3.2. Giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên
3.2.3. Tuyển dụng giảng viên
- Đổi mới, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng
giảng viên. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút đội ngũ giảng viên dạy giỏi, cán bộ khoa học có trình độ chun môn cao, sinh viên giỏi về làm công tác giảng dạy tại Học viện.
- Học viện cần tích cực tuyển thêm các giảng viên trẻ, đồng thời đào
tạo, bồi dưỡng các giảng viên đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT trong cơng tác giảng dạy, đủ trình độ về chun môn nhằm dần thay thế các giảng viên đã nhiều tuổi và sắp đến tuổi nghỉ hưu, dần hoàn thiện cơ cấu về số lượng, độ tuổi của giảng viên một cách hợp lý.
3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cho giảng viên
Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT cần gắn với chuẩn yêu cầu về năng lực CNTT của giảng viên và nhu cầu thực tế của Học viện như: trình độ Tin học A,B,C của Bộ Giáo dục Đào tạo, quy định tiêu chuẩn trình độ CNTT đối với giảng viên của Học viện,...
a. Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng phần mềm trong công tác giảng dạy
- Học viện cần định kỳ xây dựng các kế hoạch, thống kê các nhu cầu
của giảng viên nhằm nắm bắt rõ số lượng người học, số lớp học, những phần mềm, ứng dụng cần được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, nâng cao về các
kỹ năng sử dụng phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chương trình Tin học A,B,C của Bộ Giáo dục Đào tạo, quy định tiêu chuẩn trình độ CNTT đối với giảng viên Học viện, nhu cầu thực tế của giảng viên và của Học viện . Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sử dụng ứng dụng, phần mềm cơ bản như: Hệ điều hành Windows, soạn thảo văn bản Microsoft Word, bảng tính Exel, trình chiếu bài giảng PowerPoint; các phần mềm biên tập, chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, video phục vụ bài giảng; các phần mềm xây dựng bài giảng, giáo án điện tử; phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu,...
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng các phần mềm, cơ
sở dữ liệu dùng chung của Học viện: phần mềm quản lý đào tạo, điểm thi, đề thi, thư viện điện tử,... nhằm nâng cao năng lực sử sụng CNTT của giảng viên phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu.
- Mời các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài
Học viện về lĩnh vực CNTT và giáo dục tham gia hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ giảng viên Học viện.
b. Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy
- Định kỳ xây dựng kế hoạch, thống kê các nhu cầu của giảng viên
trong việc nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về kỹ năng sử
dụng, vận hành, kiểm tra, khắc phục lỗi, trục trặc phần cứng các thiết bị CNTT phục vụ cơng tác giảng dạy như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu (Projector, Overhead), máy in, máy quét, máy ghi âm,
Camera truyền hình giảng đường, thiết bị điều khiển trình chiếu bài giảng khơng dây,...
c. Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng mạng máy tính phục vụ cơng tác giảng dạy, nghiên cứu
- Xây dựng kế hoạch, thống kê các nhu cầu của giảng viên, định kỳ mở
các lớp đào tạo, bồi dưỡng về các khái niệm, cách thức vận hành, sử dụng cơ bản mạng máy tính, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp thơng tin trên mạng, kỹ năng sử dụng các phần mềm, tiện ích, thiết bị tương tác với học viên qua mạng,...
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng cơ bản việc lắp đặt, kiểm tra,
khắc phục một số lỗi cơ bản về mạng máy tính của bản thân giảng viên khi gặp phải.
d. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên
- Định kỳ thống kê thực trạng trình độ ngoại ngữ của các giảng viên và
nhu cầu cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ của giảng viên Học viện.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ (nhất là
tiếng Anh) cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong việc tìm kiếm, tổng hợp thơng tin trên mạng và sử dụng các phần mềm, thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Một điều quan trọng, đó là phải động viên các giảng viên tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tạo ra một môi trường học hỏi, sử dụng CNTT vào công tác giảng dạy một cách tích cực.
3.2.5. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy
Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó cần đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giảng viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
- Học viện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giảng viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thơng qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Học viện về ứng dụng CNTT trong giảng dạy; qua các buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn,…
- Đặc biệt, để triển khai thành cơng thì trước hết, lãnh đạo Học viện
cũng như lãnh đạo các đơn vị phải nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào cơng tác giảng dạy, từ đó quan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện. Nếu chỉ phát động mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng CNTT của giảng viên cũng không thể mang lại kết quả như mong đợi.
- Gắn ý thức học tập, nâng cao kỹ năng, mức độ sử dụng CNTT trong
hoạt động giảng dạy của giảng viên với công tác kiểm tra, thi đua, khen thưởng của đơn vị và Học viện.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, các
cuộc thi đánh giá việc sử dụng các thiết bị CNTT trong giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao ý thức, khuyến khích giảng viên sử dụng, ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
3.2.6. Ban hành các quy định, quy chế trong việc ứng dụng Công nghệthông tin vào công tác giảng dạy thông tin vào công tác giảng dạy
- Học viện cần ban hành các quy định, quy chế nhằm khuyến khích
cũng như bắt buộc việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị, của cán bộ, giảng viên trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy tại Học viện. Các quy định, quy chế cần gắn với công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên cũng như của lãnh đạo đơn vị trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
- Xây dựng các quy định, quy chế trong việc sử dụng hạ tầng mạng, hệ
nghiên cứu, trao đổi công tác chuyên môn với đồng nghiệp và việc học tập của học viên tại Học viện.
- Đổi mới cơng tác đánh giá giảng viên có kết hợp với các tiêu chí
trong quy định về tiêu chuẩn trình độ CNTT của giảng viên đã được xây dựng và áp dụng tại Học viện.
- Xây dựng các kế hoạch, đề án chiến lược, các chủ trương lớn nhằm
phát triển tổng thể CNTT của Học viện phục vụ hoạt động giảng dạy.
3.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho các đơn vị trong Học viện cho các đơn vị trong Học viện
- Phát huy và tăng cường chức năng quản lý, tham mưu, định hướng
chung trong lĩnh vực CNTT của Trung tâm Công nghệ thơng tin trên tồn hệ thống Học viện.
- Xây dựng cơ chế, quy định về việc phân công, phân cấp trách nhiệm,
quyền hạn, kinh phí và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc trong việc phát triển, ứng dụng CNTT tại đơn vị mình. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng, phát triển, vận hành các ứng dụng, Website của riêng mình phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
3.2.8. Giải pháp phát triển nhân lực chuyên trách Công nghệ thông tin
- Đổi mới, sửa đổi, bổ sung hồn thiện các quy định về tuyển dụng, cơ
chế, chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhằm thu hút đội ngũ kỹ sư CNTT có trình độ chun mơn cao về làm việc tại Học viện nhằm đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng trong hoạt động quản lý, phát triển và hỗ trợ CNTT tại Học viện.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng CNTT tại Học viện
hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao về CNTT cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT Học viện nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
KIẾN NGHỊ
1.Với Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thơng và các cơ quan có liên quan
- Cần ban hành các chính sách, các quyết định, quy định, hồn thiện cơ
chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cũng như bắt buộc việc ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo, các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động
ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Thơng tin và Truyền thơng cần chủ trì, phối hợp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn các trường đào tạo, bồi dưỡng của các tổ chức chính trị nói chung và Học viện nói riêng về mặt kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học một cách bài bản, có hiệu quả.
- Cần coi trọng ứng dụng CNTT là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng đào tạo; gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cơng cuộc cải cách giáo dục góp phần vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng quy định cụ thể về tiêu chuẩn
năng lực CNTT của giảng viên và cập nhật, hoàn thiện, cụ thể các tiêu chuẩn của trình độ Tin học ABC được ban hành từ năm 2000 đến nay đã hơn 10 năm cho phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế.
2. Với Học viện
- Học viện cần xây dựng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin
trong tổng thể phát triển tồn diện các mặt cơng tác của mình, bảo đảm hồn thành tốt các nhiệm vụ Trung ương Đảng và Chính phủ giao.
- Xây dựng cơ chế quản lý tập trung, nhưng có phân cấp hợp lý bảo đảm cơng tác đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin kịp thời, hiệu quả và đồng bộ.
- Sớm xác định mơ hình tổ chức, hình thành hệ thống các đơn vị quản
lý, ứng dụng Công nghệ thông tin ở tất cả các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng cơ chế tuyển dụng cán bộ Cơng nghệ thơng tin bảo đảm
chun mơn, có tầm nhìn chiến lược và khả năng tổ chức xây dựng hệ thống
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cao năng lực hạ tầng CNTT, tăng
cường cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, xây dựng các ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung trong quản lý đào tạo, hỗ trợ giảng dạy, nâng cao chất lượng Website Học viện đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của giảng viên và học viên, phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Bên cạnh việc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần có kinh
phí bảo đảm q trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế. Khắc phục tình trạng đầu tư một lần và khơng có kinh phí xử lý, giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình vận hành, sử dụng.
- Học viện cần nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động
giảng dạy và nhận thức của cán bộ, lãnh đạo đơn vị, giảng viên và học viên về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, từ đó xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan nhằm đề ra các biện pháp tích cực, hiệu quả hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện.
- Đẩy mạnh việc phân cấp cho các đơn vị giảng dạy chủ động về kinh
phí trong việc ứng dụng CNTT vào công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực CNTT của giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT,
nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm, các thiết bị CNTT hỗ trợ công tác giảng dạy, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giảng viên mới.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao năng lực CNTT của giảng viên Học viện.
- Có cơ chế cử cán bộ CNTT đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Chế độ đãi ngộ hợp lý, tránh tình trạng cán bộ giỏi không thể ở lại công tác tại Học viện vì có thu nhập khơng xứng đáng.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT trong công tác
giảng dạy cho các giảng viên tại Học viện.
- Phát triển nguồn nhân lực giảng viên trẻ kế cận, đảm bảo đủ cơ cấu về
độ tuổi giảng dạy đối với giảng viên Học viện
- Chú trọng đến nội dung ứng dụng CNTT trong tổng kết và xây dựng
kế hoạch năm học, trong thi đua, khen thưởng.
- Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn trình độ, khung năng lực
CNTT của giảng viên tại Học viện; các quy định, quy chế về ứng dụng, sử dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy tại Học viện.
- Khuyến khích, tạo điều kiện tối đa trong việc ứng dụng, sử dụng
CNTT vào công tác giảng dạy.
- Phối kết hợp với các trường đào tạo, giảng dạy, các tổ chức, đơn vị
trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm, kêu gọi các nguồn tài trợ cho việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nâng cao việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy và nâng cao cơ sở vật chất CNTT của Học viện.
3. Với giảng viên Học viện
- Thường xuyên trau dồi kiến thức CNTT và nâng cao kỹ năng sử dụng,
ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy của mình.
- Tích cực ứng dụng CNTT trong q trình đào tạo, đánh giá việc học
tập của học viên.
- Thường xuyên trau dồi trình độ ngoại ngữ phục vụ việc nghiên cứu,
tìm kiếm thơng tin trên mạng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT vào công
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực CNTT của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phục vụ cơng tác giảng dạy, có thể rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất: Đội ngũ giảng viên tại Học viện có vai trị quyết định trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học viện. Vì vậy, việc nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy nói chung và năng lực CNTT của giảng