Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức các xã,thị trấn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lương cán bộ công chức xã, thị trấn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 105 - 112)

9 Công tác quản lý xây dựng, tài chính

3.2.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức các xã,thị trấn

thị trấn của huyện Diễn Châu

3.2.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thịtrấn trấn

Đào tạo là khâu then chốt và bồi dưỡng, tập huấn là các biện pháp hỗ trợ để nâng cao kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ và trình độ của CBCC. Vì thế, để triển khai giải pháp này, cần rà soát và thực hiện theo:

*Đối với từng vị trí cơng tác

- CBCC là lãnh đạo xã, thị trấn (Chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư và phó

bí thư Đảng ủy): phải có kiến thức chuyên sâu về QLNN, quản trị nguồn nhân lực hoặc quản trị nhân lực và khoa học quản lý. Ngồi ra cịn cần kiến thức chuyên môn về luật, nhất là luật lao động và luật dân sự, hành chính, đất đai. Bản thân lãnh đạo xã, thị trấn vừa thực hiện chức năng QLNN, vừa thực hiện vai trò của một nhà quản trị. Khả năng tư duy và định hướng chiến lược luôn luôn cần thiết đối với một nhà lãnh đạo. Đào tạo những kiến thức này cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các xã thị trấn là rất cần thiết để họ thực hiện vai trò của một nhà quản trị, vì thực tế họ phải đại diện tham gia vào các sự kiện như phát biểu, giới thiệu, đàm phán, tượng trưng cho các hoạt động của xã, thị trấn; Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới, động viên, thúc đẩy cán bộ, nhân viên trong xã, thị trấn; Duy trì mối quan hệ mạng lưới làm việc nội bộ với huyện, với xã, thị trấn, bạn và nhân dân bên ngoài, đồng thời cung cấp thông tin cho các quyết định quản trị của chính các lãnh đạo; Thu thập thơng tin cả bên trong và bên ngồi về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến xã, thị trấn; Truyền đạt những thông tin bên trong và bên ngoài cho CBCC trong xã, thị trấn; Truyền đạt những thông tư, quy định của Nhà nước cho nhân dân trên địa bàn quản lý; Thậm chí như một người dẫn đầu, hành động như người khởi

xướng, thiết kế, khuyến khích những cải tiến và đổi mới cho các hoạt động thường ngày tại xã, thị trấn; Có những hành động đúng và kịp thời đối mặt với những vấn đề quan trọng, những khó khăn bất ngờ và giải quyết những xáo trộn, biến động có thể nảy sinh; Chịu trách nhiệm phân phối các nguồn lực: thời gian, ngân quỹ, phương tiên, nhân sự...

- Đối với CBCC làm công tác kế tốn, tài chính: chỉ cần trình độ trung

cấp hoặc cao đẳng, khơng nhất thiết phải có trình độ đại học và trên đại học nhưng u cầu phải có trình độ chun mơn sâu về kế tốn cơng. Đặc biệt, nhân viên kế toán phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cập nhật những quy định mới trong hệ thống những quy định của ngân sách Nhà nước. Người làm công tác kế tốn phải làm đúng và chính xác các quy định của Nhà nước về chế độ kế tốn và tài chính cơng trong cơ quan Nhà nước;

- Đối với CBCC làm cơng tác tư pháp: phải có các kiến thức về luật với

các chuyên sâu: Luật lao động, Luật dân sự, Luật đầu tư, Luật đất đai. Luật hôn nhân và gia đình, Luật hình sự... Cơng tác QLHCNN liên quan đến dân chúng và cuộc sống có đầy đủ các mặt liên quan đến các Bộ luật khác nhau. Vì vậy, các kiến thức chuyên sâu này luôn cần thiết và phải cập nhật thường xuyên theo những quy định và điều chỉnh của Nhà nước;

- Đối với những CBCC phụ trách công tác liên quan đến xây dựng kiến

trúc đơ thị: phải có các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và địa

chính. Các kiến thức bổ trợ cần có là quản lý môi trường đô thị, kiến trúc, hạ tầng giao thơng. Ngồi ra, các kiến thức cơ bản liên quan đến an tồn trong xây dựng và quản lý đơ thị, phạm vi địa giới an toàn, các quy định của Nhà nước về xây dựng và kiến trúc CBCC cũng cần nắm được thì mới tự tin và chủ động trong quản lý về mặt hành chính Nhà nước trong cơng tác này;

Bảng 3.1. Đề xuất cơ cấu trình độ chun mơn cho CBCC các xã, thị trấn

STT Chuyên ngành đào tạo

1 Báo chí- Tun truyền

2 Lâm nghiệp 3 Chính sách cơng 4 Cơng tác xã hội 5 Địa chính 6 Thủy sản 7 Du lịch 8 Giao thơng 9 Hành chính 10 Kế tốn 11 Khoa học quản lý 12 Kỹ thuật- quân sự 13 Luật

14 Môi trường và đô thị

15 Ngân hàng

16 Quản trị kinh doanh

17 Quản trị nhân lực 18 Tài chính 19 Văn hóa 20 Xã hội học 21 Xây dựng Tổng cộng

- Đối với CBCC làm cơng tác xã hội cần có các kiến thức chuyên sâu

về cơng tác xã hội, xã hội học, đó là điều khơng thể thiếu cần được đào tạo, được trang bị cho CBCC làm công tác này. Các chính sách xã hội đối với CBCC trong xã, thị trấn cũng như đối với nhân dân cần được câp nhật và thực hiện. Song hành với các kiến thức chuyên môn, CBCC làm công tác này cần trang bị thêm các kiến thức về tâm lý học, tâm lý con người trong quản lý, kiến thứuc về giới cũng như các kiến thức xã hội khác;

- Đối với CBCC làm công tác văn hóa: phải có kiến thức chuyên sâu về

lý luận văn hóa, lịch sử văn hóa, địa lý văn hóa, văn hóa tộc người... Các kiến thức bổ trợ khơng thể thiếu liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng, truyền thơng... Kiến thức về cộng đồng xã hội, về văn hóa các vùng trong nước, trong khu vực và trên thế giới, về khả năng tổ chức các sự kiện, khả năng tuyên tuyền và làm việc với đám đông...đều thực sự quan trọng và cần thiết nên cần được trau dồi và chủ động thực hiện, linh hoạt trong thể hiện mỗi khi cần;

Hàng năm, mỗi xã, thị trấn đều có cơng tác tuyển quân, do vậy, mỗi đơn vị cần có một CBCC có chun mơn sâu về lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, công tác này hàng năm tổ chức thực hiện tuyển qn 2 lần. Vì vậy, CBCC có chun mơn về lĩnh vực kỹ thuật quân sự vẫn phải kiêm nhiệm khi không làm công tác tuyển quân.

Dựa trên sự thực hiện công việc hàng năm đối với công tác QLHCNN trên tất cả các mặt. Các vấn đề chủ yếu thuộc các chuyên môn CBCC làm việc trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện thường đối mặt hàng ngày, thuộc các chun ngành có liên quan đến cơng việc (như bảng 3.1). Các chun ngành này có thể khơng là kiến thức chính trong hoạt động QLHCNN nhưng cần thiết có sự am hiểu khi giải quyết cơng việc, xử lý tình huống có liên quan.

* Đối với tất cả các cán bộ công chức

- Kiến thức quản lý hành chính: Định kỳ hàng năm cần được bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả các CBCC làm việc tại các xã, thị trấn, các cán bộ không chuyên trách, các tổ trưởng dân cư tự quản và các cộng tác viên của xã, thị trấn. Đặc biệt là kiến thức QLNN liên quan đến nghiệp vụ hàng ngày của CBCC làm việc tại xã, thị trấn;

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng để CBCC xã, thị trấn có kiến thức, củng cố và kiên định lập trường của bản thân về sống và làm việc theo pháp luật, theo các tư tưởng lãnh đạo phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và khẳng định vai trò của CBCC trong thời kỳ mới. Các kiến thức này không chỉ đơn thuần cung cấp khả năng lý luận về mặt chính trị, mà CBCC cần có kiến thức để lý luận về nhiều lĩnh vực làm việc tại xã. thị trấn: lý luận về luật, về xã hội, về công tác quản lý... và các mối quan hệ trong cuộc sống để tính thuyết phục trong giao tiếp và giải quyết cơng việc với nhân dân và các cơng dân trong xã, thị trấn nói riêng;

- Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm cho CBCC cần được thực hiện và liên tục triển khai các loại kỹ năng cho nghiệp vụ, cho sự thực hiện công việc của CBCC. Đặc biệt là kỹ năng về nhân sự hay còn gọi là kỹ năng quan hệ với con người là khả năng cùng làm việc, điều khiển và lôi cuốn những người xung quanh. Nhờ kỹ năng này mà sự phối hợp công việc của các thành viên trong xã, thị trấn tiến hành cơng việc được trơi chảy. Nhờ đó, các lãnh đạo có thể thúc đẩy cán bộ nhân viên làm việc theo chương trình, kế hoạch đã đặt ra. Các CBCC hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc hịa hợp trong cơng việc, hiểu được giá trị trong từng hoạt động của mỗi cá nhân và biết trân trọng thời gian, công sức của người khác chứ không chỉ coi trọng công sức của riêng một cá nhân nào. Một vài kỹ năng

nhân sự cần thiết cho CBCC biết cách thông đạt (viết, nói...) một cách hữu hiệu; có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng bầu khơng khí hợp tác giữa mọi người cùng làm việc chung; biết cách động viên nhân viên trong công việc, và đây là kỹ năng quan trọng đối với mọi CBCC;

- Kỹ năng giao tiếp là phần kiến thức rất quan trọng cần được bồi dưỡng và tập huấn cho mọi CBCC. Lời nói là phương tiện truyền tải thông tin giúp CBCC thực thi nhiệm vụ. Mỗi CBCC đều có khí chất và tính khí khác nhau nên khả năng nhận thức, sự kiềm chế và tính nhẫn nại khơng giống nhau. Kỹ năng giao tiếp giúp CBCC thể hiện được thông tin cần truyền đạt tốt hơn. Đặc biệt, sự kết hợp giữa kỹ năng giao tiếp ngôn từ với kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ càng làm cho giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn;

- Tin học và ngoại ngữ cần thiết cho hoạt động thực tiễn hàng ngày của CBCC. Sự hội nhập diễn ra trên nhiều mặt, Chính phủ điện tử đã đi vào hoạt động QLHCNN từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Mối quan hệ công việc không chỉ dừng lại đối với nhân dân là người của một quốc gia nên ngoại ngữ là điều kiện cần để CBCC thực hiện công việc. Sự cập nhật kiến thức tin học và ngoại ngữ thường xuyên, nhất là tiếng anh là điều không thể thiếu đối với CBCC các xã, thị trấn;

- Kiến thức về cơng đồn, đồn viên cơng đồn hiểu được quyền và lợi ích hợp pháp của đồn viên, vai trị và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng lao động và mối quan hệ lao động hài hòa trong tổ chức. Các kiến thức về thỏa ước lao động tập thể, đình cơng, bãi cơng, lãn cơng...để CBCC có kiến thức xử lý các sự vụ liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong quá trình thực hiện QLHCNN;

- Các kiến thức về hội nhập quốc tế, pháp luật, chính sách cơng, dịch vụ công, y tế công cộng, kinh tế môi trường, kinh tế phát triển...là những phần

kiến thức hỗ trợ đắc lực cho công tác QLHCNN nên cần được lên kế hoạch bồi dưỡng và tập huấn hàng năm cho CBCC các xã, thị trấn. Số lượng CBCC các xã, thị trấn được định biên theo tiêu chuẩn của tỉnh, không thể đủ số lượng CBCC có trình độ chun sâu trong mọi lĩnh vực kiến thức chính cũng như kiến thức bổ trợ. Vì thế, để sự thực hiện công việc của CBCC trôi chảy, để hoạt động QLHCNN có hiệu quả thì các CBCC cần được đào tạo ngắn hạn, được bồi dưỡng hoặc tập huấn là điều cần thiết.

Như vậy, tùy thuộc vào vị trí cơng tác để u cầu kiến thức cần thiết và các kiến thức bổ trợ cho sự thực hiện nhiệm vụ cơng việc của CBCC. Các xã, thị trấn có thể đề xuất với huyện và tỉnh:

- Mở lớp đào tạo dài hạn (> 1 năm) kiến thức chuyên sâu cho CBCC các xã, thị trấn, 5 năm tổ chức một lớp với các chuyên ngành khác nhau. Yêu cầu chương trình học phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc của CBCC đối với từng vị trí khác nhau. CBCC được đi học cần cam kết không di chuyển ngành hoặc rời bỏ cơ quan đơn vị sau khi được đào tạo. Tồn bộ kinh phí đào tạo do huyện và tỉnh cấp. Mỗi chun mơn sâu có ít nhất 2 CBCC được tham gia học tập để có thể luân phiên hoặc hỗ trợ trong công việc hoặc thay thế đột xuất khi CBCC nghỉ ốm...Mặc dù có xu hướng trẻ hóa đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn nhưng cần phải giữ chân được đội ngũ CBCC trẻ đã đào tạo thì mới phát triển được thế mạnh của CBCC và thực hiện được chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong CBCC. Các kiến thức này giúp CBCC nâng cao được trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao được chất lượng CBCC về trí lực và chắc chắn nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc QLHCNN;

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn về các kỹ năng, nghiệp vụ và các kiến thức bổ sung cho CBCC thực hiện nhiệm vụ. Các

kiến thức này không giúp CBCC giỏi về chuyên môn nhưng thực sự cần trong giải quyết công việc và cả trong cuộc sống. Sự hỗ trợ của các kỹ năng khiến công việc giải quyết nhanh hơn, trơi chảy hơn, đồng thời góp phần tạo bầu khơng khí nơi làm việc thoải mái hơn, tạo điều kiện để CBCC làm việc hăng say hơn, từ đó chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc cũng tốt hơn.

- Điều quan trọng là cần bồi dưỡng nghiệp vụ cho những CBCC thực hiện công tác tại bộ phận hành chính một cửa. Đây là bộ phận trực tiếp làm việc với công dân nhưng mới triển khai thực hiện chưa lâu, CBCC thực hiện chưa thực sự có thói quen và tác phong thực hiện nhiệm vụ theo tư duy "phục vụ" nên vẫn có những hoạt động chưa thực sự có hiệu quả đối với cơng tác QLNN tại các xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lương cán bộ công chức xã, thị trấn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w