2.1.1. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, tại Việt Nam đã có hành lang pháp lý khá hồn chỉnh cho hoạt động kinh doanh thẻ, tạo cơ hội cho các NHTM có những chính sách phát triển dịch vụ thẻ
lâu dài. Một số văn bản hiện hành như: Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng
11 năm 2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ của ngân hàng và sau đó thơng tư này đã có nhiều lần được sửa đổi, bổ sung (TT số 26/2017/TT-NHNN và TT số 41/2018/TT- NHNN). Đến tháng 12/2019 thì Thơng tư 28/2019/TT-NHNN được ban hành, đây là thông tư sửa đổi, bổ sung mới nhất một số điều của Thơng tư số 19/2016/TT-NHNN và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2020. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để các tổ chức tín dụng, các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ. Những thông tư này đã quy định rõ về các đối tượng áp dụng và các nghiệp vụ phát hành, sử dụng, thanh tốn thẻ. Ngồi ra cịn điều chỉnh việc báo cáo, cung cấp thơng tin và xử lý vi phạm.
Ngồi các văn bản pháp lý hiện hành, thì các NHTM hay các tổ chức có hoạt động kinh doanh thẻ cũng phải tuân thủ theo những điều khoản hợp đồng đã ký với các TCTQT.
2.1.2. Thực trạng thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam
Những chiếc thẻ tín dụng đầu tiên tại Việt Nam được phát hành bởi ngân hàng Vietcombank và ngân hàng ACB vào năm 1996. Cho đến hiện tại, thì thẻ tín dụng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, hầu như các NHTM đều đã tập trung phát triển sản phầm này. Theo như dự đoán của các chuyên gia, hiện nay Việt Nam với khoảng 70%
cao cùng với đó là xu hướng cơng nghệ 4.0 hiện đại thì thị trường thẻ tín dụng sẽ vơ cùng tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển. Khi các NHTM đầu tư vào thị trường
này thì sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận lớn và ổn định do lãi suất của thẻ cao hơn lãi suất cho vay thơng thường. Ngồi ra cịn có các khoản thu từ: phí thường niên, phí
trả chậm, phí rút tiền mặt.
Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu nhưng thẻ tín dụng mới thực sự phát triển trong khoảng những năm gần đây. Theo như thống kê của TCTQT Visa (2018) thì “Thị trường châu Á - Thái Bình Dương đang chiếm khoảng 23% tổng thanh toán tồn cầu của cơng ty, trong đó Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
của Visa.” Đến cuối quý III/năm 2018, theo thống kê của NHNN “Tổng số lượng thẻ ngân hàng phát hành lũy kế cả nước đạt khoảng trên 147 triệu thẻ. Trong đó, thẻ tín dụng trên 4,6 triệu thẻ, với tổng giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 50.000 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ.”
Bên cạnh việc tăng số lượng thẻ phát hành thì hệ thống mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cũng được phát triển khắp mọi nơi, đặc biệt là các tỉnh thành phố lớn để tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Theo thống kê của NHNN, số lượng máy ATM/POS đã được đặt ở khắp các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, chuỗi cửa hàng phân phối, bán lẻ, trung tâm thương mại,..và vẫn đang được mở rộng hơn nữa, cụ thể tính đến tháng 4/2019 trên khắp cả nước đã có hơn 18.700 ATM - tăng 4,25% so với cùng kì năm 2018, số máy POS là 266.700.
Hiện nay, các NHTM cạnh tranh nhau rất gay gắt trên thị trường thẻ tín dụng. Để thu hút sự chú ý của khách hàng, có rất nhiều những chương trình ưu đãi được đưa ra như: Hồn tiền lên đến 5%", "miễn lãi trọn đời", "hồn phí phường niên trọn đời", "tặng vali du lịch", "phát hành thẻ chỉ trong 3 ngày" .Bên cạnh đó, các cơng ty tài chính: Lotte Finance, Shinhan Finance. cũng đã tích cực tấn cơng vào thị trường này. Tuy nhiên, khi số lượng thẻ phát hành ngày càng tăng thì số thẻ ảo cũng rất nhiều, có những khách hàng chỉ mở thẻ sau đó khơng sử dụng hoặc khóa ngay vì phải
trả các khoản phí cao.
Tóm lại, có thể nói thị trường thẻ tín dụng hiện nay vẫn đang có tốc độ phát triển nhanh và đầy tiềm năng. Tuy nhiên vẫn còn gặp những vấn đề bất cập cần khắc
phục để thu hút khách hàng hơn như: tính bảo mật, an toàn khi sử dụng thẻ, chất lượng dịch vụ, hay các khoản phí, ....