Máy chiếu (Projector) 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 54)

- Kỹ năng cơ bản về bảo dưỡng, nâng cấp máy tính;

c. Nhóm kỹ năng về sử dụng mạng máy tính

- Nắm rõ các khái niệm cơ bản về mạng nội bộ LAN, mạng

Internet, địa chỉ mạng IP,...;

- Khai thác và sử dụng các dịch vụ trên mạng nội bộ, mạng Internet:

Thư điện tử (email), web;

- Chia sẻ thông tin trên mạng;

- Khai thác và sử dụng các ứng dụng đào tạo trực tuyến, lớp học ảo,

truyền hình giảng đường,...;

- Kỹ năng cơ bản về lắp đặt mạng máy tính cá nhân của giảng

viên;

- Xử lý sự cố khi mạng máy tính của mình gặp phải.

2.3.3. Về thái độ học hỏi của giảng viên Học viện

- Giảng viên Học viện cần phải có ý thức, nhận thức đúng đắn về vai

trò của CNTT trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

- Sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT mới và ứng

dụng các phần mềm mới vào công tác giảng dạy.

- Tiếp thu ý kiến tư vấn và phê bình của người khác về ứng dụng

CNTT trong giảng dạy, nghiên cứu.

- Ln có tinh thần cầu thị, tham khảo, học hỏi ý kiến tư vấn của các

giảng viên khác hoặc chuyên gia CNTT về việc sử dụng CNTT vào công tác giảng dạy.

- Thuyết phục giảng viên khác sử dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy,

nghiên cứu.

- Kiên trì tìm hiểu nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT.

- Tự tin với các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân.

- Sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp về các kiến thức, kỹ năng sử dụng

2.4. Đánh giá thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.4.1. Phƣơng pháp đánh giá năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện

Kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, khảo sát, điều tra, phân tích số liệu bao gồm:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực CNTT của giảng viên tại các

trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị.

- Nghiên cứu kết quả từ các số liệu, tài liệu, đề tài về hạ tầng CNTT, về

ứng dụng CNTT và về năng lực CNTT trong hoạt động giảng dạy.

- Xác định yêu cầu về năng lực CNTT của giảng viên tại Học

viện.

- Xây dựng phiếu khảo sát đánh giá, thu thập thông tin về năng lực

CNTT của giảng viên (Phiếu số 1) và phiếu khảo sát, đánh giá của học viên về thực trạng năng lực CNTT của giảng viên cũng như năng lực cơ sở hạ tầng CNTT của Học viện (Phiếu số 2) cùng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giảng viên tại Học viện (xin xem chi tiết phiếu điều tra tại phần

Phụ lục).

Từ kết quả khảo sát thực trạng năng lực CNTT của giảng viên ở Phiếu số 1, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá của học viên đối với giảng viên ở Phiếu số 2 từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về năng lực CNTT của giảng viên và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực CNTT trong hoạt động giảng dạy tại Học viện.

2.4.1.1. Xây dưng phiếu khảo sát xác định thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên Học viện

Từ Cơ sở lý luận phân tích ở chương 1, tiến hành xây dựng phiếu khảo sát số 1 thu thập thông tin về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giảng viên Học viện với 150 phiếu được thu về. Các thông tin thu thập, phân tích bao gồm:

a. Yếu tố khách quan: Các câu hỏi nhằm thu thập một số vấn đề khách

quan ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giảng viên như sau:

- Hạ tầng mạng, máy tính tại Học viện trong việc đáp ứng yêu cầu

nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên.

- Việc cung cấp thông tin và tốc độ truy cập của WebSite của Học viện

đối với giảng viên.

- Các phần mềm dùng chung phục vụ công tác giảng dạy của Học viện

(quản lý đào tạo, điểm thi, đề thi,...) đáp ứng yêu cầu trong nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên như thế nào.

- Cán bộ phụ trách CNTT của Học viện trợ giúp, hướng dẫn sử dụng

phần mềm và các thiết bị CNTT đối với giảng viên như thế nào.

- Ngân sách hàng năm chi cho việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào

công tác giảng dạy của đơn vị ra sao.

- Sự khuyến khích, ủng hộ, hỗ trợ của đơn vị trong việc ứng dụng

CNTT vào công tác giảng dạy.

b. Yếu tố chủ quan

Xây dựng các câu hỏi nhằm thu thập thông tin ở nội dung này bao gồm:

* Khảo sát đánh giá về kiến thức CNTT của giảng viên

- Giảng viên được đào tạo những chuyên ngành nào (bằng thứ nhất,

bằng thứ hai).

- Giảng viên đã được đào tạo, bồi dưỡng về sử dụng phần mềm, các

thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy như thế nào.

- Giảng viên đã được đào tạo, bồi dưỡng CNTT qua những hình thức nào.

- Giảng viên được đào tạo sử dụng phần mềm, thiết bị CNTT phục vụ

công tác giảng dạy ở mức độ nào.

* Đánh giá về kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên

- Giảng viên sử dụng phần mềm, thiết bị CNTT trong giảng dạy

ở mức độ nào.

- Giảng viên thường sử dụng những phần mềm, thiết bị CNTT nào hỗ trợ cho giảng dạy.

- Giảng viên quan tâm đến những vấn đề gì nhiều nhất trên

Internet.

- Giảng viên thu thập thơng tin phục vụ bài giảng qua hình thức

nào.

- Giảng viên thường tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet bằng

ngơn ngữ gì.

- Giảng viên thường sử dụng máy tính vào cơng việc gì.

- Tần suất sử dụng máy tính của giảng viên ngồi thời gian lên

lớp như thế nào.

- Khi cần sử dụng thiết bị CNTT, phần mềm phục vụ công việc, giảng

viên tiếp cận (học cách sử dụng) theo cách nào.

- Kỹ năng xây dựng giáo trình, bài giảng điện tử.

- Kỹ năng trình chiếu bài giảng điện tử trong giảng dạy.

- Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet phục vụ cơng tác

giảng dạy của giảng viên.

- Kỹ năng trao đổi thông tin qua mạng Internet (Email, Chat, Forum,...)

của giảng viên với học viên.

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị (máy tính, máy chiếu projector,

overhead,...) phục vụ giảng dạy.

- Kỹ năng phối hợp giữa trình chiếu trên máy tính, máy chiếu với việc

sử dụng bảng, lời nói, cử chỉ,...

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong tìm kiếm thơng tin trên

Internet.

- Kỹ năng tự cập nhật kiến thức về CNTT phục vụ công tác giảng

dạy.

- Kỹ năng khắc phục sự cố (lỗi, trục trặc) của các phần mềm, thiết bị

CNTT phục vụ công tác giảng dạy.

- Kỹ năng sử dụng CNTT để tương tác với học viên trước, trong và sau thời gian lên lớp.

- Kỹ năng ứng dụng CNTT nhằm đánh giá, kiểm tra chất lượng học tập của học viên.

* Đánh giá về mức độ, nhận thức, nhu cầu, thái độ học hỏi của giảng viên trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy

- Nhận thức của giảng viên về vai trò CNTT trong hoạt động giảng dạy của giảng viên như thế nào.

- Nhận thức của giảng viên về chất lượng giảng dạy khi ứng dụng CNTT vào so với trước như thế nào.

- Nhận thức của giảng viên về hiệu quả các cơng việc khác (nghiên cứu, hành chính, quản lý,...) khi có trợ giúp của CNTT như thế nào.

- Giảng viên tìm hiểu thơng tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy như thế nào.

- Nhận thức của giảng viên về việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy như thế nào.

- Mong muốn của giảng viên trong việc được đào tạo, bồi dưỡng thêm về sử dụng phần mềm hoặc các thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy.

- Nhận thức của giảng viên trong việc cần phải làm gì để nâng cao năng lực CNTT của bản thân.

- Giảng viên sử dụng thiết bị CNTT và phần mềm hỗ trợ bài giảng trong khi giảng dạy ở mức độ nào.

- Giảng viên thường sử dụng những phần mềm, thiết bị CNTT nào hỗ trợ cho giảng dạy.

- Tần suất sử dụng máy tính của giảng viên ngồi thời gian lên lớp như thế nào.

- Sử dụng máy tính được Học viện trang cấp hay phải tự trang cấp phục vụ cho việc giảng dạy.

- Giảng viên thường sử dụng máy tính vào cơng việc gì.

- Khi cần sử dụng thiết bị CNTT, phần mềm phục vụ công việc, giảng viên tiếp cận (học cách sử dụng) theo cách nào.

- Giảng viên quan tâm đến những vấn đề gì nhiều nhất trên Internet. - Giảng viên thu thập thông tin phục vụ bài giảng qua hình thức nào.

2.4.1.2. Xây dựng phiếu khảo sát thu thập về các ý kiến đánh giá của học viên

Tiến hành xây dựng và khảo sát với phiếu số 2 nhằm thu thập các ý kiến đánh giá của học viên đối với thực trạng năng lực CNTT của giảng viên và hạ tầng CNTT tại Học viện với 131 phiếu được thu về , trong đó:

a. Đánh giá của học viên về những tác động khách quan ảnh hưởng đến năng lực CNTT của giảng viên, bao gồm:

- Hạ tầng mạng tại Học viện đáp ứng yêu cầu trong việc nghiên cứu,

học tập, giảng dạy của giảng viên, học viên như thế nào.

- WebSite của Học viện đáp ứng việc cung cấp thông tin và tốc độ truy

cập ở mức độ nào.

- Cán bộ phụ trách CNTT của Học viện trợ giúp, hướng dẫn sử dụng

phần mềm và các thiết bị khi gặp sự cố trong thời gian giảng viên lên lớp như thế nào.

- Để nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo cần thiết phải làm gì.

b. Đánh giá của học viên về kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên

- Kỹ năng xây dựng giáo trình, bài giảng điện tử của giảng viên.

- Kỹ năng trình chiếu bài giảng điện tử trong giảng dạy của giảng

viên.

- Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet phục vụ công tác

giảng dạy của giảng viên.

- Kỹ năng trao đổi thông tin qua mạng Internet (Email, Chat, Forum,...)

phục vụ công tác giảng dạy của giảng viên.

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị (máy tính, máy chiếu projector,

overhead,...) phục vụ giảng dạy.

- Kỹ năng phối hợp giữa trình chiếu trên máy tính, máy chiếu với việc

sử dụng bảng, lời nói, cử chỉ,...

- Kỹ năng khắc phục sự cố (lỗi, trục trặc) của các phần mềm, các thiết

bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy.

- Kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng bài giảng.

- Kỹ năng sử dụng CNTT để tương tác với học viên trước, trong và sau

- Kỹ năng ứng dụng CNTT nhằm đánh giá, kiểm tra chất lượng học tập của học viên.

- Chất lượng đào tạo so với trước khi chưa ứng dụng CNTT vào hoạt

động giảng dạy như thế nào.

- Có cần nâng cao năng lực CNTT phục vụ công tác giảng dạy cho đội

ngũ giảng viên.

- Hiệu quả học tập của học viên khi giảng viên ứng dụng CNTT vào

hoạt động đào tạo như thế nào.

- Giảng viên trao đổi việc học tập với học viên qua mạng Internet

như thế nào.

c. Đánh giá của học viên về mức độ, nhận thức, thái độ của giảng viên khi ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy

- Mức độ sử dụng phần mềm, thiết bị CNTT của giảng viên trong hoạt

động giảng dạy.

- Giảng viên thường sử dụng những phần mềm, thiết bị CNTT nào hỗ

trợ cho giảng dạy.

- Giảng viên thường trao đổi việc học tập với học viên qua hình thức nào.

2.4.2. Đánh giá thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảngviên tại Học viện viên tại Học viện

2.4.2.1. Thực trạng về kiến thức Công nghệ thông tin của giảng viên

Cũng như đặc điểm lao động của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị phân tích tại Chương 1, các giảng viên Học viện chủ yếu được đào tạo chuyên ngành xã hội, kinh tế. Theo khảo sát, gần 100% giảng viên đào tạo chuyên ngành bằng thứ nhất là xã hội hoặc kinh tế. Chỉ có khoảng hơn 2% là được đào tạo bằng thứ hai là chuyên ngành khoa học tự nhiên.

Từ năm 2008 đến nay, Học viện đã mở hàng chục lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho đối tượng là các cán bộ, giảng viên tại Học viện với các nội dung: tin học văn phòng, tin học cơ bản, tin học nâng cao, bồi dưỡng kiến thức khai thác mạng, tập huấn nghiệp vụ,... Trong đó, Trung tâm CNTT phối

hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ triển khai được 13 lớp với 280 cán bộ; Phòng phương pháp (thuộc Vụ Quản lý đào tạo), Viện Thông tin khoa học mở hàng chục lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học hiện đại, về thư viện điện tử, khai thác mạng và tin học văn phòng với hàng trăm học viên là cán bộ, giảng viên của Học viện.

Trên thực tế, việc đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Về nội dung kiến thức, còn nặng về lý thuyết CNTT, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành. Kết cấu các chương trình có phần dàn trải, chưa có điều kiện tìm hiểu và gắn nội dung học với nhu cầu từng loại đối tượng học viên. Có lớp lại mở quá dài thời gian, ảnh hưởng đến công tác của giảng viên. Thêm vào đó, việc đào tạo kỹ năng ln đi kèm với rèn luyện kỹ năng, do đó việc thiếu máy móc, thiết bị và cả ứng dụng phần mềm cũng làm ảnh hưởng lớn đến kết quả đào tạo.

Số lượng giảng viên được đào tạo bài bản về CNTT phục vụ công tác giảng dạy là rất ít. Qua điều tra khảo sát, gần 90% giảng viên không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo sơ qua, không bài bản đối với việc sử dụng phần mềm và thiết bị CNTT trong công tác giảng dạy.

Được đào tạo sơ qua, không

bài bản 57%

Biểu đồ 2.3. Thực trạng đào tạo CNTT cho giảng viên tại Học viện

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát giảng viên Học viện (2013)

Trong số đó, mới chỉ có hơn 60% giảng viên được đào tạo qua các lớp sử dụng phần mềm phục vụ giảng dạy. Các phần mềm như soạn thảo văn bản

Microsoft Word hay trình chiếu PowerPoint thì chỉ có 66% và 58% giảng viên đã được học nhưng chủ yếu là được học các lớp ngắn hạn (thường không quá một tuần) và khơng bài bản. Ngồi ra, có đến 90% giảng viên chưa được học các phần mềm như: biên tập, chỉnh sửa ảnh, video phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng bài giảng. Các kỹ năng về truy cập, trao đổi, thu thập thơng tin qua mạng Internet (tìm kiếm thơng tin, trao đổi qua chat, forum, thư điện tử,...) tỷ lệ được đào tạo cũng rất thấp, chỉ từ 30 đến 40%.

Số lượng giảng viên được học sơ qua về sử dụng thiết bị CNTT phục vụ cơng tác giảng dạy như: máy tính, máy chiếu (Projector, Overhead), máy in, máy quét, bảng điện tử,... lại càng ít. Chỉ hơn 15%. Chính vì thế mà gần 80% giảng viên tự đánh giá kỹ năng tự khắc phục sự cố, lỗi của các thiết bị CNTT trong quá trình giảng dạy của bản thân là yếu hoặc chưa biết.

Ngày nay, việc truy cập mạng đọc tin, tra cứu, trao đổi thông tin hiện nay là rất phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động công việc hàng ngày. Các giảng viên Học viện cũng có nhu cầu rất cao trong việc truy cập mạng với gần 100% giảng viên truy cập mạng Internet để đọc tin tức hàng ngày, hơn 80% giảng viên thường dùng máy tính vào tìm kiếm thơng tin trên Internet phục vụ giảng dạy, 86% giảng viên trao đổi thư điện tử với học viên, đồng nghiệp. Tuy nhiên, với nhu cầu truy cập mạng cao như vậy nhưng chỉ có 18% giảng viên lên mạng tìm hiểu thơng tin về các thiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w