Các yếu tố Mean
Dien thoai Nokia6300 co nhieu tinh nang 3.61
Dien thoai Nokia6300 co cac tinh nang moi 3.11
Dien thoai Nokia6300 co cac tinh nang noi troi 3.00
cac tinh nang cua Nokia6300 de su dung 4.12
Tuy nhiên, theo bảng đánh giá cảm nhận trung bình của người tiêu dùng về các yếu tố, thì tính năng sản phẩm lại xếp ở vị trí thấp nhất (mean=3.55). Điều này cho thấy, khách hàng chưa thực sự hài lòng về các tính năng của Nokia 6300. Cụ thể, khách hàng khơng đánh giá cao Nokia 6300 về tính năng mới (mean = 3,11) và nổi trội (mean = 3,00). Điều này được giải thích là do Nokia 6300 là dòng sản phẩm thời trang với thiết kế đẹp mắt, tuy nhiên lại hạn chế về các tính năng. Nokia
6300 chỉ có những tính năng cơ bản của các dòng sản phẩm trước đó như quay phim, chụp ảnh, nghe nhạc, chứ khơng có những tính năng mới nổi trội. Đây chính là hạn chế của Nokia 6300 mà trong thời gian tới cần được quan tâm, cải tiến để có thể có được sự ưa thích và trung thành của khách hàng.
Tuy nhiên, khách hàng lại đánh giá cao việc có thể dễ dàng sử dụng các tính
năng của Nokia (mean = 4,12). Nokia 6300 là dòng sản phẩm thời trang đẹp mắt, đơn giản, dễ sử dụng. Chính vì thế, Nokia cần phát huy hơn nữa điểm mạnh này đề
thu hút cũng như giữ chân khách hàng trung thành.
UY TÍN THƯƠNG HIỆU
Và cuối cùng, đề tài cũng chỉ ra rằng uy tín thương hiệu có ảnh hưởng tích cực
đến lịng trung thành của khách hàng với thương hiệu đó. Điều này cũng được
khẳng định trong các nghiên cứu trước của Luarn & Lin (2003) và Công & Thúy (2007).
Đây là một điều dễ hiểu, bởi triết lý kinh doanh coi chữ tín là một yếu tố quan
trọng “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Chữ tín được biểu hiện ở những cam kết của
thương hiệu đối với sản phẩm về chất lượng, giá cả,các điều khoản liên quan, các chính sách chăm sóc khách hàng.
Khi khách hàng tin tưởng với một thương hiệu nào đó, họ sẽ có những đánh giá
tốt về thương hiệu, khen ngợi, giới thiệu cho người khác sử dụng. Ngược lại, một
khi đã làm cho khách hàng mất lịng tin thì họ sẽ không bao giờ quay trở lại và thương hiệu bị đánh giá khơng tốt trong con mắt khách hàng. Uy tín thương hiệu là
tiền đề để tạo nên lòng trung thành thương hiệu.
Như vậy, kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết khi cho rằng uy tín thương
hiệu có tác động tích cực lên lịng trung thành thương hiệu. Khi cảm nhận về uy tín
thương hiệu tăng lên 1 đơn vị thì lịng trung thành tăng lên 0,23 đơn vị.
Theo bảng 3.9 ta thấy rằng yếu tố này không được người tiêu dùng đánh giá cao
(mean = 3,55). Đây là một chỉ số đáng lo ngại cho việc tạo dựng lòng tin của Nokia
Đề tài nghiên cứu yếu tố này tập trung đi sâu vào niềm tin của khách hàng về
chất lượng sản phẩm cùng với chương trình bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Thơng qua tổng hợp ý kiến của khách hàng cùng với tìm hiểu thêm thông tin về Nokia 6300 trên các phương tiện thông tin, đề tài chỉ ra một số nguyên nhân làm cho uy tín của Nokia 6300 khơng được đánh giá cao như sau. Thứ nhất, Nokia 6300 sau một thời gian sử dụng thì đã xảy ra một số tình trạng như mau hết pin, chụp hình khơng nét, nghe nhạc nhỏ…Điều này làm giảm lòng tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thứ hai, hệ thống bảo hành của Nokia 6300 chưa thưc sự
được chú trọng, tại Nha Trang mới chỉ có một trung tâm bảo hành sản phẩm của
Nokia. Tuy nhiên, việc bảo hành sản phẩm cũng gặp phải một số phàn nàn như việc nhận và trả máy còn chậm, gây phiền phức cho người tiêu dùng. Đây chính là một số vấn đề cần lưu ý để có thể có những đề xuất nhằm nâng cao uy tín thương hiệu,
Các yếu tố nhanbiet và chieuthi1 khơng có tác động đến lòng trung thành do
sig(f)>0,05, điều này trái với giả thuyết ban đầu của đề tài.
Luận văn có thể đưa ra những lý giải về việc nhanbiet và chieuthi1 khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy như sau:
NHẬN BIẾT:
Các biến hội tụ ở nhân tố này bao gồm: “ Dễ dàng nhận biết Nokia 6300”; “Dễ dàng phân biệt Nokia 6300”; “Nhớ các đặc điểm của Nokia 6300 nhanh chóng”; “Có thể hình dung khi nhắc đến Nokia 6300”.
Đây là yếu tố có giá trị mean cao nhất (mean= 3,92), điều này cho thấy khách
hàng đánh giá rất cao yếu tố này. Khách hàng có thể dễ dàng phân biệt, nhận biết và nhớ các đặc điểm của Nokia 6300 một cách nhanh chóng. Đặc biệt khi nhắc đến Nokia 6300, khách hàng có thể hình dung ra nó. Điều đó cho thấy sự nổi tiếng và
phổ biến của thương hiệu Nokia nói riêng và Nokia 6300 nói chung.
Đây có thể là một điều dễ hiểu khi Nokia là một thương hiệu nổi tiếng trên tồn
thế giới và đặc biệt khi nó thống trị thị phần điện thoại di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng đây là một thành công của Nokia với những nỗ lực và sách lược kinh doanh hợp lý. Bới vì như ta đã biết, sự nhận biết thương
hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông như quảng cáo, quan hệ cộng
đồng, khuyến mãi, bán hàng cá nhân hay tại nơi trưng bày sản phẩm. Như vậy chính các chương trình truyền thơng hiệu quả đã góp phần đưa thông tin của sản phẩm đên người tiêu dùng, nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương
hiệu.
Với cơ sở lý thuyết đã đặt ra, một khi người tiêu dùng có cảm nhận tích cực đối với yếu tố nhận biết thương hiệu, tức đó là một thương hiệu nổi tiếng, được mọi người biết đến thì điều này sẽ làm tăng lòng trung thành của họ lên sản phẩm (Thọ & Trang, 2002). Một thương hiệu càng nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến thì càng được nhiều người lựa chọn và trung thành với thương hiệu đó.
Tuy nhiên, thực tế lại khác biệt khi biến nhanbiet khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình này, tức là nó khơng có tác động đến lịng trung thành thương hiệu.
Tuy đây là một yếu tố được khách hàng đánh giá cao, nhưng dường như nhận biết thương hiệu chỉ đóng vai trị thư yếu, khơng ảnh hưởng đến lịng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Điều này có thể giải thích là do thời đại cơng nghệ
thông tin phát triển, các chương trình truyền thơng hiệu quả giúp người tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng với các thơng tin liên quan đến sản phẩm.
Mặt khác, các thương hiệu khác như Samsung, Motorola, LG… cũng tỏ ra hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông. Điều đó làm cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, nhận biết các thơng tin liên quan và có thể nhớ, nhận biết, phân biệt, hình dung ra sản phẩm. Chính vì thế, nó khơng tạo được sự khác biệt vượt trội so với các thương hiệu khác và khó có thể tác động lên hành vi tiêu dùng và lòng trung
thành đối với thương hiệu.
CHIÊU THỊ 1
Được tách ra từ yếu tố chiêu thị, yếu tố này bao gồm những cảm nhận của khách
hàng về quảng cáo và khuyến mãi. Đây là yếu tố có giá trị mean thấp nhất (mean=3,36), điều đó cho thấy đây là yếu tố khách hàng đánh giá thấp nhất về
dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm, nhưng lại không được khách hàng đánh giá cao.