5. Bố cục đề tài
1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung
1.2.1.2. Nhu cầu thị trường
Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ đưa ra các số liệu dẫn chứng cho rằng cá tra là mặt hàng đang đứng thứ 10 trong các loài cá được tiêu thụ nhiều nhất. Nhu cầu cá tra và các sản phẩm từ cá tra trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên do cá tra được đưa vào làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, chiếm phần lớn vẫn là ngành thực phẩm cho đến năm 2025. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ cá tra có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm khác như dược phẩm, thực phẩm chức năng,… Các sản phẩm từ cá tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vậy là nhờ có hàm lượng chất béo từ mức thấp đến mức trung bình, hàm lượng protein cao, giàu axit
béo omega-3 được sử dụng làm chất bổ sung cho chế độ ăn uống. Có thể nói, cá tra là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho tim, gan, thận hoạt động khỏe mạnh. Với những tác động tích cực đến sức khỏe từ các sản phẩm từ cá tra, hầu hết các hoạt động ăn uống ở châu Âu và Mỹ đều có cá tra trên thực đơn và đặc biệt hơn, các sản cá tra lại được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ lớn tại châu Âu, Mỹ Latinh hay Mỹ.
Thị trường cá tra thế giới hiện được chia làm nhiều khu vực khác nhau, như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương… Nhu cầu chính về cá tra, basa sẽ đến từ Trung Quốc, Nga, châu Âu và Mỹ, do tại những thị trường này, cá tra được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Ngồi ra, có thể kể tới những thị trường đầy tiềm năng khác như Trung Đông, Brazil và một số nước châu Á.
Đối với thị trường Mỹ và EU, tiềm năng lớn gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm có giá trị cao. Các sản phẩm ăn liền và nấu sẵn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này, nơi khách hàng có thu nhập cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 - 25%, so với 12 - 16% của fillet đông lạnh.
Ngoài ra, dân số thế giới sẽ vượt 8.5 tỷ người vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành đánh bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học. Tỷ lệ cá nuôi trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030. Các công ty lớn, đặc biệt như Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Hùng Vương sẽ là những doanh nghiệp có lợi thế lớn khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Cá tra Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cá tuyết (một loại cá da trơn) ở các thị trường trên thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Thủy sản Mỹ dự báo nguồn cung cá tuyết toàn cầu năm 2019 sẽ giảm xuống còn 1.5 triệu tấn, tương đương giảm 90,000 tấn so với năm 2018, tạo thêm cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Lý giải về vấn đề trên, phía Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho rằng, do có khối nước ấm tồn tại ở những nơi nuôi cá tuyết trong những năm gần đây nên lồi này khơng thể sinh sản và có dấu hiệu giảm mạnh. Điều này làm cho nguồn cung cá tuyết của Mỹ sẽ giảm mạnh tại vịnh Alaska.
Ngoài ra, sản lượng cá tuyết của Canada tại khu vực biển Đại Tây Dương cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự hạn chế nguồn cung cá tuyết dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không đủ thịt cá tuyết fillet cung ứng cho thị trường Mỹ và châu Âu năm 2019.
Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sản lượng cá tuyết sụt giảm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nói riêng và ngành cá tra nói chung. Trong năm 2018, ngành chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam phát triển vượt bậc và đi vào ổn định. Các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Vĩnh Hồn (Đồng Tháp), Cơng ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Biển Đơng (Cần Thơ), … góp phần đưa đến thắng lợi lớn cho ngành cá tra trong năm 2018.
VASEP dự báo trong hai năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này.