Mục tiêu nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 94)

tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Đối với giáo dục và đào tạo, Cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi mơ hình giáo dục, hình thức đào tạo, phương thức quản lý, ngày càng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, Học viện cần phải thực hiện một số mục tiêu nhằm nâng cao năng lực CNTT của giảng viên trong hoạt động giảng dạy sau đây:

- Nâng cao nhận thức, đảm bảo 100% lãnh đạo các đơn vị, cán bộ,

giảng viên ý thức đầy đủ về vai trò của CNTT trong hoạt động giảng dạy tại Học viện.

- Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn về khung năng lực CNTT cần phải

có đối với đội ngũ giảng viên tại Học viện.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ

giảng viên tại Học viện nhằm đảm bảo 100% giảng viên đạt theo tiêu chuẩn về trình độ CNTT quy định đối với giảng viên tại Học viện.

- Dần đầu tư, trang bị đầy đủ 100% các trang thiết bị CNTT thiết yếu

cho các phòng học, giảng đường, hội trường và đội ngũ giảng viên phục vụ công tác giảng dạy tại Học viện.

- Phát triển các ứng dụng, phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung phục

vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên và học viên tại Học viện.

- Xây dựng các quy định, quy chế trong việc ứng dụng, sử dụng hạ tầng CNTT, các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung đối với đội ngũ giảng viên tại Học viện phục vụ hoạt động giảng dạy.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin tại Học viện

a. Phát triển hạ tầng mạng

- Triển khai mở rộng hạ tầng mạng, đảm bảo kết nối 100% máy tính

của giảng viên vào mạng nội bộ và mạng Internet; thiết kế hệ thống mạng khơng dây wifi phủ sóng đến tất cả các phịng làm việc của giảng viên và các giảng đường, hội trường, lớp học, ký túc xá,... đáp ứng số lượng lớn người sử dụng mạng.

- Nâng cấp đường truyền cáp quang nội bộ, đường truyền

mạng

Internet tốc độ cao, đảm bảo hoạt động nhanh, ổn định đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên tại Học viện.

- Nâng cấp hệ thống vận hành, quản lý mạng: máy chủ, các thiết bị

chuyển mạch (switch), tường lửa cứng (firewall), bộ tích hợp đường truyền, thiết bị phát sóng khơng dây (wifi),... nhằm đảm bảo đủ năng lực vận hành, quản lý việc truy cập mạng nội bộ và Internet của giảng viên, học viên.

- Xây dựng hệ thống dự phòng (backup) nhằm đảm bảo hệ thống mạng

luôn vận hành ổn định, thông suốt 24/24 phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện.

b. Trang cấp máy tính, các trang thiết bị CNTT, phần mềm dùng chung phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên và học viên

- Từng bước phấn đấu đến năm 2015 trang cấp 100% máy tính để bàn

và 50% máy tính xách tay (đến năm 2020 là 100%) cho đội ngũ giảng viên.

- Nâng cấp, trang bị đầy đủ các thiết bị CNTT hỗ trợ đào tạo tại các

giảng đường, hội trường, phòng học: máy chiếu (projector), máy chiếu hắt (overhead), bảng điện tử, Camera truyền hình giảng đường,...

- Trang cấp một số thiết bị CNTT thiết yếu cho đội ngũ giảng viên phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu: máy in, máy quét, máy ghi âm, thiết bị điều khiển trình chiếu khơng dây,...

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống Camera truyền hình giảng đường đủ

năng lực, khả năng lưu trữ hình ảnh, âm thanh, video trong quá trình quản lý, kiểm tra, đào tạo trên lớp của các giảng viên Học viện, dần tiến tới thực hiện đào tạo từ xa qua mạng

- Tổ chức một số phịng máy tính truy cập Internet tại các điểm cơng

cộng như thư viện, ký túc xá,... phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy của giảng viên và học viên tại Học viện.

- Trang cấp hệ điều hành, các phần mềm có bản quyền: Windows,

Microsoft Office, diệt virus Kaspersky, bộ gõ tiếng Việt,... đảm bảo hệ thống máy tính, tài liệu, dữ liệu về bài giảng, nghiên cứu khoa học của giảng viên được vận hành, sử dụng ổn định, an toàn.

c. Phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung, WebSite, Cổng thông tin điện tử phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên

- Xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác

giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên, học viên: phần mềm quản lý đào tạo; quản lý, thông báo điểm thi, lịch học tập, giảng dạy; thư viện điện tử; phần mềm quản lý đề thi, thi trắc nghiệm qua mạng,...

- Nâng cấp hệ thống WebSite Học viện, xây dựng hệ thống Cổng

thông

tin điện tử (Portal) phục vụ việc quản lý, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên trong Học viện, đảm bảo việc truy cập nhanh, ổn định, cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ.

- Xây dựng hệ thống sao lưu dữ liệu bài giảng, các đề tài, bài viết

nghiên cứu của giảng viên nhằm đảm bảo an tồn thơng tin, tránh việc hỏng hóc, mất thơng tin, dữ liệu.

- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị giảng dạy tại Học viện xây dựng Website của đơn vị mình phục vụ nhu cầu thông tin của học viên và giảng viên.

3.2.2. Xây dựng khung năng lực Công nghệ thông tin của giảng viênHọc viện Học viện

Tiêu chuẩn hóa trình độ CNTT của giảng viên tại Học viện dựa theo quy định về tiêu chuẩn trình độ Tin học của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành và nhu cầu thực tế của Học viện, trong đó: Xây dựng các quy định chuẩn tối thiểu về kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT đối với giảng viên; Đưa các tiêu chuẩn trình độ CNTT vào tuyển dụng, bình xét, khen thưởng đối với giảng viên. Cụ thể, các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT và thái độ học hỏi mà giảng viên cần phải có bao gồm những nội dung như sau:

a. Các khái niệm căn bản về Công nghệ thông tin

Trang bị cho giảng viên các kiến thức, khái niệm cơ bản nhất về CNTT, về máy tính bao gồm:

- Thơng tin và dữ liệu: Khái niệm về thông tin, dữ liệu; Khái niệm về

liên lạc, trao đổi thơng tin, truyền thơng; Xử lí thơng tin bằng máy tính điện tử; Khái niệm phần cứng và phần mềm; Chu trình xử lí thơng tin,...

- Hiểu cơ bản về biểu diễn thơng tin trong máy tính: Các hệ đếm cơ số

nhị phân, cơ số 10, 16,...; Chuyển đổi qua lại trong các hệ đếm; Các phép tính số học cơ bản trên máy tính; Bảng mã ASCII.

- Hệ thống máy tính: Hiểu khái niệm, cơ chế vận hành của các bộ phận

cơ bản của máy tính (CPU, Main board, RAM, ổ cứng, ổ đĩa CD, DVD, USB, màn hình, bàn phím, chuột,...); Cấu hình cần biết khi đi mua máy tính;...

b. Máy tính và Hệ điều hành

Trang bị cho giảng viên sử dụng máy tính trên hệ điều hành cụ thể với các tính năng cơ bản:

- Tắt bật khởi động máy tính; Khai thác tính năng cơ bản một số hệ điều hành thông dụng, thao tác với các tệp tin, ngăn chứa tin (folder), các biểu tượng, các cửa sổ, chạy các chương trình ứng dụng…

- Cài đặt Windows và xác lập các cấu hình trong Windows;

- Khai thác và sử dụng máy tính: Cách tổ chức lưu trữ trên máy tính;

Khai thác, quản lý các ổ đĩa, file, folder (tạo, sao chép, di chuyển, xóa, tìm kiếm,...); xem thuộc tính (properties) của file, folder; cài đặt máy in, máy quét,...; Nén dữ liệu, phịng chống Virus; các thiết lập cấu hình hệ thống trong hệ điều hành; Đặt mật khẩu (password).

- Tiếng Việt trên máy vi tính: Kiểu gõ telex; Vấn đề mã hố tiếng Việt

trên máy vi tính; Các bộ gõ thơng dụng và cách cài đặt; Chuyển đổi mã tiếng Việt; chính tả tiếng Việt;...

c. Soạn thảo văn bản với Word

Trang bị cho giảng viên kỹ năng soạn thảo văn bản và làm quen soạn thảo một số mẫu văn bản hành chính.

- Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản cơ bản: Mở, đóng chương

trình, file tài liệu văn bản; tạo mới, lưu file tài liệu; Đặt lại các thiết lập cơ bản trong phần mềm.

- Các thao tác chính: Nhập, sửa nội dung văn bản; Đánh dấu, sao chép,

di chuyển, chèn, xóa văn bản,...

- Định dạng văn bản: Thay đổi kiểu phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ (đậm,

nghiêng, gạch dưới, in hoa, thường, mầu sắc...); Căn lề trái, phải, giữa, 2 bên; Dãn cách đoạn, dòng văn bản; Thay đổi cỡ giấy, đặt lề tài liệu trên, dưới, trái, phải; Đánh số trang;...

- Biểu bảng: Tạo, sửa, xóa, thêm một bảng, hàng, cột trong bảng; Nhập

dữ liệu vào bảng; Thay đổi độ rộng cột, độ cao hàng;...

- Chèn hình, ảnh và biểu đồ: Chèn thêm, xóa, thay đổi kích thước hình

ảnh, biểu đồ.

- In tài liệu: In tồn bộ hoặc từng trang, một số trang trong tài

- Soạn thảo văn bản hành chính theo mẫu của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

d. Xử lý số liệu bằng bảng tính điện tử Exel

- Sử dụng các thao tác cơ bản trong phần mềm bảng tính điện tử: nắm

các cách thức, quy trình, định dạng ơ, cột,...; Mở, đóng, tạo mới file tài liệu; Đặt lại các thiết lập cơ bản trong phần mềm.

- Lập bảng thống kê, tính tốn: Tạo bảng thống kê; Nhập dữ liệu; Sử

dụng công thức với một số hàm cơ bản (Sum, Average, Round,…).

e. Sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint

- Sử dụng các thao tác cơ bản trong phần mềm trình chiếu PowerPoint:

Mở, đóng, tạo mới file tài liệu; Đặt lại các thiết lập cơ bản trong phần mềm; Nắm các cách thức, quy trình, định dạng slide, ơ, bảng,....

- Tạo và làm việc với một bài trình chiếu và slide: Mở, lưu, xố, sửa

Slide; Chèn, định dạng một đối tượng (hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ, bảng,...); Trình bày kỹ xảo và tuỳ chọn kỹ xảo trình chiếu; In ấn;...

f. Mạng máy tính và Internet

Trang bị cho giảng viên các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và Internet; các kỹ năng sử dụng thư điện tử, website; cách tìm kiếm, xử lý, lưu trữ, đăng tải, chia sẻ thông tin trên Internet:

- Khái niệm cơ bản về mạng máy tính và Internet.

- Hiểu một số thuật ngữ tiếng Anh cơ bản: Website, web page: Trang

thông tin điện tử; Home page: Trang đầu, trang nhất; E-mail: Thư điện tử;...

- Sử dụng thư điện tử (email): Tên hộp thư điện tử; Thiết lập và sử

dụng hệ thống thư điện tử trong cơ quan, tổ chức hoặc hệ thống thư điện tử công cộng: Gmail, Yahoo,...; Gửi, nhận, lọc, lưu trữ thư, đính kèm file;…

- Website: Khái niệm về WWW và website; Tên miền (URL); Trang

chủ (Home page); địa chỉ siêu liên kết (hyper link), địa chỉ website (address), địa chỉ IP; Giới thiệu đọc một số website thơng dụng.

- Tìm kiếm, thu thập thơng tin trên mạng: Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên một số trang Web phổ biến như: Google, Bing, Yahoo,...; Kỹ năng xử lý, lưu trữ, đăng tải, chia sẻ thông tin trên Internet.

- Sử dụng một số dịch vụ cơ bản trên mạng: trao đổi trực tuyến (Chat),

diễn đàn (Forum), Blog có tính tích cực cho giảng viên phục vụ cơng tác giảng dạy; Phân tích tính tích cực cũng như tính tiêu cực có thể xẩy ra.

- Giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định về sử dụng

Internet; Hướng dẫn cách thuê bao Internet cho người dùng: ADSL, FTTH, 3G, leased line…; So sánh, đánh giá tại thời điểm hiện tại về công nghệ, sự tiện lợi và giá cả, lựa chọn nhà cung cấp,...

- Nắm một số nguyên lý cơ bản về cài đặt, kiểm tra, khắc phục, sữa

chữa lỗi mạng máy tính của giảng viên khi gặp phải.

g. Sử dụng một số phần mềm, tiện ích

- Hiểu cơ bản về Virus máy tính và cách phịng chống, diệt virus;

- Hiểu các khái niệm về Multimedia (âm thanh, hình ảnh, video,...) và

các ứng dụng.

- Hiểu về một số định dạng file thông dụng: pdf, doc, xls, jpg, mp3, avi,

zip,... và cấu hình, cài đặt, sử dụng cơ bản một số phần mềm phổ biến: phần mềm đọc tài liệu, văn bản; xem, nghe hình ảnh, âm thanh, video; nén file,...

- Hiểu khái niệm và cơ chế vận hành, sử dụng một số ứng dụng, tiện

ích, phần mềm phục vụ việc hội họp, đàm thoại, đào tạo từ xa qua mạng.

- Hiểu khái niệm và thiết kế cơ bản giáo trình điện tử, bài giảng

điện tử, Website.

h. Sử dụng một số thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy

- Hiểu các khái niệm và cơ chế vận hành của một số thiết bị CNTT

phục vụ công tác giảng dạy: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in (Print), máy quét (Scan), máy chiếu (Projector, Ovehead), máy ghi âm, thiết bị điều khiển trình chiếu từ xa, Camera truyền hình giảng đường,...

- Nắm một số nguyên lý cơ bản về bảo dưỡng, nâng cấp, lắp đặt, kiểm

i. Về thái độ học hỏi của giảng viên u cầu phải có một thái độ tích

cực trong việc học tập, nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy; Có thái độ nhận thức đúng đắn về vai trò của CNTT đối với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu; Sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT mới, ứng dụng các phần mềm mới vào công tác giảng dạy; Tiếp thu ý kiến tư vấn và phê bình trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu; Thuyết phục giảng viên khác sử dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu; Ln có tinh thần cầu thị, tham khảo, học hỏi ý kiến tư vấn của các giảng viên khác hoặc chuyên gia CNTT về việc sử dụng CNTT vào cơng tác giảng dạy; Kiên trì tìm hiểu các kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT; Tự tin với các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân; Sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp về các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT đã được học hỏi.

3.2.3. Tuyển dụng giảng viên

- Đổi mới, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng

giảng viên. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ nhằm thu hút đội ngũ giảng viên dạy giỏi, cán bộ khoa học có trình độ chun mơn cao, sinh viên giỏi về làm công tác giảng dạy tại Học viện.

- Học viện cần tích cực tuyển thêm các giảng viên trẻ, đồng thời đào

tạo, bồi dưỡng các giảng viên đủ kiến thức, kỹ năng về CNTT trong cơng tác giảng dạy, đủ trình độ về chuyên môn nhằm dần thay thế các giảng viên đã nhiều tuổi và sắp đến tuổi nghỉ hưu, dần hoàn thiện cơ cấu về số lượng, độ tuổi của giảng viên một cách hợp lý.

3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cho giảng viên

Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT cần gắn với chuẩn yêu cầu về năng lực CNTT của giảng viên và nhu cầu thực tế của Học viện như: trình độ Tin học A,B,C của Bộ Giáo dục Đào tạo, quy định tiêu chuẩn trình độ CNTT đối với giảng viên của Học viện,...

a. Đào tạo, bồi dưỡng sử dụng phần mềm trong công tác giảng dạy

- Học viện cần định kỳ xây dựng các kế hoạch, thống kê các nhu cầu

của giảng viên nhằm nắm bắt rõ số lượng người học, số lớp học, những phần mềm, ứng dụng cần được đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản, nâng cao về các

kỹ năng sử dụng phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu dựa trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 94)