Thực trạng về Công nghệ thông tin tại Học viện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 42)

2.1.4.1. Hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin

a. Hạ tầng mạng

- Học viện có diện tích hơn 10hecta, với khoảng 20 tịa nhà được nối

với nhau bằng hệ thống cáp quang tốc độ 01Gb/s.

- Hệ thống cáp đồng tốc độ 100Mb/s với 122 thiết bị chuyển mạch

(switch) của Cisco cùng hàng nghìn nút mạng được lắp đặt tại các tòa nhà làm việc, giảng đường và ký túc xá của Học viện. Hệ thống này được xây dựng từ năm 2003 đến nay là hơn 10 năm.

- Hệ thống mạng không dây (Wireless) với gần 70 thiết bị được triển khai tại một số tòa nhà của Học viện với cơng nghệ Oudoor (lắp bên ngồi tịa nhà) và Indoor (lắp bên trong tịa nhà).

- Học viện có 04 đường truyền cáp quang cung cấp mạng Internet cho

cán bộ, giảng viên, học viên. Trong đó bao gồm 01 đường leased line tốc độ 10Mb/s của Cục Bưu điện Trung ương, 02 đường leased line tốc độ 10Mb/s và 30Mb/s của Viettel, 01 đường FTTH 30Mb/s của VNPT.

- Học viện có 01 đường cáp quang mạng riêng ảo (VPN) tốc độ

02Mb/s

nối đến hai cơ sở của Học viện tại 56B Quốc Tử Giám và 178 Tây Sơn để cung cấp thông tin nội bộ và Internet cho 2 cơ sở này.

- Hiện nay, gần 100% máy tính trạm của cán bộ tại Học viện đã được

nối mạng nội bộ và mạng Internet.

b. Hạ tầng máy chủ, máy trạm và các thiết bị CNTT khác tại Học viện

- Hệ thống máy chủ của Học viện có 14 máy được trang bị từ năm 2003

đến nay được vận hành 24/24. Trong đó, 12 máy đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Học viện dùng để quản lý truy cập Internet, WebSite nội bộ, Camera Truyền hình giảng đường, diệt virus Kaspersky và các cơ sở dữ liệu dùng chung khác; 02 máy đặt tại VDC sử dụng cho việc vận hành WebSite trên Internet và hệ thống thư điện tử (Email) của Học viện. Hệ điều hành chạy trên các máy chủ phần lớn là Windows Windows Server 2003 và 2008.

- Hiện chưa có các thiết bị tường lửa phần cứng chuyên dụng (Firewall,

IDS) mà chỉ sử dụng các máy chủ cài phần mềm tường lửa để đảm bảo an toàn, an ninh mạng và quản lý truy cập Internet tại Học viện.

- Học viện có khoảng 684 máy tính trang cấp cho cán bộ, giảng viên

của các đơn vị tại Học viện trong đó có 615 máy tính để bàn và 69 máy tính xách tay. Tình trạng số lượng máy tính hỏng rất nhiều. Vì vậy, số lượng thực tế sử dụng được cịn lại là 523 máy tính để bàn và 58 máy tính xách tay.

- Một số thiết bị CNTT khác của Học viện bao gồm: 276 máy in,

53

c. Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ cơng tác giảng dạy

- Số lượng máy tính của các đơn vị giảng dạy được trang cấp là 261

máy tính để bàn và 33 máy tính xách tay. Tuy nhiên, số lượng hỏng cũng khá lớn, vì vậy, hiện số máy cịn sử dụng được là 206 máy tính để bàn và 31 máy tính xách tay.

Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng máy tính và thiết bị CNTT của các đơn vị giảng dạy tại Học viện

Số TT

1 Viện Quan hệ Quốc tế

2 Viện Văn hóa PT

3 Viện Lịch sử Đảng

4 Viện Nhà nước pháp luật

5 Viện Xã hội học

6 Viện NC quyền con ngươi

7 Viện Triết

8 Viện HồChíMinh

9 Viện Chinh tri ̣học

́́

10 Viện Kinh tế

11 Viện Chu nghia xa hội KH ́̉

12 Học viện Xây dựng Đảng

13 Trung tâm Lãnh đạo học

14

Bộ môn Ngoại ngữ - Trung tâm ĐT, BDCBLĐQL

15

Bộ mơn An ninh quốc phịng - Trung tâm ĐT, BD CBLĐQL

Tổng số

- Học viện hiện có 53 phịng học, giảng đường. Số lượng máy tính lắp đặt trong các phòng học là 30 (tỉ lệ 56,6%), số lượng máy chiếu (Projector) là 48 (90,5%) được trang cấp từ năm 2007.

- Số Camera Truyền hình giảng đường của Học viện hiện có là 51

camera trang cấp từ năm 2006, được lắp đặt trong các Hội trường, lớp học tại nhà A14B, A14C, HT1, HT3, HT4.... phục vụ việc kiểm tra, giám sát trong các kỳ thi của Học viện.

2.1.4.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin

- Học viện đã xây dựng và vận hành trang thông tin điêṇ tử (Website) đưa lên Internet và có một trang thơng tin nội.

- Hê p̣thống thư điện tử (Email) của Học viện với hơn 500 tài

khoản.

Tuy nhiên, mức độ sử dụng của cán bộ, giảng viên cũng rất hạn chế. Nhiều cán bộ, giảng viên sử dụng hịm thư điện tử của các nhà cung cấp ngồi như Gmail, Yahoo,...

- Ứng dụng Công nghệ thông tin tại Học viện chủ yếu mới dừng lại ở

các ứng dụng cơ bản (phần mềm văn phịng, tìm kiếm thơng tin trên mạng). Tỷ lệ nghiệp vụ được tin học hóa ít, chủ yếu là các phần mềm kế tốn, quản lý nhân sự, thư viện... nhưng các phần mềm này hầu hết vẫn chạy trên các máy đơn lẻ , chưa chạy đươcp̣ trên môi trường mangp̣ . Các phần mềm : quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa hocp̣, điều hành tác nghiệp, quản lý tài chính, quản lý thư viêṇ,... chạy trên môi trường mạng cho nhiều người sử dụng hầu như chưa có hoặc đang thử nghiệm.

Tóm lại, các ứng dụng Công nghệ thông tin tại Học viện hiện nay đều mang tính chất đơn lẻ, cục bộ. Chưa có các ứng dụng dùng chung phục vụ cho cơng tác quản lý, điều hành, đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý cán bộ, chưa đáp ứng được chủ trương, yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

2.1.4.3. Tình hình cán bộ chun trách Cơng nghệ thơng tin

Học viện có đơn vị chun trách quản lý về Công nghệ thông tin là Trung tâm Công nghệ thông tin được thành lập từ tháng 10/2009 với 11 cán bộ, trong đó có 02 tiến sỹ, 02 thạc sỹ, 07 kỹ sư và cử nhân.

Hiện nay, Trung tâm CNTT có 02 cán bộ được đào tạo đạt chứng chỉ về CCNA và MCSA. Một số cán bộ chuyên trách CNTT cũng đang được cử đi học tập nâng cao trình độ, kiến thức, chun mơn về CNTT thơng qua các khóa đào tạo thạc sỹ, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên ngành CNTT.

2.1.4.4. Mơi trường tổ chức - chính sách

- Học viện là cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

Đảng và Chính phủ. Vì vậy, các văn bản quy định về việc ứng dụng CNTT của các cơ quan Đảng và Chính phủ đều có hiệu lực với Học viện.

- Cơ chế chính sách cho phát triển CNTT: Các quy định, quy chế về việc quản lý, sử dụng, ứng dụng CNTT trong Học viện hầu như chưa được xây dựng. Chưa có biện pháp hữu hiệu để hệ thống Học viện phải ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và chỉ đạo điều hành. Chưa có sự thống nhất trong tồn hệ thống Học viện. Học viện cũng chưa xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn trình độ, khung năng lực CNTT đối với đội ngũ giảng viên Học viện. Hiện nay mới chỉ có Quy chế quản lý, khai thác mạng máy tính tại Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được ban hành năm 2010.

- Tổ chức chỉ đạo ứng dụng CNTT chưa đồng bộ, chưa hiệu quả, trong

hệ thống Học viện chưa có sự chỉ đạo chung thống nhất. Đa số các đơn vị chưa có các quy định, quy chế cho lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin ở nội bộ đơn vị mình, chưa xây dựng được chiến lược phát triển công nghệ thông tin riêng cho từng đơn vị cũng như cả hệ thống Học viện.

- Trước đây, Học viện chỉ có Tổ quản lý CNTT với 02 cán bộ chuyên

trách về CNTT, sau đó nâng cấp lên thành Phịng quản lý CNTT thuộc Văn phòng Học viện. Đến tháng 10 năm 2009, Giám đốc Học viện mới ra quyết đinḥ thành lâpp̣ Trung tâm Công nghệ thông tin trực thuộc Học viện.

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Học viện

2.2.1. Về số lƣợng và cơ cấu

Về số lƣợng: Học viện hiện có 260 giảng viên, trong đó có 231 giảng

viên cơ hữu thuộc các đơn vị giảng dạy, số còn lại là các giảng viên kiêm nhiệm thuộc các đơn vị chức năng khác.

Về cơ cấu độ tuổi: trong số 260 giảng viên thì có 40 giảng viên dưới

36 tuổi (chiếm tỷ lệ 15%), 71 giảng viên từ 36 đến 45 tuổi (27%) và 149 giảng viên trên 45 tuổi (58%).

Dưới 36 15% Trên 45 58% Từ 36 đến 45 27%

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của giảng viên trong Học viện

Nguồn: Vụ Tổ chức - Cán bộ Học viện (2013)

Về cơ cấu trình độ: số giảng viên có trình độ Tiến sỹ là 178 người

(68,5%), trong đó có 149 tiến sỹ thuộc các đơn vị giảng dạy, 38 tiến sỹ thuộc các đơn vị chức năng. Số Thạc sỹ là 82 người (31,5%). Số giảng viên đạt chức danh Giáo sư là 08 người (0,03%), Phó Giáo sư 85 người (33%).

Về cơ cấu ngạch, bậc: Trong số 260 giảng viên, số lượng giữ ngạch

giảng viên là 57 người (chiếm 22%), giảng viên chính là 93 (36%) và giảng viên cao cấp là 110 (42%). Có thể thấy, số giảng viên chính và giảng viên cao cấp chiếm đa số tại Học viện (gần 80% tổng số giảng viên Học viện).

Giảng viên chính

36%

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngạch, bậc của giảng viên trong Học viện

Nguồn: Vụ Tổ chức - Cán bộ Học viện (2013)

Các giảng viên của Học viện hầu hết được đào tạo chuyên ngành thứ nhất là khoa học xã hội hoặc kinh tế. Chỉ có một số ít giảng viên được đào tạo thêm về chuyên ngành thứ 2 là khoa học tự nhiên.

Hiện nay, nhiều giảng viên Học viện đang được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giảng dạy của Học viện.

Bảng 2.2. Tổng hợp số lƣợng giảng viên của các đơn vị giảng dạy tại Học viện Số

TT

1 Viện Quan hệ Quốc tế

2 Viện Văn hóa PT

3 Viện Lịch sử Đảng

4 Viện Nhà nước pháp luật

5 Viện Xã hội học

6 Viện NC quyền con ngươi

7 Viện Triết

8 Viện HồChíMinh

9 Viện Chinh tri ̣học

́́

10 Viện Kinh tế

11 Viện Chu nghia xa hội KH

́̉

12 Học viện Xây dựng Đảng

13 Trung tâm Lãnh đạo học

14

Bộ môn Ngoại ngữ - Trung tâm ĐT, BDCBLĐQL

15

Bộ mơn An ninh quốc phịng - Trung tâm ĐT, BD CBLĐQL

Tổng số

Nguồn: Vụ Tổ chức - Cán bộ Học viện (2013)

2.2.2. Về nhiệm vụ của giảng viên tại Học viện

với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

2.2.2.1. Nhiệm vụ giảng dạy

- Chuẩn bị giảng dạy: Nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung,

chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, u cầu của môn học và các 38

chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên; Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo

luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp.

- Tìm hiểu trình độ, kiến thức và hiểu biết của học viên; Thường xuyên

cập nhật thông tin để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.

- Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên

khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2.2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và cơng nghệ

- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nghiên

cứu khoa học, phát triển cơng nghệ được phân cơng và có kết quả cụ thể được Hội đồng khoa học đánh giá đạt yêu cầu trở lên.

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ để xây dựng chương trình đào tạo,

bồi dưỡng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; cải tiến phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá mơn học, chun đề thuộc nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được phân công giảng dạy.

- Viết các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, viết các chuyên đề, báo cáo khoa học tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học được phân cơng;

Thực hiện q trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của học viên; tham gia quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học khác khi được phân công.

2.2.2.3. Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, cơng tác đảng, đồn thể và các hoạt động khác

- Tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng

dạy, học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và làm các công tác khác như: Chiêu sinh, tuyển sinh, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập, phụ trách phịng thí nghiệm; quản lý khoa, phịng, bộ mơn; quản lý khoa học và cơng nghệ; cơng tác đảng, đồn thể, các hoạt động xã hội tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các cơng tác khác khi được cấp có thẩm quyền giao.

2.2.2.4. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị,

quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy để tăng cường năng lực công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ thường xuyên.

- Có trách nhiệm thực hiện khi được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xem xét

cử đi đào tạo, bồi dưỡng để có các trình độ chun mơn, học vị đạt chuẩn hoặc cao hơn chuẩn đối với chức danh đang giữ, bảo đảm tiêu chuẩn khi được bổ nhiệm vào chức danh mới. Hàng năm được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi nghiên cứu thực tế, bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng và kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý.

2.3. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thơng tin của giảng viên Học viện

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thuộc đối tượng là trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị. Vì vậy, căn cứ vào cơ sở lý luận đã phân tích ở Chương 1 ta có thể rút ra yêu cầu về năng lực CNTT của giảng viên Học viện cần phải có như sau:

2.3.1. Về kiến thức Cơng nghệ thông tin của giảng viên

- Hiểu khái niệm cơ bản về tin học: Khái niệm về thông tin, bit, byte,

Hệ điều hành, một số tiện ích thơng dụng, an tồn dữ liệu, cách phịng chống Virus,...; khái niệm về Muitimedia và các ứng dụng;

- Nắm rõ các khái niệm và cơ chế sử dụng các phần mềm ứng dụng trong

tin học văn phòng, phần mềm ứng dụng trong giáo dục: Hệ điều hành Windows, bộ gõ Tiếng Việt , bộ mã chuẩn chữ Việt TCVN 5712; soạn thảo văn bản trong Microsoft Word, bảng tính điện tử Exel, thuyết trình với Powerpoint nâng cao.

- Hiểu cơ bản về thiết kế giáo trình điện tử, bài giảng điện tử và cơ chế,

cách thức cung cấp cho học viên qua mạng.

- Hiểu các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, Internet, email,

web,...;

- Quy trình cài đặt Windows và xác lập các cấu hình trong

Windows;

- Hiểu cơ bản về các khái niệm, cơ chế vận hành của một số thiết bị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w