CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích
Sau khi tìm hiểu về khung lý thuyết, thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xác
định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với thương hiệu điện thoại di động tại tp Nha Trang, từ đó xây dựng bảng câu hỏi đề nghiên cứu định lượng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nhận dạng và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh
hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Nokia 6300 tại tp Nha Trang
THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Lý thuyết về lòng trung thành thương hiệu
Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin
Xác định các biến khảo sát à thang đo
Thiết kế mẫu Thiết kế bảng câu hỏi
Phương pháp thu thập thông tin
Giai đoạn này sẽ tiến hành dựa trên cơ sở tham khảo các thơng tin thứ cấp trên
báo chí, internet về thương hiệu Nokia 6300, luận văn tốt nghiệp và các nghiên cứu
có liên quan đã thực hiện. Đề tài đã tham khảo các nghiên cứu trước của Luarn &
Lin (2003); Thọ & Trang(2002); Nguyễn Thành Công & Phạm Ngọc Thúy (2007)
để lựa chọn các biến phù hợp cho nghiên cứu.
2.2.3.2. Nghiên cứu định lượng
Mục đích
Dựa trên mơ hình lý thuyết về nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành và kết quả nghiên cứu định tính, sinh viên sẽ xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập.
Phương pháp thu thập thông tin
Giai đoạn này sẽ được tiến hành bằng phương pháp điều tra thị trường với quy
mô 150 mẫu, trong khu vực tp Nha Trang.
Trong giai đoạn này, phương pháp này là phương pháp phù hợp nhất bởi sau khi
tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được chúng ta sẽ có những câu trả lời chính xác nhất cho nhu cầu thông tin được đặt ra trong mục tiêu của đề tài.
Do bị hạn chế về mặt thời gian cũng như nguồn nhân lực nên trong giai đoạn nghiên cứu định lượng này, luận văn sẽ gặp khó khăn về độ tin cậy cũng như tính
đại diện của mẫu. Đó cũng chính là một phần hạn chế của đề tài.