Sự cần thiết nâng cao chất lƣợng cán bộ,công chức xã,thị trấn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lương cán bộ công chức xã, thị trấn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 42)

1.1.4.1 Vị trí, vai trị chính quyền cấp xã

Chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở gần dân nhất, được Nhà nước trao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thay mặt Nhà nước quản lý các công việc tại địa phương, chịu sự quản lý của chính quyền cấp trên, có cơ chế bầu và tính tự chủ nhất định. Cấp xã là nền móng, là cái gốc của bộ máy QLNN. Mặc dù là cấp thấp nhất nhưng chính quyền cơ sở có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị tồn quốc nói chung và hệ thống chính trị nói riêng.

Thứ nhất: Mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ban hành, thơng qua chính quyền cấp huyện rồi đến xã. Chính quyền xã là nơi trực tiếp thực thi, kiểm sốt và nhận những thơng tin phản hồi từ nhân dân, tổng kết tính hiệu lực và hiệu quả của các chủ trương, đường lối đưa vào cuộc sống

nhân dân trên địa bàn. Chính quyền cấp xã đóng vai trị cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, đại diện cho nhân dân nói lên những tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống của nhân dân.

Thứ hai: Chính quyền cấp xã thay mặt Nhà nước đề ra phương thức quản lý, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước theo biện pháp hợp lý với phong tục, văn hóa địa phương một cách hữu hiệu nhất. Bác Hồ đã dạy: Cấp xã là cấp gần đây nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xi. Hoặc cán bộ vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Từ nhận định đó chúng ta thấy vị trí, vai trị của chính quyền cấp cơ sở đặc biệt quan trọng và gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Chính quyền các cấp trên và nhân dân trên địa bàn hiểu được và ủng hộ sự nỗ lực của CBCC xã góp phần cùng với Nhà nước tạo động lực cho CBCC bằng niềm tin và sự đồng lòng thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước do chính quyền xã triển khai.

Tuy nhiên, một bộ phận cơng chúng trong xã hội có cái nhìn đơn giản và khơng thừa nhận vị trí và nỗi vất vả của CBCC cấp xã thậm chí coi nhẹ vai trị của CBCC cấp xã và coi CBCC cấp xã đương nhiên phải phục vụ các công dân trên địa bàn cho dù cơng dân có hành vi, thái độ coi thường chính quyền xã. Có bộ phận cơng chúng có học thức, có địa vị cũng chưa thấy được vai trị của chính quyền xã, khơng nhận thức được tính chất quyết định của chính quyền xã đối với cơng tác quản lý hành chính Nhà nước tại địa phương. Chính quyền xã và CBCC xã, thị trấn hàng ngày tiếp xúc, đối mặt với rất nhiều sự vụ có tính chất khác nhau, lĩnh vực kiến thức khác nhau, mức độ và tình trạng khác nhau… nên phương thức giải quyết khơng giống nhau, khả năng giải quyết của CBCC cũng không giống nhau và thực tiễn cuộc sống lại

đa dạng và phức tạp. Do vậy, chính quyền xã bao gồm lãnh đạo và CBCC xã, thị trấn cần có kiến thức trong nhiều lĩnh vực, cần được học tập và đào tạo, cần được rèn luyện kỹ năng… để đảm đương vai trò và trách nhiệm của CBCC cấp cơ sở.

1.1.4.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta chưa lúc nào coi nhẹ công tác cán bộ, tuy nhiên mỗi thời kỳ lịch sử, với những điều kiện yêu cầu khác nhau, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng được triển khai ở những mức độ, phương thức, nội dung, tính chất, mục tiêu cụ thể khác nhau. Ở tầm chiến lược yêu cầu xây dựng và bảo đảm cho cách mạng một đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên, giỏi lý luận thực tiễn, thạo chuyên môn luôn là nguyên tắc xuyên suốt. Thời kỳ đổi mới, công tác cán bộ cần phải dựa trên những nền tảng mới với những yêu cầu, đồi hỏi mới, những ngun tắc đó vẫn ln được đảm bảo.

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (khóa IX) đã khẳng định hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của dân cư. Do đó mà đội ngũ cán bộ cơ sở là lực lượng rất quan trọng của Đảng, Nhà nước trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của hệ thống. Hơn lúc nào hết, với những nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đang được đẩy mạnh với phương châm “hướng mạnh về cơ sở”.

Xây dựng đội ngũ CBCC là đòi hỏi thiết yếu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng được quan tâm, có vị trí quan trọng trong cơng tác cán bộ. Cấp xã nơi có nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ CBCC cấp xã là những người thường xuyên liên hệ mật thiết và trực tiếp với nhân dân, đại diện của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý và điều hành về mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh, là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện đưa các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, thực thi quyền hành pháp, tiến hành triển khai các chương trình kinh tế xã hội của địa phương. Để thực hiện được nhiệm vụ và thực sự là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, bản lĩnh và kinh nghiệm.

Trong nhiều năm qua, nhiều quy định về chức năng nhiệm vụ, chế độ chính sách đối với CBCC cấp xã cùng nhiều chủ trương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đã được Đảng, Nhà nước ban hành và từng bước thực hiện. Tuy nhiên, việc triển khai và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách cịn nhiều bất cập, những chế độ chính sách đó cịn có những mặt chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã có nhiều mặt tiến bộ, nhưng vẫn cịn khơng ít hạn chế, yếu kém và bất cập, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã trở thành nội dung quan trọng và cấp thiết trong công tác tổ chức cán bộ hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lương cán bộ công chức xã, thị trấn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w