei
Well-trimmed, Un-trimmed Size: 220g-up, Mạ băng: 20-50%
Đóng gói: IQF, bulk 10kg/thùng hoặc 6kg/thùng 3 Trung Đông Well-trimmed, Un-trimmed, Steak
Size: 220g-up/300g-up, Mạ băng: 30-50% Đóng gói: IQF, 2.5kg x4/thùng
4 Trung Quốc Well-trimmed, Un-trimmed Size: 200-600g, Mạ băng: 0-40%
Đóng gói: IQF, 2.5kg x4/thùng hoặc bulk 10kg/thùng 5 Châu Âu Well-trimmed, Un-trimmed, Steak
Size: 120-170g, 170-220g, Mạ băng: 20-50% Đóng gói: IQF, 1kg x10/thùng hoặc 1kg x5/thùng
6 Mỹ Latinh:
Mexico, Brazil
Well-trimmed, Un-trimmed
Size: 170-220g/ 220g-up, Mạ băng: 20-50% Đóng gói: IWP, 10kg/thùng hoặc bulk 10kg/thùng
Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty TNHH MTV Trần Hân, 2019.