85%
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của học viên đối với giảng viên Học viện trong việc sử dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác giảng dạy trên lớp
Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát học viên tại Học viện (2013)
Việc phối hợp giữa trình chiếu bài giảng điện tử với việc viết lên bảng, và sử dụng lời nói, cử chỉ để truyền đạt bài giảng của các giảng viên còn chưa được nhuần nhuyễn. Hơn 30% số giảng viên tự đánh giá kỹ năng này ở mức trung bình và yếu.
Hầu hết các giảng viên Học viện rất yếu về kỹ năng sửa chữa, khắc phục các sự cố, lỗi về phần mềm. Và hầu hết các lỗi này đều phải nhờ đến bộ phần chuyên trách CNTT của Học viện xử lý. Qua điều tra khảo sát, hơn 60% giảng viên không biết hoặc yếu về vấn đề này và khoảng 20% không trả lời.
Việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng bài giảng, tương tác với học viên, kiểm tra chất lượng học tập của học viên trước, trong và sau thời gian lên lớp hầu như chưa được áp dụng. Theo số liệu điều tra, khoảng 80% số lượng giảng viên chưa biết sử dụng hoặc còn yếu về vấn đề này. Và cũng theo số liệu khảo sát các lớp học viên tại Học viện thì gần như 100% giảng viên tương tác với học viên qua hình thức trực tiếp, một số ít qua hình thức thư điện tử (email) thông qua ban cán sự lớp. Cịn lại hầu hết giảng viên khơng có tương tác với học viên qua các hình thức có ứng dụng CNTT như trao đổi trực tiếp qua mạng (Chat), đào tạo trực tuyến (E-Learning), diễn đàn (Forum),...
140 120 100 80 60 40 20 0
Trực tiếp Gián tiếp Điện thoại Thư điện
Biểu đồ 2.6. Các hình thức trao đổi, tƣơng tác, hỗ trợ trong việc học tập giữa giảng viên với học viên tại Học viện
Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát giảng viên Học viện (2013)
Kỹ năng về phòng tránh và xử lý virus độc hại nhiễm vào các phần mềm, văn bản, bài giảng của giảng viên lại càng yếu. Hầu hết phải nhờ đến bộ phận chuyên trách CNTT Học viện xử lý và việc này diễn ra thường xuyên. Nhiều văn bản, bài giảng bị nhiễm virus rất khó khơi phục, có khi bị hỏng hồn tồn.
b. Nhóm kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT hỗ trợ hoạt động giảng dạy
Tỷ lệ giảng viên sử dụng máy tính và thiết bị CNTT hỗ trợ trong quá trình trình chiếu bài giảng khá cao (hơn 70%). Chủ yếu các thiết bị là máy tính xách tay của giảng viên và máy chiếu (Projector) trang cấp trong các phòng học.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị này chưa được thành thạo. Khi gặp các sự cố kỹ thuật, hầu hết các giảng viên thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của cán bộ chuyên trách CNTT hoặc cán bộ quản lý phịng học. Điều này có thể hiểu đến gần 90% giảng viên tự đánh giá kỹ năng này của bản thân từ trung bình đến yếu hoặc chưa biết.
Tỷ lệ giảng viên đã sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ trong giảng dạy khác như: bảng điện tử, Camera truyền hình giảng đường, máy scan,... đều thấp. Nhiều người chưa được sử dụng.
Hầu hết các giảng viên đều chưa được học bài bản qua trường, lớp về cách sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ trong giảng dạy. Thời gian lên mạng Internet của các giảng viên chủ yếu chỉ đọc tin, tìm kiếm, trao đổi thơng tin với học viên, đồng nghiệp về các vấn đề chuyên mơn của mình chứ ít chú tâm vào việc nghiên cứu, học hỏi, tìm kiếm các thơng tin liên quan đến cách sử dụng các thiết bị này. 80% giảng viên được hỏi đều trả lời chưa quan tâm đến điều này khi lên mạng Internet.
c. Kỹ năng sử dụng mạng máy tính phục vụ cơng tác giảng dạy
Kỹ năng với mạng máy tính có thể coi là kỹ năng giữ vai trò đột phá đối trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, trao đổi thông tin phục vụ giảng dạy, học tập. Đó là kỹ năng làm việc với web, e-mail, chat, e- commercial, e-learning,... là những thuật ngữ của cộng đồng Internet để chỉ các kỹ năng phổ thơng nhất trên mơi trường mạng máy tính hiện nay.
Việc truy cập mạng đọc tin, tra cứu, trao đổi thông tin hiện nay là rất phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động công việc hàng ngày. Gần như 100% giảng viên truy cập mạng Internet hàng ngày để đọc tin tức, tìm kiếm thơng tin, trao đổi thư điện tử với học viên, đồng nghiệp trong việc học tập, công tác chuyên môn. Tuy nhiên, một số kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng trao đổi thông tin trên mạng qua Chat, Forum, mạng xã hội, Blog,... của các giảng viên vẫn chưa được thành thạo. Nhiều kỹ năng chưa sử dụng đến hoặc chưa biết sử dụng. Có đến gần 70% giảng viên được hỏi khơng sử dụng các hình thức trao đổi thơng tin này.
Kỹ năng hết sức quan trọng trong nhóm kỹ năng sử dụng mạng máy tính là duyệt Web. Đây là kỹ năng quan trọng và hữu dụng trong thời đại mọi thứ đều "Internet hố". Trình duyệt Web là cơng cụ quan trọng để theo dõi thơng tin, tìm kiếm thơng tin và cả gửi thông tin. Tại Học viện, giảng viên chủ yếu là đọc tin trên Internet, và đọc bằng tiếng Việt. Điều này có những hạn chế sau: trên Internet, thơng qua Web người ta khơng chỉ biết đến tin tức từ phía nhà cung cấp (báo chí, diễn đàn, mạng xã hội, thư viện điện tử...) mà cịn có thể tự tìm kiếm thơng tin theo nhu cầu của mình. Một lần nữa khả năng
thanh lọc, sắp xếp và quản lý các web lại được đặt ra như một yêu cầu trọng yếu đối với kỹ năng sử dụng CNTT. Việc quản lý, sắp xếp các kho thông tin trên mạng diện rộng chủ yếu dựa vào các Web Page (trang Web). Việc phân định các web như các nguồn thơng tin theo chủ đề tương đối khó nhưng rất cần thiết khi muốn theo dõi thông tin từng lĩnh vực. Nếu kỹ năng này hoàn thiện, chỉ trên một trang của trình duyệt Internet Explore, giảng viên sẽ có đầy đủ mọi cơng cụ tốt nhất để nhanh chóng mang lại những thông tin cần thiết.
Qua khảo sát, gần 70% giảng viên không sử dụng ngoại ngữ trong việc tra cứu, tìm kiếm thơng tin trên Internet. Trên 50% giảng viên đánh giá kỹ năng này của mình là trung bình và yếu. Việc hầu như chỉ đọc thơng tin bằng tiếng Việt, kể cả giảng viên trẻ, cho thấy giảng viên Học viện chưa thể tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ trong thế giới mạng máy tính. Thế giới trong tầm tay nhưng muốn nắm được, khơng có cách nào ngồi việc phải hiểu ngôn ngữ của các dân tộc khác, đặc biệt là một số ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay như Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga,... Như vậy, việc hoàn thiện kỹ năng này nằm ở hai khía cạnh chính: hồn thiện kiến thức về ngoại ngữ và thuần thục trong sử dụng web.
Kỹ năng về sử dụng thư điện tử (email) là kỹ năng cần thiết, thiết yếu trong kỷ nguyên Internet. Cũng như Web, email là một dịch vụ trên mạng máy tính. Email sẽ là cơng cụ rút ngắn mọi khoảng cách không gian và thời gian dù là xa nhất giữa các nhà giáo, giữa giảng viên và học viên. Hiện nay 86% giảng viên Học viện thường xuyên sử dụng email trong việc trao đổi thông tin với học viên và đồng nghiệp. Đúng như sự mong đợi của lãnh đạo Học viện khi đầu tư xây dựng mạng LAN: hầu hết giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng và thường xuyên sử dụng email để trao đổi thông tin, gửi bài viết. Tuy nhiên, ngay cả kỹ năng đơn giản này vẫn có đến 14% giảng viên khơng sử dụng. Đáng tiếc là trong đó có nhiều người có độ tuổi cịn trẻ.
Kỹ năng trao đổi trực tuyến (Chat), diễn đàn trao đổi (Forum) là nhóm kỹ năng ít được quan tâm, tập trung ở giảng viên có tuổi đời cịn trẻ. Các giảng viên độ tuổi trên 45 chỉ có khoảng trên 30% số người sử dụng. Kỹ năng
này rất phù hợp cho việc tìm hiểu thơng tin một cách tức thì, có thể trao đổi ngay lập tức qua mạng với thời gian thực và có thể trao đổi trực tuyến với nhiều người cùng một lúc. Qua tìm hiểu, khảo sát đánh giá của học viên thì kỹ năng tương tác qua mạng giữa giảng viên và học viên nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập, kiểm tra, đánh giá học viên trước, trong và sau thời gian lên lớp còn yếu, hầu như chưa được chú trọng sử dụng.
Kỹ năng cũng không kém phần quan trọng, đó là kỹ năng làm việc với lớp học ảo, đào tạo trực tuyến. Hiện nay Học viện đã lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống Camera truyền hình giảng đường từ năm 2006, mục tiêu là xây dựng các lớp học ảo qua mạng. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống này vẫn chỉ được dùng với cách là công cụ kiểm tra, giám sát thi cử. Đây là một sự lãng phí rất lớn. Kỹ năng sử dụng lớp học ảo bao gồm rất nhiều kỹ năng cụ thể như cài đặt, điều khiển camera, ghi hình, thu âm các bài giảng,... Nói chung, đây là kỹ năng khó cho người dạy và cán bộ quản lý. Giảng viên cần hoàn thiện nhiều loại kiến thức khác nhau và cũng cần thành thục nhiều kỹ năng khác nhau.
Các sự cố kỹ thuật cơ bản khác như: lỗi mạng, không vào được mạng do trùng địa chỉ IP, card mạng bị tắt (disable),... thì hầu hết các giảng viên cũng không biết cách xử lý, phải gọi bộ phận CNTT của Học viện.
Mức độ hồn thiện nhóm kỹ năng này của giảng viên phụ thuộc nhiều vào việc được đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên sử dụng máy tính và mạng máy tính. Do đó trong thời gian tới cần có giải pháp thoả đáng đối với vấn đề này tại Học viện.
2.4.2.3. Thực trạng về thái độ học hỏi của giảng viên Học viện
Nhìn chung, giảng viên của Học viện đều có nhận thức đúng đắn về vai trị CNTT: nhận thức rõ việc cần thiết phải hình thành và hồn thiện năng lực CNTT của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Có thể nói, về thái độ học hỏi của giảng viên Học viện trong việc nâng cao năng lực CNTT phục vụ công tác giảng dạy là rất tích cực. Điều này cũng được thể hiện qua nhiều biểu hiện, hành động cụ thể của giảng viên:
Theo kết quả điều tra, gần như 100% giảng viên đều nhất trí với quan điểm CNTT rất cần thiết trong hoạt động giảng dạy. Không những vậy, số giảng viên nhận thức sâu sắc vấn đề này rất lớn. Và 95% giảng viên đánh giá việc ứng dụng CNTT vào cơng tác giảng dạy thì chất lượng giảng dạy, hiệu quả cơng việc đều tốt hơn.
Biểu đồ 2.7. Nhận thức của giảng viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy
Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát giảng viên Học viện (2013)
Qua việc khảo sát cho thấy, gần 100% giảng viên có nhu cầu cần thiết và rất cần thiết học tập nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT phục vụ cơng tác giảng dạy. Trong đó, nhu cầu nâng cao sử dụng phần mềm có 37% giảng viên muốn được học về hệ điều hành Windows, 37% muốn được học về phần mềm soạn thảo văn bản, 43% muốn học về tính tốn trên Exel, 71% muốn học về trình chiếu Powerpoint, 55% muốn học về phần mềm chỉnh sửa, biên tập ảnh, video. Nhu cầu học tập sử dụng các thiết bị CNTT của giảng viên có thấp hơn: 33% muốn học sử dụng máy tính xách tay, máy tính để bàn; 49% muốn học sử dụng máy chiếu Projector; khoảng 30% muốn học sử dụng máy in, máy quét, máy ghi âm,...
Qua hành động thực tế của giảng viên cũng cho thấy, gần 100% giảng viên sử dụng máy tính trong cơng việc hàng ngày, trong đó 81% giảng viên thường xuyên sử dụng. Số giảng viên sử dụng máy tính hỗ trợ trong quá trình
giảng dạy cũng khá cao: 58% thường xuyên sử dụng, 40% thỉnh thoảng sửdụng. Tần suất sử dụng mạng Internet thu thập, tìm kiếm thơng tin phục vụdụng. Tần suất sử dụng mạng Internet thu thập, tìm kiếm thơng tin phục vụdụng. Tần suất sử dụng mạng Internet thu thập, tìm kiếm thơng tin phục vụdụng. Tần suất sử dụng mạng Internet thu thập, tìm kiếm thơng tin phục vụ dụng. Tần suất sử dụng mạng Internet thu thập, tìm kiếm thơng tin phục vụ bài giảng của giảng viên cũng rất cao: 86%.
Không sử dụng
3%
Biểu đồ 2.8. Tần suất sử dụng máy tính vào hoạt động giảng dạy của giảng viên Học viện
Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát giảng viên Học viện (2013)
Để nâng cao năng lực CNTT, 91% người được hỏi cho rằng cần trang cấp đầy đủ máy tính, thiết bị trợ giảng theo yêu cầu; 85% nhu cầu cần nâng cấp hệ thống mạng máy tính, WebSite Học viện vận hành ổn định, truy cập nhanh, đáp ứng nhu cầu công việc; 75% yêu cầu cần xây dựng, triển khai các phần mềm dùng chung, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao CNTT cho giảng viên phục vụ hoạt động giảng dạy; 68% yêu được hỗ trợ, trợ giúp, hướng dẫn về kỹ thuật phần mềm và thiết bị tốt hơn nữa của đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.
Như trên đã phân tích về thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT của Học viện thì tỷ lệ giảng viên được trang cấp máy tính xách tay là 15 người được 01 máy. Vì vậy, có thể nói, đa số các giảng viên của Học viện đều chưa được trang cấp máy tính xách tay phục vụ việc trình chiếu bài giảng trên lớp. Các giảng viên chủ yếu phải tự trang cấp máy tính xách tay cho mình. Nhiều giảng viên cịn tự trang bị một số thiết bị hỗ trợ cho việc trình chiếu bài giảng được tốt hơn như thiết bị điều khiển trình chiếu từ xa, máy ghi âm,...
Điều này thể hiện thái độ học hỏi, làm việc rất có trách nhiệm của đội ngũ giảng viên Học viện.
Một minh chứng nữa cho thấy nhận định này là khi được hỏi về nhu cầu cần có quy chế bắt buộc để nâng cao năng lực CNTT hay khơng, chưa đến 50% giảng viên cho rằng cần có quy chế, quy định bắt buộc việc sử dụng CNTT đối với giảng viên. Rõ ràng là nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT khơng cịn là sức ép từ bên ngoài mà đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giảng viên, hình thành thái độ tích cực, chủ động tiếp nhận.
Việc tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên với ý thức khá tốt. Có đến 81% giảng viên là tự học qua mạng, một số học qua các lớp bên ngoài Học viện. Hơn 50% giảng viên tự đánh giá kỹ năng tự cập nhật kiến thức CNTT của mình là khá và tốt. Tuy nhiên, cũng cịn một bộ phận khơng nhỏ giảng viên đánh giá kỹ năng này của mình là yếu hoặc trung bình (30%).
Điều này phản ánh thực trạng thái độ học hỏi, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của giảng viên là rất tích cực, rất tốt. Đây thực sự là thuận lợi rất lớn cho Học viện trong việc thúc đẩy nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy của Học viện sau này.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế về vấn đề này trong giảng viên Học viện. Rõ rệt nhất là nhận thức của giảng viên về CNTT chưa đầy đủ. Đa số giảng viên quan niệm máy vi tính là "máy chữ" có màn hình điện tử. Do đó máy vi tính chỉ được dùng để soạn thảo văn bản, trình chiếu văn bản và duyệt Web. Họ đã quên, hoặc khơng biết đến nhiều tính năng quan trọng của máy tính như xử lý thơng tin và lưu trữ thơng tin. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác lưu hành trên Internet và LAN ít được để mắt tới. Điều này khiến cho việc hồn thiện kỹ năng CNTT gặp nhiều khó khăn.
Ngồi ra, giảng viên Học viện vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Có đến 50% giảng viên mới tìm hiểu sơ qua về các văn bản quy định, quyết định của Đảng và Nhà nước trong việc ứng dụng CNTT vào cơng tác giảng
dạy. Thậm chí một số lượng khơng nhỏ giảng viên chưa tìm hiểu về vấn đề