Soạn thảo văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 30)

biên tập ảnh, video, xây dựng bài giảng điện tử... vào cơng tác giảng dạy, nghiên cứu.

Nhóm kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy là việc sử

dụng các thiết bị CNTT như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu (Projector, Overhead), máy in, máy quét (Scan), bảng điện tử, Camera truyền hình giảng đường,... để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, trình chiếu bài giảng điện tử, đào tạo trực tuyến,...

Nhóm kỹ năng về sử dụng mạng máy tính bao gồm khả năng duyệt

web, gửi thư điện tử, trao đổi thông tin qua chat, forum, blog, mạng xã hội, lớp học ảo..., nhằm xem, nghe, đọc, viết cũng như gửi (upload) và nhận (download), tìm kiếm, tổng hợp thông tin, đào tạo trực tuyến trên mạng Internet.

1.2.3.3. Thái độ học hỏi của giảng viên

Chúng ta hay nhắc đến thái độ qua các cụm từ: thái độ tích cực, thái độ tiêu cực, thái độ cầu tiến, thái độ nhiệt tình, thái độ lạnh nhạt, thái độ khiêm tốn, thái độ tốt, thái độ xấu,...

Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Thái độ là cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó. "Cách" ở đây là từ cách trong cụm từ: suy nghĩ một cách tích cực, làm việc một cách nhiệt tình,... [38]

- Thái độ là cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hồn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. VD: Thái độ lạnh nhạt, Thái độ hoài nghi, Thái độ hung hăng,....

- Thái độ là ý thức đối với việc làm thường xuyên. Ví dụ: Thái độ

nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh, thái độ trong công việc,... [54]

Và cũng theo từ điển Bách khoa mở Wiktionary.org: Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.

Học hỏi là nghiên cứu tìm tịi, hỏi han để biết, có thêm kiến thức. [55] Tóm lại, thái độ học hỏi là ý thức, cách suy nghĩ, cách học tập, nghiên cứu quá trình tiếp thu những cái mới, bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức của con người.

Thái độ học hỏi CNTT của giảng viên là ý thức, cách suy nghĩ, cách học tập, nghiên cứu của giảng viên về CNTT và việc ứng dụng, sử dụng nó vào cơng tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

1.2.4. Mục tiêu nâng cao năng lực Công nghê thơng tin của giảng viên

Như trên đã phân tích, việc nâng cao năng lực CNTT của giảng viên nhằm thực hiện hai mục tiêu cơ bản sau:

a. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Như chúng ta đã biết, cái gốc của chất lượng giáo dục đào tạo chính là người giảng viên. Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của việc nâng cao năng lực CNTT cho giảng viên cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Để nâng cao năng lực CNTT của giảng viên cần phải nâng cao kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT và thái độ học hỏi, nhận thức của giảng viên về việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.

b. Nâng cao sự hài lòng của học viên

Nâng cao năng lực CNTT cũng là nâng cao các kỹ năng, phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT nhằm đem đến cho người học, học viên

một lượng kiến thức tốt hơn, nhiều hơn, dễ hiểu hơn, góp phần nâng cao hiệuquả học tập của học viên, tăng sự hứng khởi trong việc học tập, nghiên cứu quả học tập của học viên, tăng sự hứng khởi trong việc học tập, nghiên cứu của học viên khi giảng viên ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.

1.2.5. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị

1.2.5.1. Về tiêu chuẩn chung của giảng viên

Theo Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ký ngày 06-6-2011 quy định về tiêu chuẩn đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:

- Giảng viên: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng

tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên mơn, chun ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; Có ngoại ngữ trình độ B trở lên; Có tin học trình độ B trở lên; Có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.

- Giảng viên chính: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với chun mơn,

chun ngành giảng dạy; Có ngoại ngữ trình độ C, tin học trình độ C trở

lên; Có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi

dưỡng và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, bồi dưỡng; Có đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cơng nhận và áp dụng có kết quả trong chun mơn; Có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cao cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.

- Giảng viên cao cấp: Có bằng tiến sĩ; Có ngoại ngữ trình độ C, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tin

học trình độ C trở lên; Có đề án hoặc cơng trình khoa học sáng tạo cấp tỉnh

hoặc cấp bộ, ngành trở lên được Hội đồng khoa học công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả; Có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc

cao cấp lý luận chính trị và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo quy định.

1.2.5.2. Về kiến thức Công nghệ thông tin của giảng viên

Như trên chúng ta đã biết, tiêu chuẩn của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị phải đạt trình độ Tin học B trở lên, cịn giảng viên chính và giảng viên cao cấp phải đạt trình độ Tin học C trở lên.

Theo quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 3/7/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A,B,C, trong đó nêu rõ các yêu cầu nội dung học Tin học cần phải đạt như sau:

Để đạt trình độ B Tin học, người học cần phải qua trình độ A bao gồm 2 phần chính:

- Khái niệm cơ bản về tin học: Khái niệm về thông tin, bit, byte, về hệ

thống xử lí thơng tin, bảng mã ASCII…; Hệ điều hành DOS, khái niệm về thư mục, tệp, các lệnh cơ bản về DOS…; Soạn thảo văn bản dưới DOS (nếu học soạn thảo với WORD thì có thể bỏ phần này); Cách gõ TELEX; Một số tiện ích thơng dụng: NC; An tồn dữ liệu; Virus và cách phịng chống: một số nguyên tắc và ứng dụng.

- Tin học văn phòng: Hệ điều hành WINDOWS (3.1, 95, 98, 2000,

NT…); Tiếng Việt trong WINDOWS, bộ mã chuẩn chữ Việt TCVN 5712 và cách gõ TELEX; Soạn thảo văn bản với WORD; Bảng tính điện tử với EXCEL; Trình bày vấn đề với Power Point.

Trình độ B tiếp nối trình độ A ở trên và được học thêm các phần, phân thành nhiều nhánh chuyên đề khác nhau để phục vụ các nhu cầu khác nhau:

- Phần học chung cho tất cả mọi học viên bao gồm: Mạng máy tính: các

khái niệm cơ bản, khai thác và sử dụng Internet với e mail và web; Tự cài đặt Windows và xác lập các cấu hình trong Windows; Khái niệm về Muitimedia và các ứng dụng.

- Phần học riêng tuỳ theo nhu cầu của từng học viên, chọn một trong

các mơn sau: Lập trình với PASCAL hoặc C (Phần cơ bản); Cơ sở dữ liệu 24

hoặc với Access, hoặc với Foxpro…; Tự động hố thiết kế với AutoCAD cho ngành cơ khí, xây dựng. Orcad cho ngành điện tử, viễn thơng…; Kế tốn vi tính với Quiken, với các phần mềm kế tốn khác; Đồ hoạ vi tính với Corel Draw, Photoshop; Excel nâng cao với các thủ thuật lập trình bằng Visual Basic, tạo lập cơ sở dữ liệu; Chế bản điện tử với Pagemaker, QuarkPress…; Thiết kế trang Web và các hệ thống thông tin trên Web;...

Với yêu cầu trình độ C Tin học, ngồi các chương trình Tin học B phải

đạt, người học cần phải nắm vững một số vấn đề cơ bản về bảo dưỡng, nâng cấp máy tính, mạng máy tính. Tự lắp đặt mạng máy tính cá nhân,... [6]

* Tóm lại, ta có thể rút ra, tiêu chuẩn về kiến thức CNTT của giảng viên các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị cần phải nắm nhƣ sau:

- Hiểu khái niệm cơ bản về tin học: Khái niệm về thông tin, bit, byte,

Hệ điều hành, một số tiện ích thơng dụng, an tồn dữ liệu, cách phịng chống Virus,...; Muitimedia (hình ảnh, âm thanh, video,...) và các ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy;

- Tin học văn phòng: Hiểu cơ bản các khái niệm và cơ chế vận hành,

sử dụng hệ điều hành Windows, Tiếng Việt trong WINDOWS, bộ mã chuẩn chữ Việt TCVN 5712 và cách gõ TELEX, sử dụng thành thạo việc soạn thảo văn bản trong Microsoft Word, bảng tính điện tử Exel;

- Tin học cho giáo dục: Hiểu cơ bản về khái niệm và cơ chế vận hành,

sử dụng phần mềm thuyết trình Powerpoint, thiết kế giáo trình điện tử, bài giảng điện tử và cách thức chia sẻ với cộng đồng trên Internet hoặc trên chính trang web do giảng viên tự thiết kế;

- Mạng máy tính: Hiểu các khái niệm cơ bản và khai thác, sử dụng

thành thạo hệ thống mạng nội bộ, mạng Internet, email và web, chia sẻ thơng tin trên mạng;

- Với giảng viên chính và giảng viên cao cấp thì ngồi các vấn đề cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành, sử dụng một số thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy như máy in, máy chiếu, máy quét, thiết bị điều khiển trình chiếu từ xa, Camera truyền hình giảng đường,... Hiểu cơ bản về quy trình bảo dưỡng, lắp đặt, nâng cấp máy tính, cài đặt, xử lý sự cố phần mềm, mạng máy tính và một số thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy của cá nhân giảng viên khi gặp phải.

1.2.5.3. Về kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin của giảng viên

Từ yêu cầu về kiến thức CNTT và cơ sở lý luận về kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên đã phân tích ở trên, ta có thể rút ra các tiêu chuẩn cụ thể về nhóm kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị bao gồm:

a. Nhóm kỹ năng về sử dụng phần mềm

Sử dụng thành thạo Hệ điều hành Windows, bộ gõ Tiếng Việt, bộ mã chuẩn chữ Việt và cách gõ TELEX, soạn thảo văn bản trong Microsoft Word, bảng tính điện tử EXCEL, thuyết trình với phần mềm Power Point;

Thiết kế cơ bản Giáo trình điện tử, bài giảng điện tử, các phần mềm Muitimedia (biên tập, chỉnh sửa ảnh, video,...) và các ứng dụng liên quan hỗ trợ cho quá trình giảng dạy.

Tự cài đặt Windows và xác lập các cấu hình trong Windows; Xử lý các sự cố về phần mềm khi bị lỗi, virus,...

b. Nhóm kỹ năng về sử dụng các thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy

Hiểu biết cơ bản về quy trình bảo dưỡng, nâng cấp và sử dụng thành thạo các thiết bị hỗ trợ trong giảng dạy: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu (Projector, Overhead), máy in, máy quét (Scan), máy ghi âm, bảng điện tử, Camera truyền hình giảng đường,...;

c. Nhóm kỹ năng về sử dụng mạng máy tính

Khai thác và sử dụng các dịch vụ trên mạng nội bộ, mạng Internet: Thư điện tử (email), web, các ứng dụng đào tạo trực tuyến, lớp học ảo, truyền hình giảng đường, chia sẻ thông tin trên mạng...;

Hiểu biết cơ bản về quy trình bảo dưỡng, lắp đặt, xử lý sự cố mạng máy tính của cá nhân giảng viên.

1.2.5.4. Về thái độ học hỏi của giảng viên

Thái độ học hỏi CNTT của giảng viên u cầu phải có một thái độ tích cực trong việc học tập, nghiên cứu, ứng dụng, sử dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.

Ngồi ra, giảng viên cũng cần có thái độ nhận thức đúng đắn về vai trị của CNTT đối với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu để từ đó có cách nhìn nhận, ý thức học tập, làm việc một cách khoa học, đúng đắn nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Thái độ học hỏi và ứng dụng CNTT của giảng viên được thể hiện ở việc sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT mới, ứng dụng các phần mềm mới vào công tác giảng dạy, tiếp thu ý kiến tư vấn và phê bình trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Thuyết phục giảng viên khác sử dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Ln có tinh thần cầu thị, tham khảo, học hỏi ý kiến tư vấn của các giảng viên khác hoặc chuyên gia CNTT về việc sử dụng CNTT vào cơng tác giảng dạy. Kiên trì tìm hiểu các kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT. Tự tin với các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân. Sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp về các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT đã được học hỏi.

1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị

1.2.6.1. Yếu tố khách quan

- Các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, các quyết

định, quy định, quy chế tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng lực, ứng dụng CNTT của giảng viên trong hoạt động giảng dạy.

- Môi trường CNTT tại trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị phục vụ hoạt động giảng dạy (hạ tầng mạng, máy tính, thiết bị, phần mềm, ứng dụng CNTT,...).

- Sự trợ giúp, hướng dẫn sử dụng phần mềm và các thiết bị CNTT của

cán bộ phụ trách CNTT, các đồng nghiệp đối với giảng viên.

- Ngân sách hàng năm đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào

công tác giảng dạy.

- Sự khuyến khích, ủng hộ, hỗ trợ của đơn vị trong việc ứng dụng

CNTT vào công tác giảng dạy.

- Quy định về tiêu chuẩn trình độ, khung năng lực Công nghệ thông tin

của giảng viên.

- Tuyển dụng giảng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

1.2.6.2 Yếu tố chủ quan

- Trình độ, kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng về CNTT của

giảng viên.

- Kinh nghiệm, thâm niên công tác, lĩnh vực giảng dạy, mức độ sử

dụng CNTT của giảng viên trong hoạt động giảng dạy.

- Thái độ học hỏi của giảng viên về kiến thức, kỹ năng sử dụng

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.1.1. Giới thiệu về Học viện

Theo Nghị định 129/2008/NĐ-CP ngày 17-12-2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: "Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ". Vì vậy, Học viện thuộc đối tượng là "trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị" nêu trong Nghị định 125/2011/NĐ-CP của Chính phủ. [13, tr1]

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, công chức hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 30)